NATO và Trung Quốc – cuộc đối đầu khó tránh

Ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO tại Washington, DC, hôm 9/7/2024. Ảnh: Kevin Dietsch/ Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hội nghị thượng đỉnh Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu từ Thứ Ba, 9 Tháng Bảy, tại thủ đô Washington, DC – nơi ra đời của nó 75 năm về trước – vào lúc liên minh phòng thủ gồm 32 quốc gia này phải đối mặt với những thách thức sinh tử. Trong lúc mọi người bàn tán sôi nổi về tương lai của NATO trước tham vọng bành trướng của Nga và tính chất bấp bênh của chính trị Hoa Kỳ thì có một khía cạnh ít người chú ý nhưng không kém quan trọng: khả năng NATO mở rộng sang Á Châu, đối đầu Trung Quốc.

Như danh xưng, sứ mệnh của NATO là phòng thủ khu vực Bắc Đại Tây Dương, không liên quan gì tới Á Châu. Trong thời Chiến Tranh Lạnh, NATO đã giúp bảo vệ các thành viên dân chủ ở Âu Châu ngăn chặn sự gây hấn của khối cộng sản do Liên Xô đứng đầu. Khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, NATO rơi vào một tình huống khó xử: vai trò của nó trở nên mờ nhạt đến mức ông Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, từng nói với báo The Economist hồi Tháng Bảy, 2019: “Điều mà chúng ta đang trải qua là NATO đã chết não,” phê phán việc NATO không có phản ứng đáng kể khi Nga xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014. Cùng thời điểm đó, ông Donald Trump, cựu tổng thống Mỹ, tuyên bố NATO đã “lỗi thời” và dọa rút Mỹ khỏi NATO nếu các thành viên khác không thực hiện đầy đủ cam kết chi tiêu cho quốc phòng ít nhất 2% GDP. Với niềm tin rằng NATO đã lâm trọng bệnh, sẽ không thể cản trở ông ta, ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, xua quân tấn công Ukraine hồi Tháng Hai, 2022.

Ông Putin đã mắc sai lầm lịch sử. Hành vi xâm lược chà đạp lên lẽ phải và công pháp của ông ta đã như một liều thuốc hồi dương giúp NATO thức dậy. Hồi Tháng Tư năm nay, trong bài phát biểu kỷ niệm 75 năm thành lập NATO, ông Jens Stoltenberg, tổng thư ký NATO, khẳng định: “NATO hiện nay lớn hơn, mạnh hơn và đoàn kết hơn bao giờ hết.”

***

Sự ủng hộ của Trung Quốc cho cuộc chiến tranh xâm lược của Nga cũng như chính sách bành trướng của Bắc Kinh đã đưa cường quốc Á Châu này vào thế đối đầu với NATO.

Ngay trước khi súng nổ, ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, đã cam kết với ông Putin một nối “quan hệ không giới hạn.” Và bất chấp sự thực, Bắc Kinh lập luận rằng chính hành vi mở rộng của NATO về phía Nga là yếu tố buộc ông Putin phải chống trả bằng cách đánh chiếm Ukraine, ngăn cản kế hoạch gia nhập NATO của nước này và do đó hành vi xâm lược của ông Putin là “chính đáng;” kẻ có lỗi trong cuộc chiến tranh hiện nay là NATO và chính phủ ở Kyiv của ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine.

Tuy luôn miệng tuyên bố trung lập nhưng Bắc Kinh không phản đối hành động của Nga, che chắn cho Nga trên những diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp Quốc, tăng mua dầu mỏ với giá rẻ của Nga để giúp Moscow né tránh các biện pháp cấm vận thương mại của Tây phương. Trầm trọng hơn, Trung Quốc đã cung cấp cho Nga phi cơ không người lái (UAV), công nghệ hỏa tiễn, hình ảnh vệ tinh và máy công cụ, giúp Moscow nuôi dưỡng guồng máy quân sự và kéo dài cuộc chiến hủy diệt ở Ukraine.

Đã hình thành một “trục chuyên chế” bao gồm Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn và Iran để chống lại cái trật tự thế giới hiện tồn do Mỹ lãnh đạo, vì thế dù muốn hay không Trung Quốc và NATO đã trở thành những thế lực đối lập.

Bản thân Trung Quốc dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản cũng nuôi tham vọng bành trướng lãnh thổ y hệt với nước Nga dưới quyền ông Putin. Đối với các nước láng giềng nhỏ hơn ở Á Châu, Trung Quốc cũng hành xử giống như Nga ở Âu Châu, lấy sức mạnh quân sự và đe dọa chiến tranh để cưỡng ép.

