PEN America lên án sự quấy rối nhà hoạt động và bình luận trực tuyến người Việt

Cô Đặng Thị Huệ (hay còn gọi là Huệ Như). Ảnh: FB Huệ Như
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

New York, ngày 21 tháng 10 – PEN America [Văn Bút Hoa Kỳ] lên án mạnh mẽ sự quấy rối và đe dọa đang tiếp diễn của chính phủ Việt Nam, đối với Đặng Thị Huệ [hay còn gọi là Huệ Như], một nhà hoạt động và bình luận trực tuyến người Việt. Được biết đến với những lời chỉ trích thẳng thắn về các chính sách của chính phủ và sự vận động nhân quyền, bao gồm cả trên Facebook, cô Đặng đã phải chịu sự quấy rối, giám sát và đe dọa gia tăng nhằm đàn áp quan điểm bất đồng chính kiến của cô ấy.

Đặng Thị Huệ trước đó đã bị bắt vào tháng 10 năm 2019 vì hoạt động của cô. Sau khi được thả vào đầu năm 2023, cô đã tiếp tục vận động và bình luận trực tuyến bất chấp sự quấy rối liên tục từ chính quyền. Vào tháng 5 năm 2024, cô đã bị 6 cá nhân bắt cóc trên đường phố – trong số đó có một người mặc đồng phục cảnh sát, và cô đã bị tạm giam trong hơn 24 giờ. Trong thời gian bị giam giữ, cô Đặng đã bị thẩm vấn về nội dung trên trang Facebook của mình, bị áp lực phải chấm dứt sự ủng hộ của cô đối với các tù nhân lương tâm và gia đình của họ, và được lệnh ngừng đăng nội dung chỉ trích chính phủ trên Facebook.

“Việc đàn áp Đặng Thị Huệ là sự nhắc nhở rõ rệt về những rủi ro mà những người ở Việt Nam dám lên tiếng và thách thức chế độ độc tài phải đối mặt. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức chấm dứt hành vi quấy rối Đặng Thị Huệ và tôn trọng các quyền cơ bản của cô về tự do ngôn luận và bất đồng chính kiến ​​một cách ôn hòa. Không ai phải chịu sự đe dọa hoặc trả thù vì bày tỏ quan điểm của mình, trên mạng hay bất cứ đâu. Chúng tôi cũng kêu gọi các đối tác nhà nước chủ chốt của chính phủ Việt Nam, bao gồm cả chính phủ Hoa Kỳ, ưu tiên quyền tự do ngôn luận trong các hoạt động ngoại giao và gây sức ép với chính phủ Việt Nam phải ngay lập tức trả tự do cho bất kỳ ai bị giam giữ vì những bày tỏ của họ và chấm dứt hành vi quấy rối những người chỉ trích mình,” Anh-Thu Vo, Trưởng phòng Nghiên cứu và Vận động của PEN America cho biết.

Theo “Chỉ số Tự do Viết năm 2023″ (Freedom to Write Index) của PEN America, Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới về việc giam giữ các tù nhân qua các bài viết của họ, chỉ sau Trung Quốc và Iran, và ngang ngửa với Ả Rập Xê Út. Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục thực thi luật áp bức để kìm hãm mọi chỉ trích. Điều này đã tạo ra một bầu không khí sợ hãi và tự kiểm duyệt, buộc nhiều bỉnh bút, nhà báo và nhà hoạt động phải im lặng hoặc lưu vong để tránh bị tù tội. Trong bầu không khí áp bức này, những người như cô Đặng đóng một vai trò quan trọng trong việc thông tin và duy trì sự tham dự của xã hội dân sự, bất chấp những rủi ro nghiêm trọng mà họ phải đối mặt.

PEN America kêu gọi nhà nước Việt Nam chấm dứt sự đe dọa đối với các bỉnh bút, nhà bình luận trên mạng, nhà báo và các nhà hoạt động, và ngay lập tức thả bất kỳ ai bị bỏ tù vì hành xử quyền tự do ngôn luận. Ngoài ra, PEN America kêu gọi cộng đồng quốc tế thúc đẩy chính phủ Việt Nam chấm dứt đàn áp những người chỉ trích chế độ và đoàn kết với Đặng Thị Huệ cùng tất cả những người đang bị đe dọa ở Việt Nam vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận. Nhà cầm quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những vi phạm liên tục các chuẩn mực nhân quyền quốc tế, bao gồm các nghĩa vụ ràng buộc theo Điều 19 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị [ICCPR], mà Việt Nam đã  ký kết tuân thủ.

PEN America

Nguồn: PEN America Condemns Harassment of Vietnamese Activist and Online Commentator

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!