Quan chức CS phạm lỗi, không xin lỗi dân, chỉ ‘xin đảng’ tha tội!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

PHÚ THỌ, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội tràn ngập dấy lên những bàn luận, chế giễu xoay quanh việc các bị cáo chủ chốt trong phiên tòa xử vụ đánh bạc ngàn tỉ đồng loạt “xin lỗi đảng CSVN” hòng mong bản án được tuyên nhẹ so với mức đề nghị.

Theo như báo Zing tường thuật, lời sau cùng trước khi tòa nghị án của cựu Trung Tướng Phan Văn Vĩnh, cựu Thiếu Tướng Nguyễn Thanh Hóa và “trùm cờ bạc” Nguyễn Văn Dương na ná nhau: “Tôi gửi lời xin lỗi với đảng CSVN, nhà nước, chính phủ và ngành công an.”

Chỉ duy nhất ông Phan Sào Nam, cựu chủ tịch Công Ty VTC online “gửi lời xin lỗi bạn bè, người thân, đồng nghiệp và toàn thể xã hội, đặc biệt các gia đình có người phải hứng chịu hậu quả do vụ án gây ra”.

Có thể hiểu việc các ông Vĩnh, Hóa và Dương “xin lỗi đảng CSVN” là nhằm mong được Hội Đồng Xét Xử ra phán quyết nhẹ hơn mức án đề nghị vào hôm 30 Tháng 11. Trong bốn người kể trên, ông Nam bị đề nghị mức án nhẹ nhất là 6 năm tù, trong lúc ông Dương bị đề nghị mức cao nhất là 13 năm tù.

Chiêu “xin lỗi đảng CSVN” từng được hai ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh tận dụng trong các phiên tòa hồi đầu năm 2018 nhưng có vẻ không mấy “hiệu nghiệm”.

Trong phiên tòa hồi Tháng Giêng, 2018, cựu Bí Thư Thành Ủy ở Sài Gòn từng được ghi nhận “cúi đầu xin lỗi đảng CSVN, nhà nước, người dân, cũng như các thế hệ công nhân lao động trong ngành dầu khí, giao thông vận tải…” nhưng cuối cùng ông này vẫn phải nhận mức án tổng cộng 30 năm tù sau hai phiên xử liên tiếp.

Cùng thời điểm, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam, được báo Thanh Niên ghi nhận “khóc nấc, nghẹn ngào xin lỗi đảng CSVN, nhà nước và đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Tuy vậy, lời xin lỗi đó dường như không có tác dụng gì vì cuối cùng ông Thanh bị tuyên hai lần án chung thân.

Trên mạng xã hội, một số blogger nêu suy đoán rằng sở dĩ các lời “xin lỗi đảng CSVN” của giới chức tại tòa không hiệu nghiệm vì các bản án đã được sắp đặt từ trước khi phiên xử diễn ra, gọi nôm na là “án bỏ túi”.

Có ý kiến cho rằng lẽ ra trong những vụ án tham nhũng như thế này, đảng CSVN mới là bên cần lên tiếng xin lỗi người dân vì đây là lỗi của đảng đã tạo ra cơ chế cho những quan chức sai phạm. Đảng CSNV đã đưa các vị này vào các ghế lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức đảng, chính phủ dù họ thiếu năng lực tương xứng như chính lời ông Hóa thừa nhận mình “não bé”.

Một chi tiết khác về diễn biến phiên tòa gây bàn tán là hai cựu tướng công an CSVN Vĩnh và Hóa tỏ ra “kém nhân cách” hơn hai ông Dương và Nam khi trước vành móng ngựa. Cách phản cung, đổ lỗi, chống chế, rồi lại nhận tội, xin lỗi, xin xỏ án nhẹ vì “hoàn cảnh gia đình” của hai cựu tướng từng một thời “hét ra lửa” khiến công luận nhận rõ bộ mặt lươn lẹo, tham lam và vô liêm sỉ của hai ông này. (T.K.)

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.