Mỹ – Nhật điều chỉnh chiến lược an ninh chung

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin tiếp đồng nhiệm Nhật Bản Nobuo Kishi tại Lầu Năm Góc, Washington, Mỹ, 04/05/2022. Ảnh: AP - Manuel Balce Ceneta
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga thúc đẩy Nhật Bản và Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh. Hôm qua, 04/05/2022, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nhật đã gặp nhau tại Washington. Hướng đến điều chỉnh chiến lược an ninh song phương Nhật – Mỹ, điều chỉnh chiến lược an ninh chung với các đồng minh là trọng tâm của cuộc họp. Hoa Kỳ cam kết sẽ mở rộng khả năng “răn đe hạt nhân,” để bảo vệ Nhật Bản.

Theo báo Nhật Nikkei Asia, mối đe dọa Nga là chủ đề mở đầu cuộc họp kéo dài 75 phút giữa Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Nobuo Kishi và người đồng cấp Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nhấn mạnh là “cuộc xâm lược liều lĩnh của Nga thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, là mối đe dọa đối với các xã hội tự do ở khắp nơi.” Về phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật khẳng định, với cuộc chiến của Nga chống Ukraine, an ninh của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương không còn có thể tách rời khỏi an ninh của châu Âu.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Nhật cùng chia sẻ nỗi lo ngại chung về thế trận phòng thủ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng do việc Hoa Kỳ phải tập trung nhiều hơn vào châu Âu trong thời điểm hiện tại. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cho biết Tokyo và Washington “sẽ xem xét để điều chỉnh tốt hơn các chiến lược hợp tác về quốc phòng và tối ưu hóa thế trận phòng vệ tại khu vực.” Bộ Trưởng Lloyd Austin cũng thông báo “sẽ thảo luận về cách thức làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác của chúng tôi với các đối tác đồng chí hướng khác, bao gồm nhóm Bộ Tứ – QUAD (Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc)… và Hàn Quốc.”

Hàng loạt thách thức đe dọa an ninh khu vực, từ việc Nga triển khai tên lửa trên quần đảo Kuril mà Nhật đòi chủ quyền, đến việc Trung Quốc đe dọa thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, hay tên lửa hạt nhân Bắc Triều Tiên, chưa kể đến các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Cũng trong cuộc họp này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã nêu bật mối đe dọa Trung Quốc: “Hành vi gần đây của Trung Quốc đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với các chuẩn mực, giá trị và các thể chế chung, làm nền tảng cho trật tự hiện hành.”

Hoa Kỳ “mở rộng khả năng răn đe quân sự, bao gồm răn đe hạt nhân” là quan tâm hàng đầu của phía Nhật. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tái khẳng định “cam kết không gì lay chuyển nổi của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản, bao gồm cam kết mở rộng khả năng răn đe quân sự, với toàn bộ hệ thống vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường.”

Đây là lần đầu tiên bộ trưởng Quốc Phòng Nhật công du Hoa Kỳ, kể từ khi ông nhậm chức cuối năm 2020. Theo Nikkei Asia, cuộc họp hôm nay đặt nền móng cho chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Tổng Thống Joe Biden trong tháng Năm. Ngoài cuộc hội kiến riêng với thủ tướng Nhật, tổng thống Mỹ sẽ họp với các lãnh đạo nhóm Bộ Tứ Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Hiện tại, do bị ràng buộc bởi Hiến Pháp chủ hòa, Nhật Bản về nguyên tắc không thể đưa lực lượng vũ trang ra nước ngoài. Trong cuộc họp báo sau buổi họp với bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật cho biết chính phủ Nhật sẽ tiếp tục thúc đẩy các thảo luận về việc mở rộng khả năng phòng thủ của đất nước, bao gồm cả tranh luận về “khả năng phản công.”

Nhật Bản dự kiến sửa đổi ba văn kiện quan trọng về an ninh trong năm nay, trong đó có Chiến lược An ninh Quốc gia. Theo báo Nikkei Asia, đây cũng là dịp để Tokyo và Washington “xác lập các mục tiêu, chiến lược và chiến thuật chung, đạt được một thỏa thuận đủ sức đương đầu với tình hình an ninh phức tạp của khu vực.”

Trọng Thành

Nguồn: RFI

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khai mạc Hội thao truyền thống lần thứ 34, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân (16-2-1953/ 16-2-2023) hôm 6/1/2023, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Internet

Công an không nể mặt quân đội rồi!

Bộ Công an đã trình Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh vệ, theo đó thì bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ. Lưu ý rằng khi trình dự thảo này thì ông Tô Lâm vẫn còn là bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy bộ trưởng Bộ Công an sẽ được xếp ngang hàng tứ trụ lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản, gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Có lẽ điều này đã khiến Bộ Quốc phòng cảm thấy bị “lép vế.” Cho nên ngay sau đó, ngày 24/5, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô đã yêu cầu phải bổ sung quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ cho bộ trưởng Quốc phòng bên cạnh bộ trưởng Công an để đảm bảo đồng bộ.

Ông Tô Lâm trở thành chủ tịch nước thứ ba của Việt Nam trong vòng hai năm. Ảnh: AP

Lên chủ tịch nước, thế lực của ông Tô Lâm lớn đến đâu?

Ông Lâm lên làm chủ tịch nước trong một nhiệm kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam khi lần lượt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai đều mất chức do kết quả của công cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng mà ông Tô Lâm là trợ thủ tích cực.

Sau khi các nhân vật này, vốn có thứ bậc cao hơn ông Tô Lâm trong Bộ Chính trị, ra đi, ông Lâm trở thành một trong số rất ít ỏi những người đủ điều kiện để lên làm tổng bí thư theo quy định của đảng.

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng Y Quynh Bdap. Ảnh: VOA

Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Hôm 13/6, các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ một nhà hoạt động Việt Nam bị giam giữ ở Bangkok, nói rằng ông này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trả về Việt Nam, AP đưa tin.

Ông Y Quynh Bdap, người được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, bị cảnh sát địa phương bắt giam hôm 11/6, một ngày sau khi ông gặp các quan chức đại sứ quán Canada khi ông xin tị nạn ở đó, theo Tổ chức Quyền Hòa bình, nơi đã liên lạc với ông trước đó.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (phải) bắn vòi rồng vào một tàu được Hải quân Philippines thuê để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho quân đội đóng tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây hôm 5/3/2024 ở Biển Đông. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến

Từ ngày 15/6, lực lượng Cảnh Sát Biển (Hải Cảnh) Trung Quốc sẽ bắt đầu khám tàu và bắt người trên các vùng biển theo một quy định mới có tên “Thủ tục thực thi luật hành chánh của các cơ quan tuần duyên” do chính phủ nước này ban hành hôm 15/5. Hành động mới của Trung Quốc chắc chắn làm leo thang xung đột trên Biển Đông, thậm chí khơi mào đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ và mở màn cuộc chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến.