Nguyễn Thiện Nhân hứa với Bộ Chính Trị để làm gì?

Một cuộc biểu tình chống Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng tại Sài Gòn ngày 10/6/2018. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 26 tháng 4, đúng 4 ngày trước khi Thành Hồ tổ chức đốt pháo bông “ăn mừng” lễ kỷ niệm 44 năm ngày chiếm được Miền Nam, Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân đã đến gặp mặt một số tướng về hưu đang sinh sống tại đây.

Sau khi khoe một số thành quả về kinh tế-xã hội đạt được năm 2018 nhờ tài lãnh đạo “sáng suốt” của thành uỷ, ông Nhân tuyên bố “Sau tháng 6, 2018, chúng tôi hứa với Bộ Chính Trị, hứa với Chính Phủ là TP.HCM sẽ không có biểu tình. Chúng tôi đã cam kết và đã làm được điều đó”. Lý giải cho điều này Nguyễn Thiện Nhân cho rằng nếu TP.HCM để xảy ra biểu tình thì ảnh hưởng đến cả nước. Lối kể công của anh Nhân nghe thật lạ tai, vì Hà Nội, Sài Gòn và cả nước đã từng biểu tình thì chuyện “ảnh hưởng” của ông Nhân chỉ là sự khoác lác.

Năm nào sắp đến những ngày 30 tháng 4 hay 2 tháng 9… không riêng gì TP.HCM mà cả nước lại ngột ngạt trong nhiều biện pháp đề phòng khắc nghiệt nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc biểu tình quần chúng có thể xảy ra. Biện pháp thông thường nhất là cho công an mật vụ canh phòng chặt chẽ chung quanh nhà của những người tranh đấu, để họ không thể tham gia trong vai trò dẫn dắt quần chúng nếu các cuộc biểu tình bùng nổ. Công an có thừa người để làm chuyện đáng khinh ấy vì họ có sẵn bộ máy đàn áp hàng trăm ngàn người trên toàn quốc.

Nhưng dù vậy, trong nhiều năm qua biểu tình vẫn diễn ra đúng vào thời điểm mà đất nước cần đến bất chấp sự đàn áp của công an, mật vụ. Chẳng hạn trong tháng 5, 2014, trên toàn quốc đã bùng nổ các cuộc biểu tình của người Việt yêu nước chống việc Trung Cộng ngang nhiên lắp đặt giàn khoan dầu HD-981 trong vùng biển Việt Nam. Hay đặc biệt như ngày 10 tháng 6, 2018, ước tính có hàng chục ngàn người đủ mọi thành phần, mọi lứa tuổi xuống đường phản đối Dự Luật Đặc Khu Kinh Tế và Luật An Ninh Mạng. Đây có thể coi như cuộc biểu dương mạnh mẽ nhất của quần chúng từ trước đến nay chống lại âm mưu bán nước của Đảng CSVN.

Người dân Sài Gòn biểu tình phản đối Dự Luật Đặc Khu hôm 10/6/2018. Ảnh: RFA
Người dân Sài Gòn biểu tình phản đối Dự Luật Đặc Khu hôm 10/6/2018. Ảnh: RFA

Nhưng năm nay người ta ngạc nhiên không biết anh Nhân muốn lấy lòng Bộ Chính Trị hay có nhu cầu thầm kín nào mà lại lớn giọng hứa với Bộ Chính Trị sẽ không cho biểu tình ở TP.HCM.

Thứ nhất, phải chăng ông Nhân đang tự đánh bóng và muốn được trung ương đảng đề cử làm tổng bí thư thay thế ông Trọng đang lâm bệnh nặng? Nếu tính toán như vậy, xem ra ông Nhân còn rất non, vì nhiều nhân vật ngay tại Hà Nội đang ngắm nghé chiếc ghế cao nhất đảng này. Sau khi ông Trọng vắng mặt trong lễ tang Lê Đức Anh, cuộc đấu đá âm thầm trong đảng lập tức diễn ra giữa các thế lực để giành lấy hai chiếc ghế cao nhất nước mà ông Trọng đang nắm.

Ông Nhân thì ở xa, dịp này chỉ đánh võ mồm bằng cách hứa hẹn để lôi kéo sự chú ý của mọi người. Bí Thư Thành Hồ cũng có thành tích riêng về sự “vô thưởng vô phạt” để ngoi lên từ Mặt Trận Tổ Quốc. Cho nên ông Nhân cũng le lói chút hy vọng có thể được đưa lên làm một thứ trái độn trong mục đích gìn giữ sự ổn định trong đảng cho đến đại hội 13. Tuy nhiên đến ngày diễn ra đại hội thì ông Nhân đã bước qua trên 65 tuổi, tức sẽ bị loại theo quy định, nên chức tổng bí thư đối với ông Nhân chỉ là giấc mộng phù du.

Thứ hai, hoặc ông Nhân muốn được Bộ Chính Trị cấp thêm ngân sách chi tiêu vì Thành Hồ mấy năm nay năm nào cũng than thở cạn tiền. Được biết trong năm 2018, TP.HCM đã tận thu ngân sách được gần 379 ngàn tỷ đồng nên Chủ Tịch Nguyễn Thành Phong vui mừng báo cáo lên trên là thành phố thu ngân sách vượt 100,47 %. Lập tức nhà nước cộng sản giao chỉ tiêu ngân sách năm 2019 cho thầy trò ông Nhân, phải thu cho được 399 ngàn tỷ đồng tức tăng thêm 20 ngàn tỷ . Với dân số 9% so với cả nước, phải thu thêm 20 ngàn tỷ (tương đương gần 1 tỷ USD) thì người dân thành phố này quả là con bò sữa cho Hà Nội tha hồ vắt đến cạn kiệt. Vì thế không ai ngạc nhiên khi Thành Hồ đã hân hạnh đóng góp đến 22% cho GDP và 28% cho ngân sách nhà nước!

Thu thì nhiều nhất nước nhờ siết cổ dân đen, nhưng ông Nhân đang thiếu tiền chi tiêu mọi mặt nhất là chi cho đầu tư công. Vì từ nay đến hết năm 2020 TP.HCM chỉ được quyền giữ lại 18% số tiền thu được thay vì 29% trong những năm trước đó, còn bao nhiêu phải cống nộp cho Hà Nội. Giờ đây ông Nhân phóng tin cho Bộ Chính Trị, về mặt an ninh quốc phòng muốn giữ cho Sài Gòn không có biểu tình thì phải có tiền chi ra. Phải chăng đó là lý do mà ông Nhân vịn vào để dám hứa hẹn với Bộ Chính Trị “không để biểu tình xảy ra”.

Cuối cùng ông Nhân muốn chứng tỏ thành phố dưới quyền của ông là thành phố không có hay đã hết “phản động”, nghĩa là không còn lực lượng yêu nước nào dám biểu tình. Có lẽ ông Nhân mới về thành uỷ nên không biết ngay từ những năm 2008 trở đi Sài Gòn đã có biểu tình yêu nước chống Trung Cộng. Và sau đó từ năm 2011 đến nay trên đường phố Sài Gòn không bao giờ ngừng bước chân của mọi tầng lớp dân chúng đòi hỏi dân chủ, nhân quyền và bảo vệ chủ quyền đất nước, từ chống giàn khoan HD-981 đến chống Formosa và gần đây nhất chống Dự Luật Đặc Khu.

Để siết chặt và vô hiệu hoá các cuộc biểu tình, Nguyễn Thiện Nhân khoe đã sử dụng công an và quân đội từ sau cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6, 2018 thực hiện bao vây, cô lập khoảng 600 người được cho là dẫn đầu hay có khả năng tổ chức biểu tình để sẵn sàng dập tắt. Nhưng Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân chắc không quên cuộc biểu tình ngày 10 tháng 6 năm ngoái diễn ra rầm rộ ngay tại Sài Gòn và trên toàn quốc lại hoàn toàn bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng khiến chế độ độc tài phải hoảng sợ, đối phó một cách lúng túng.

Do đó dù bằng cách nào đi chăng nữa, đúng là ông Nhân có “học hàm” tiến sĩ, giáo sư nhưng đồng thời cũng có một cái đầu rỗng tuếch. Bí thư thành uỷ một thành phố lớn mà cố tình nhắm mắt làm ngơ trước những bất công chính trị và xã hội như hang ổ bóc lột BOT, ung nhọt Thủ Thiêm chưa giải quyết xong lại ra tay cướp đất vườn rau Lộc Hưng của dân nghèo.

Khi chế độ này tiếp tục phản bội quyền lợi nhân dân và đất nước thì làm sao không có biểu tình, khi người dân ngày càng bực tức trước những cảnh nhiễu nhương đang diễn ra trước mắt.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua.