Mỹ sẽ nâng cấp năng lực quân sự ở Thái Bình Dương như thế nào?

Tàu ngầm Michigan của Hải quân Mỹ cập cảng Hàn Quốc. Ảnh: The Economist
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản Anh ngữ: “Dispersal orders” – The Economist, 11/03/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong nhiều năm qua, các lãnh đạo quân đội Mỹ đã chứng kiến cán cân quân sự ở châu Á chuyển dịch theo hướng bất lợi cho họ. Vào năm 2018, một ủy ban đã cảnh báo rằng, nếu chiến tranh với Trung Quốc xảy ra, “người Mỹ có thể phải đối mặt với một thất bại quân sự quyết định.” Vào ngày 4 tháng 3, Đô đốc Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM), cho biết Trung Quốc sẽ đạt được sự “vượt trội” trong vòng 5 năm tới.

Triển vọng đó đã làm Quốc hội Mỹ bất an. Vào tháng 12, Quốc hội đã thông qua một quỹ 2,2 tỷ đô la gọi là Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương (PDI) để hỗ trợ INDOPACOM. Giờ đây, các chỉ huy [quân sự] Mỹ ở châu Á đã yêu cầu Quốc hội tăng gấp đôi số tiền tài trợ cho sáng kiến ​​này lên mức 4,7 tỷ đô la trong giai đoạn 2021-22 – nhiều hơn ngân sách quốc phòng của Philippines – và 22,7 tỷ đô la cho giai đoạn 5 năm đến 2027. Trong một báo cáo được công bố ngày 1 tháng 3, họ giải thích cách họ sẽ chi tiêu khoản ngân sách lớn này.

Mỹ có rất nhiều binh sĩ, máy bay và tàu chiến. Vấn đề là đặt chúng ở đâu. Trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở châu Á, Mỹ sẽ phải dựa vào một số căn cứ lớn, đặc biệt là ở Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn nằm trong tầm bắn của kho tên lửa thông thường khổng lồ của Trung Quốc (xem bản đồ). Các chỉ huy Mỹ muốn sử dụng PDI để củng cố hệ thống phòng thủ của họ, dàn trải lực lượng và phát triển những cách thức mới nhằm đưa Trung Quốc vào thế phải chống đỡ.

Hầu hết các căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ bố trí tại Tây Thái Bình Dương nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn Trung Cộng. Ảnh: The Economist
Hầu hết các căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ bố trí tại Tây Thái Bình Dương nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn Trung Cộng. Ảnh: The Economist

Trọng tâm của những nỗ lực này là Guam, một hòn đảo nằm ở Thái Bình Dương mà INDOPACOM mô tả là “vị trí hoạt động quan trọng nhất của chúng tôi ở tây Thái Bình Dương.” Nó đủ gần Trung Quốc để có thể sử dụng làm bàn đạp cho máy bay ném bom và các loại vũ khí khác, nhưng cũng đủ xa —cách lục địa Trung Quốc khoảng 3.000 km — để nằm ngoài tầm bắn của phần lớn tên lửa Trung Quốc. Điều thuận tiện là hòn đảo này thuộc lãnh thổ Mỹ, vì vậy các chỉ huy có thể sử dụng nó mà không cần mặc cả với các đồng minh. Một căn cứ mới của Thủy quân lục chiến trên đảo Guam được khai trương vào tháng 10 là căn cứ đầu tiên của lực lượng này ở châu Á kể từ năm 1952.

Vấn đề là Guam, mặc dù có độ an toàn tương đối, vẫn có thể bị tấn công bởi một số tên lửa đạn đạo mới hơn của Trung Quốc, mặc dù số lượng ít hơn, cũng như tên lửa hành trình có tầm bay thấp phóng từ tàu chiến, tàu ngầm và máy bay ném bom. Do đó, INDOPACOM muốn chi gần 4,4 tỷ đô la trong sáu năm tới để nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không của hòn đảo, một phần thông qua việc lắp đặt các hệ thống radar mới, cả trên vệ tinh lẫn trên mặt đất ở Palau, một quần đảo nằm cách 1.300 km về phía tây nam.

Nhưng nếu các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc bị tấn công bằng tên lửa, [một] mình đảo Guam có thể không đủ. Quân đội sẽ cần nhiều căn cứ hơn để phân tán lực lượng. Đô đốc Davidson nói rằng Mỹ do đó đang chuyển “thích nghi từ sự tập trung… lâu nay của chúng ta vào Đông Bắc Á và Guam” sang một lực lượng “phân tán” rộng khắp hơn. Để đạt được mục tiêu đó, ông muốn chi 9 tỷ USD trong vòng 6 năm tới để xây dựng và nâng cấp các đường băng, kho chứa nhiên liệu và kho vũ khí, cùng với các cơ sở hạ tầng khác trên toàn khu vực. Các địa điểm tiềm năng bao gồm các vùng lãnh thổ của Mỹ, chẳng hạn như Tinian ở Bắc Marianas; các đảo thuộc các nước Nam Thái Bình Dương thân thiện, chẳng hạn như Yap ở Micronesia; và các điểm chưa được xác định ở Châu Á.

Mục đích của việc phân tán lực lượng này không chỉ đơn giản là ẩn mình và chờ đợi thực hiện một cuộc tấn công mạnh mẽ, mà còn để cho Trung Quốc nếm mùi thử thách từ chính những biện pháp họ đang sử dụng. Việc Donald Trump rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung vào năm 2019 cho phép Mỹ có thể chế tạo các tên lửa thông thường đặt trên mặt đất có tầm bắn trên 500 km. PDI dành 3,3 tỷ đô la trong vòng 6 năm tới cho những loại vũ khí như vậy, nhắm vào hải quân Trung Quốc.

Thách thức đặt ra là không nhiều quốc gia hứng thú trước viễn cảnh làm nơi đặt các tên lửa của Mỹ như vậy trong thời bình hoặc trở thành nơi ẩn náu cho quân đội Mỹ lúc xảy ra chiến tranh. Chẳng hạn, Singapore là một trung tâm hàng hải chiến lược, nhưng sẽ phải chịu sức ép dữ dội của Trung Quốc trong việc từ chối cho phép Mỹ sử dụng lãnh thổ của mình trong một cuộc xung đột.

Euan Graham, chuyên gia tại phân hiệu Singapore của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nói rằng Mỹ sẽ được hưởng lợi nếu quay lại Vịnh Subic của Philippines, nơi mà họ đã rời đi vào năm 1992, nhằm “thu hẹp khoảng cách giữa Singapore và Nhật Bản.” Nhưng ông nói rằng điều đó khó xảy ra, đặc biệt là trong 15 tháng còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Rodrigo Duterte vốn hay thay đổi. Các quan chức Lầu Năm Góc lập luận rằng hành vi gây hấn của Trung Quốc cuối cùng sẽ thuyết phục các nước châu Á mở cửa cho các lực lượng Mỹ. Một số nhà quan sát lạc quan nghĩ rằng ngay cả Việt Nam, kẻ thù trong chiến tranh lạnh của Mỹ, cũng có thể chào đón quân đội Mỹ trong khoảng vài chục năm tới.

Trong khi chờ đợi, INDOPACOM muốn bôi trơn các mối quan hệ bằng tiền mặt. Hơn 2,6 tỷ đô la được dành cho việc huấn luyện và trang bị cho các nước bạn bè trong khu vực trong sáu năm tới. Điều đó rất cần thiết: Năm ngoái, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng 12 tỷ đô la, nhiều hơn so với mức tăng ngân sách của tất cả các quốc gia châu Á khác cộng lại, theo IISS.

Hiện đây vẫn mới chỉ là một danh sách đề nghị. Chi tiêu quốc phòng của Mỹ dự kiến ​​sẽ không tăng trong năm nay. Đô đốc Davidson nói một cách chua chát trong văn bản đề nghị của mình rằng đề xuất của ông chỉ tương đương “chưa tới 0,7%” chi tiêu quốc phòng của Mỹ. Chỉ một khoản tiền lẻ trong túi Lầu Năm Góc thôi cũng có thể gây sóng lớn ở Thái Bình Dương.

Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.