Trung Quốc có chung đường biên giới đất liền với 14 nước, chung biên giới biển với tám nước, nhưng tất cả đều đang bị tranh chấp do tham vọng bá quyền của Bắc Kinh. Tàu chiến, máy bay Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu ở biển Hoa Đông, Trung Quốc bồi đắp lên bảy đảo nhân tạo kiên cố trên các rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông và biến thành những căn cứ quân sự hiện đại; ngay cả trong vùng núi Himalaya băng giá, Trung Quốc vẫn xung đột với Ấn Độ và thường xuyên chèn ép, đe dọa Đài Loan,…

Khả năng Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Đài Loan, Philippines, các quần đảo Trường Sa hoặc Senkaku của Nhật là có thể thấy trước và các nước từ Nhật, Đài Loan, đến Việt Nam, Philippines đều lo sợ một ngày nào đó sẽ phải đương đầu với đội quân hùng mạnh của Bắc Kinh như tình cảnh của Ukraine hiện nay. “Hôm nay là Ukraine, nhưng ngày mai có thể tới lượt Đông Á,” ông Fumio Kishida, thủ tướng Nhật, phát biểu như vậy trước Quốc Hội Hoa Kỳ hồi Tháng Tư.

Khác với Âu Châu, Đông Á không có một liên minh phòng thủ có uy thế như NATO. Trước kia khu vực Đông Nam Á có một tổ chức tương tự là Minh Ước Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization – SEATO), ra đời năm 1954, nhận sứ mệnh ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản khi nội chiến Quốc – Cộng ở Việt Nam bắt đầu nhưng tổ chức này đã kết thúc hoạt động năm 1977 sau khi Sài Gòn sụp đổ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Mỹ. Lợi dụng “khoảng trống quyền lực,” Bắc Kinh đã nhanh chóng bành trướng ảnh hưởng quân sự và kinh tế. Hiện nay là lúc Đông Á cần một cơ chế phòng vệ tập thể kiểu NATO để đối phó với tham vọng của Bắc Kinh ngoài các “diễn đàn” an ninh khu vực nói nhiều hơn làm như Bộ Tứ QUAD.

***

Cho đến nay, NATO chưa phải là một bên trong các cuộc xung đột ở Á Châu nhưng tình thế đối đầu NATO-Trung Quốc là khó tránh khỏi.

Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở thủ đô Vilnius, Lithuania, vào Tháng Bảy năm ngoái, NATO đã ra tuyên bố chung với lời lẽ cứng rắn lên án “những tham vọng công khai và những chính sách hù dọa” của Bắc Kinh. “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sử dụng hàng loạt các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự để tăng cường hiện diện trên toàn cầu, phô trương sức mạnh đồng thời che giấu chiến lược và ý đồ cũng như tăng cường khả năng quân sự. Những chiến dịch chèn ép của Trung Quốc, lời lẽ hung hăng và chiến dịch thông tin sai lệch nhắm vào các thành viên NATO làm  phương hại đến an ninh” của NATO, bản tuyên bố nhấn mạnh.

Hội nghị NATO ở Vilnius năm ngoái còn có sự tham dự của lãnh đạo chính phủ một số nước Đông Á, gồm Nhật, Nam Hàn, Úc và New Zealand – gọi chung là nhóm Asia-Pacific Four. Đây là lần thứ hai nhóm Asia-Pacific Four dự hội nghị thượng đỉnh NATO sau lần tham dự đầu tiên ở Tây Ban Nha hồi Tháng Sáu, 2022. Các bộ trưởng quốc phòng của bốn nước này cũng tham gia Hội Đồng Quân Sự NATO ở Brussels, Bỉ, và NATO có kế hoạch mở một văn phòng liên lạc tại Tokyo, Nhật.

Sau hội nghị Vilnius, NATO đã cử 20 quan chức quân sự đến Đài Loan để thảo luận với nước chủ nhà về năng lực quân sự của Bắc Kinh và bàn biện pháp phòng thủ. Các chiến hạm của Anh, Đức, Pháp bắt đầu xuất hiện trên Thái Bình Dương, phối hợp tuần tra với Mỹ và Nhật dù năng lực hải quân của các nước Âu Châu có nhiều hạn chế.

Năm nay, các nước Nhật, Nam Hàn và New Zealand đã cử thủ tướng, còn Úc cử phó thủ tướng, đến dự hội nghị NATO ở Washington, nhóm Asia-Pacific Four tỏ ra rất nghiêm chỉnh trong chiến lược liên minh với NATO để phòng thủ. “Càng ngày, các đồng minh Âu Châu càng coi những thách thức tại Á Châu, ở phía bên kia thế giới, là liên quan tới họ. Tương tự, các đồng minh Á Châu cũng coi những xung đột tại Âu Châu bên kia thế giới có liên quan tới mình,” ông Antony Blinken, ngoại trưởng Mỹ, nói về mối quan hệ Âu – Á, theo hãng tin AP. Còn theo Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg, “trong thế giới ngày nay, an ninh không phải là vấn đề khu vực mà là vấn đề toàn cầu.”

***

Trung Quốc tất nhiên đã lập tức giãy nảy như đỉa phải vôi trước xu thế NATO mở rộng về Á Châu, liên minh với nhóm Asia-Pacific Four để kiềm chế sự bành trướng của Bắc Kinh. Phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại NATO ở Brussels đã lên tiếng tố cáo NATO có một “lịch sử xấu xa,” “chen vào những công việc bên ngoài biên giới” và Trung Quốc thề “cương quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển, cương quyết chống lại sự mở rộng của NATO về phương Đông, vào khu vực Á Châu- Thái Bình Dương,” theo tường thuật của Reuters. Hôm Thứ Hai, 8 Tháng Bảy, ông Lâm Kiếm (Lin Jian), phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, tố cáo NATO “vi phạm ranh giới, mở rộng quyền lực, vượt ra ngoài vùng phòng thủ và kích động xung đột.”

Gần giống luận điệu của Bắc Kinh, vài học giả Mỹ viết trên Foreign Affairs hôm 8 Tháng Bảy rằng mở rộng NATO sang Á Châu sẽ tạo điều kiện để Trung Quốc tuyên truyền về một sự đối đầu giữa các cường quốc do Mỹ dẫn dắt, nó chẳng những không giúp cải thiện an ninh khu vực mà còn làm cho các nước Á Châu xa lánh. Theo các học giả này, NATO nên giữ một tư thế âm thầm (a lower profile) để tránh kích động nỗi hoang tưởng của Trung Quốc.

Nói như vậy không đúng, dù NATO có mở rộng hay không thì Trung Quốc vẫn bành trướng thế lực và gây hấn. Ngăn chặn xung đột xảy ra vẫn tốt hơn là xử lý hậu quả của xung đột. Lựa chọn tốt nhất có lẽ là NATO cần mở rộng sang Á Châu để cùng Mỹ duy trì một khu vực Á Châu-Thái Bình Dương tự do và rộng mở vì lợi ích chung bởi vì một cuộc xung đột hoặc chiến tranh ở Biển Đông, ở eo biển Đài Loan, sẽ là đòn giáng mạnh vào an ninh và thịnh vượng của chính Âu Châu và Bắc Mỹ chứ không chỉ gây hại cho khu vực Đông Á.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quân Nga oanh kích bệnh viện trẻ em ở thủ đo Kyiv hôm 8/7/2024 gây thương vong hàng trăm trẻ em và nhân viên bệnh viện. Ảnh FB Lao Ta

Trẻ em Ukraine lại bị giết hàng loạt

Bất cứ ai đang ôm trong lòng những đứa trẻ, hiện thân của niềm cứu rỗi và phúc lạc trần gian, hãy mạnh mẽ lên án tội ác diệt chủng này.

Kẻ nghiện giết và bắt cóc trẻ em cần phải bị nâng lên thành “Tội phạm chống lại loài người,” để hắn không còn ngóc ngách nào trên thế giới này có thể chui rúc.

Một nữ công nhân làm việc trong một xưởng may tư nhân ở Hà Nội, tháng 1/2021. Ảnh minh họa: Reuters

Việt Nam có kinh tế thị trường hay không: Hoa Kỳ nói gì, Việt Nam biện hộ ra sao?

Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9/2023 để nâng cấp quan hệ hai nước lên “đối tác chiến lược toàn diện,” Việt Nam đã gửi yêu cầu Hoa Kỳ công nhận mình có kinh tế thị trường.

Trong tuyên bố chung của hai nước, Tổng thống Biden khẳng định sẽ xem xét yêu cầu này. Rất nhanh chóng, ngày 30/10/2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng quá trình đánh giá lại tình trạng “nền kinh tế phi thị trường” của Việt Nam. Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là  “nền kinh tế phi thị trường” vào năm 2001 để chống bán phá giá và trợ cấp.

Công nhân chăm sóc các chậu hoa trước tượng đài nhà lãnh đạo Xô Viết Vladimir Lenin ở Hà Nội hôm 18/6/2024. Ảnh minh họa: AFP

Hơn 20 tổ chức kêu gọi Mỹ không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Hơn 20 tổ chức gốc Việt và quốc tế, gồm nhiều hội đoàn vận động cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Joe Biden, Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Mỹ để thúc giục chính quyền Hoa Kỳ từ chối cấp quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam vào lúc này.

Các tổ chức này trích dẫn các lá thư của các nhà lập pháp Mỹ về 6 yếu tố pháp lý theo Đạo luật Thuế quan mà Bộ Thương mại Mỹ phải xem xét khi đánh giá yêu cầu của Việt Nam và cho rằng “thực tế là Việt Nam không đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào để được xếp vào nền kinh tế thị trường.”

Giờ tan sở của công nhân xí nghiệp Tỷ Hùng của Đài Loan ở Sài Gòn. Ảnh minh họa: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

22 hội đoàn kêu gọi Mỹ không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam

Chính phủ Việt Nam phải đạt được những tiến bộ đáng kể về quyền lao động, diệt trừ tham nhũng, tăng cường pháp quyền, và cải thiện quyền con người trước khi được xem xét cấp quy chế kinh tế thị trường. Nếu không có những cải cách có ý nghĩa ở Việt Nam, việc cấp quy chế kinh tế thị trường sẽ không mang lại lợi ích cho cả người dân Mỹ lẫn người dân Việt Nam.