Quan Điểm

Một bộ đội Mìền Bắc với vẻ trầm tư trên bậc thềm tòa nhà Quốc Hội VNCH 30/4/75.

Ngày 30 tháng 4

Mỗi người có những cảm nhận khác nhau khi đối diện ngày 30 tháng 4. Nhưng có một cảm nhận chung là không một ai hài lòng về hiện tình đất nước ngày nay kể từ 30 tháng 4 năm 1975.

Tại sao những người Việt tỵ nạn chỉ mất 20 năm từ hai bàn tay trắng đã dựng nên cơ nghiệp rất thành công ở xứ người, trong khi đất nước Việt Nam vẫn lẹt đẹt đi sau nhân loại với đa số người dân vẫn còn ở mức sống nghèo khó?

Nhà cầm quyền Hà Nội thường hay đổ lỗi cho hậu quả tàn phá của những năm tháng chiến tranh, rồi lại đổ lỗi cho sự chống phá của các thế lực thù địch. Nhưng họ đã không nhìn ra chính họ mới là nguyên nhân tạo ra tình trạng trì trệ của đất nước hiện nay.

Những người biểu tình tụ tập gần chùa Sula, thành phố Yangon, Myanmar, hôm 17/2/2021. Ảnh: AP

Myanmar đứng trước nguy cơ nội chiến

Cuộc đảo chánh của phe quân đội do Tướng Min Aung Hlaing chỉ huy nhằm lật đổ chính quyền dân sự do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo hôm mồng 1 tháng Hai, 2021 là một sai lầm nghiêm trọng. Tính cho đến nay, cuộc chính biến đã trải qua 60 ngày với 738 người bị lực lượng an ninh bắn chết trong các cuộc biểu tình, 3.300 người bị bắt giữ và có 20 người bị kết án tử hình. Không chỉ thiệt hại về nhân mạng, cuộc đảo chánh còn đang tàn phá nền kinh tế của Myanmar và có nguy cơ dẫn đến nội chiến.

Thủ Tướng Yoshihide Suga có chuyến viếng thăm Washington DC tháng Tư, 2021. Ảnh: CNN

Vai trò “trung tâm” của Nhật Bản trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương

Lo là liệu Tổng Thống Biden nói riêng và chính quyền Hoa Kỳ nói chung sẽ kéo dài “nhiệt tình” đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đến bao lâu? Giới kinh doanh và chính trị tại Nhật Bản hoan nghênh về sự đối xử đặc biệt của siêu cường Hoa Kỳ đối với Nhật Bản, nhưng cũng quan ngại rằng người Mỹ thay đổi hướng đi rất nhanh một khi quyền lợi không còn phù hợp hay tình hình vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Hoa Thịnh Đốn.

Ngoại Trưởng Singapore Balakrishnan (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc gặp hôm 31/3/2021 ở Phúc Kiến. Ảnh: SCMP

Vì sao Trung Quốc không mời CSVN gặp mặt ở Phúc Kiến

Điều mà dư luận quan tâm là tại sao Bắc Kinh đã không mời Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh tham dự trong cuộc thảo luận này, khi Việt Nam giữ một vài trò quan trọng ở Biển Đông và cũng là chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc từ ngày 1 tháng Tư, 2021?

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh có thái độ “lạnh nhạt” đối với CSVN.

Cuộc gặp mặt giữa phái đoàn cấp cao Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Alaska hôm 19 & 20/3/2021 đã biến thành cuộc khẩu chiến dữ dội ngay trong giờ khai mạc. Ảnh minh họa

Vì sao Hoa Kỳ “khai chiến” với Trung Quốc ở Alaska

Cuộc gặp mặt vừa qua ở Alaska đã cho thấy Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận đối đầu ở mức cao độ. Hoa Kỳ không thể chỉ dùng các biện pháp quân sự hay lời lẽ cứng rắn để đáp trả, mà quan trọng hơn là cần xiển dương hai giá trị cốt lõi của nước Mỹ về “dân chủ và nhân quyền” để truyền sinh lực cho khối quần chúng gần 3 tỷ người trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương thì mới mở ra một kỷ nguyên tự do, mở rộng và lành mạnh trong khu vực.

Tướng Hoàng Cơ Minh hướng dẫn các thành viên Mặt Trận tại vùng rừng núi Đông Dương, trong dịp lễ Công Bố Cương Lĩnh Chính Trị 8/3/1982. Ảnh: Tư liệu Đảng Việt Tân

Đánh dấu 39 năm Ngày Dựng Cờ Chính Nghĩa

Cách đây 39 năm, một số người yêu nước từ hải ngoại đã tìm cách trở về để bắt tay với những lực lượng kháng cự tại quốc nội, dựng lại ngọn cờ Chính Nghĩa sau cuộc chính biến Tháng Tư, 1975.

Đánh dấu của sự trở về này chính là buổi lễ công bố bản Cương Lĩnh Chính Trị của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam – gọi tắt là Mặt Trận, tiền thân của Đảng Việt Tân – vào ngày mồng 8 tháng Ba, 1982, nhằm minh định lập trường đấu tranh cứu nước và dựng nước, trong bối cảnh tan tác, đau thương của toàn thể dân tộc dưới sự cai trị của đảng CSVN.

Bà Aung San Suu Ky (trái) và Tướng Hlaing (phải) người cầm đầu cuộc đảo chánh chính phủ dân sự Myanmar hôm 1/2/2021. Ảnh

Con đường dân chủ chông gai của Miến Điện

Rõ ràng là cuộc đảo chánh của phe quân đội tại Miến Điện có sự “thông đồng” với Bắc Kinh. Chính vì thế mà hiện nay, các quốc gia như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc Châu và Liên Âu đều lên tiếng yêu cầu phe quân đội “ngay tức khắc từ bỏ quyền lực mà họ vừa chiếm giữ;” nhưng chưa quốc gia nào đưa ra biện pháp trừng phạt mạnh mẽ vì không muốn đẩy Tướng Hliang lún sâu vào vòng tay của Bắc Kinh.

Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam.

Nạn nhân Luật Hải Cảnh Trung Quốc là ngư dân Việt Nam

Dù núp dưới bất cứ ý đồ gì, sự kiện Trung Quốc tung ra Luật Hải Cảnh cho phép lực lượng hải cảnh sẵn sàng dùng vũ lực tấn công tàu và người nước ngoài trong lúc tình hình Biển Đông đang ngày một căng thẳng hiện nay, rõ ràng là Bắc Kinh đang có hai tham vọng lớn: Đe dọa trực tiếp sinh mạng của bà con ngư dân Việt Nam để bắt chẹt CSVN; và biến Biển Đông từ khu vực tranh chấp thành nơi xung đột vũ trang để cho Bắc Kinh lợi dụng chiếm nốt các đảo còn lại trong khu vực Trường Sa của Việt Nam.

Người Việt yêu nước phải cùng nhau vận động các áp lực quốc tế để không cho Bắc Kinh thực hiện các ý đồ đen tối này.

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị chính phủ với các địa phương diễn ra hôm 28/12/2020. Ảnh: Báo Mới

Nghĩ về sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Trong nhiều năm qua nền kinh tế Việt Nam tuy có phát triển và GDP có gia tăng hàng năm, nhưng nếu nhìn kỹ vào các con số thống kê người ta mới thấy rõ rằng sở dĩ Việt Nam có được tăng trưởng là nhờ vào 75% hàng xuất nhập khẩu của các công ty vốn nước ngoài, điển hình như Công ty Samsung chiếm 1/4 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Và nếu năm 2021 hay 2022 Việt Nam có thực sự vượt qua Thái hay Phi cũng chính là nhờ vào hoạt động kinh doanh của các công ty FDI.

10 sự kiện nổi bật tại Việt Nam trong năm 2020.

10 tin Việt Nam đáng chú ý trong năm 2020

10 sự kiện Việt Nam của năm 2020 có tầm ảnh hưởng và tính chất đặc thù nhất theo đánh giá của chúng tôi. Xin được giới thiệu đến quý độc giả.

Buổi hội thảo khoa học cấp quốc gia về cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh" do Bộ Tư Pháp CSVN tổ chức ngày 30/11/2020. Ảnh: Báo Mới

Cả đám lên đồng về ‘tư tưởng Hồ Chí Minh’

Người dân ngày nay không còn tin vào lãnh đạo đảng Cộng Sản nữa, nhưng do nhu cầu tuyên truyền để đăng báo, một số cán bộ lấy cái chưa hề có là “tư tưởng Hồ Chí Minh” ra xào nấu. Họ ngồi lại với nhau để vẽ vời về những điều viển vông, lố bịch rồi đem nhét vào mồm ông Hồ, cho rằng bác nói thế này, bác nghĩ thế kia. Nhưng thực ra đó là những điều hoàn toàn bịa đặt của tuyên giáo, dùng để lên đồng và tự sướng với nhau trong vài giây phút thế thôi.