Sách Biên Giới mới tinh mà đã cũ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau gần 12 năm Hiệp ước biên giới Việt – Trung được ký kết giửa 2 nhà nước cộng sản Việt Nam và Trung quốc, vào chiều 25/1/2011, tại Hà Nội, nhà cầm quyền CSVN đã cho các ban ngành như Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Hội Khoa học lịch sử, v.v. họp báo trình làng cuốn sách Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.

Sách Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dày 424 trang, có năm chương, nội dung viết về quá trình đàm phán dẫn đến việc ký kết Hiệp ước Biên giới đất liền năm 1999 và công việc phân giới cắm mốc trên thực địa, kết thúc cuối năm 2009. Cuốn sách cũng chứa đựng 100 trang phụ lục, bao gồm các sơ đồ, hình ảnh và văn bản liên quan tới đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Dưới sự chỉ đạo biên soạn của GS Phan Huy Lê và Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại Lê Nghiêm, cuốn sách được các chuyên gia của Viện Sử học, Ủy ban Biên giới quốc gia và Đại Học Quốc gia Hà Nội gồm GS Vũ Dương Ninh (chủ biên), PGS. TS Nguyễn Minh Tường, PGS. TS Nguyễn Hồng Thao, ThS Nguyễn Trường Giang, ThS Nguyễn Thị Hường và ThS Đỗ Văn Mai thực hiện.

Tại cuộc họp báo, ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông CSVN khoe rằng, việc xuất bản cuốn sách Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc là rất có ý nghĩa. Và đây là lần đầu tiên Việt Nam xuất bản một cuốn sách đề cập tương đối đầy đủ, toàn diện, và chính xác về đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, bao gồm cả đường biên giới mới được hai nước chính thức xác lập một cách rõ ràng, cụ thể, bằng văn bản, trên bản đồ và trên thực địa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Giáo sư Vũ Dương Ninh, 44 năm tuổi đảng, cho rằng cuốn sách sẽ giúp giải tỏa các thắc mắc của những người quan tâm tới vấn đề đường biên giới Việt – Trung. Ông còn đánh giá những chi tiết quá trình đàm phán được ghi trong sách là “rất kiên trì” và “đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết”.

Sự thật nằm ở đâu sau những chiêng trống quảng cáo rền rĩ đó?

Trước hết, đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội cho ấn hành sách về biên giới Việt – Trung. Vào đầu thập niên 1980, họ đã cho xuất bản ít là 3 cuốn sách:

JPEG - 28.1 kb

Cả 3 cuốn sách này vạch trần những âm mưu hiểm độc của Trung Quốc nhằm xâm chiếm dần dần lãnh thổ Việt Nam, và ghi rõ trên bản đồ những phần đất Việt đã bị Tàu lấn chiếm.

Tuy nhiên, sau khi có những cuộc thương lượng lén lút giữa Lê Khả Phiêu với Bắc triều, dẫn đến hai Hiệp Ước Biên Giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc năm 1999 và 2000, Bộ Chính Trị đảng CSVN bắt đầu những giải thích quanh co, và đóng vai “ngớ ngẩn”. Nhân vật chính được đưa ra đóng kịch trước dư luận là ông Lê Công Phụng, thứ trưởng ngoại giao kiêm trưởng đoàn đàm phán biên giới, nay đang làm đại sứ tại Hoa Kỳ.

Chẳng hạn như, trong quyển sách Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc, do nhà xuất bản Sự thật – Hà Nội phát hành năm 1979; ở trang 14, điểm số 7 với tiểu đề : “Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp VN để chuyển dịch đường biên giới“, chính Hà Nội ghi rất rõ thác Bản Giốc rành rành là của VN, và bị Trung Quốc dở thói côn đồ lấn chiếm. Thế nhưng khi trả lời về khu vực thác Bản Giốc, ông Lê Công Phụng tỏ vẻ ngạc nhiên khi khám phá ra rằng Thác Bản Giốc chưa bao giờ hoàn toàn thuộc về Việt Nam; và rằng, Trung Quốc không những không tham lam chiếm đất của ta, mà còn “tử tế” tặng cho Việt nam từ 1/3 lên một nửa thác Bản Giốc. Khi trả lời về Ải Nam Quan, ông Lê Công Phụng lại ngạc nhiên tiếp rằng Ải Nam Quan chưa bao giờ thuộc về Việt Nam. Rồi khi trả lời về 720 cây số vuông trên bộ, và hơn 11 ngàn cây số vuông trên vịnh Bắc Bộ đã bị nhượng cho Bắc Kinh, ông Lê Công Phụng lại tiếp tục quảng bá về sự rộng lượng của phía Trung Quốc đã tặng thêm cho Việt Nam; v.v…

Với những màn diễu hài quá trắng trợn của ông Lê Công Phụng còn in đậm trong tâm trí người Việt, khó ai có thể tin vào uy tín của cuốn sách mới tinh vừa xuất bản. Vì các câu hỏi căn bản nhất vẫn tiếp tục bị cố tình làm ngơ:

  • Tại sao một hiệp ước quốc tế về biên giới giữa 2 quốc gia — chứ không phải chuyện riêng thầm kín giữa 2 cá nhân hay 2 đảng — và đã ký gần 12 năm nay, mà lãnh đạo đảng CSVN vẫn không dám công bố nguyên văn và đầy đủ các bản đồ cho chính dân chúng Việt Nam biết? Điều gì khiến họ phải nhất quyết che đậy như vậy? Và đất nước Việt là tài sản chung của dân tộc Việt Nam hay của riêng lãnh đạo đảng CSVN?
  • Tại sao không dám công khai các bản hiệp ước và bản đồ để mọi học giả VN lẫn quốc tế nghiên cứu, mà lại phải đi qua một lưới lọc của nhà nước qua hình thức một cuốn sách? Không lẽ dân chúng Việt Nam không đủ khả năng đọc các hiệp ước và bản đồ đó chăng? Và ngay cả với cuốn sách, người đọc có gì đối chiếu để biết cuốn sách có viết đúng sự thật hay không và còn thiếu sót những gì?
  • Tại sao chỉ dám cho một nhóm rất nhỏ học giả có gốc đảng viên cộng sản kỳ cựu đọc các tài liệu ký kết? Còn biết bao học giả khác trong và ngoài đảng thì sao? Họ không có khả năng, hay bản tính không trung thực hay đều là kẻ thù địch với Đảng?
  • Và tệ hơn hết, tại sao lãnh đạo đảng CSVN tiếp tục giam giữ những người Việt yêu nước, những người đòi biết những phần đất, phần biển đã bị dâng nhượng cho Tàu, những người kêu gọi đồng bào hãy lo bảo vệ lãnh thổ? Tại sao lãnh đạo Đảng không công khai các bản đồ để chứng minh là những tố cáo đảng Cộng Sản VN bán nước là sai?

Tất cả những câu hỏi cơ bản vừa nêu đều qui về một kết luận: giới lãnh đạo Đảng sẵn sàng làm bất cứ điều gì để che lấp và đánh lừa dư luận về tội lỗi quá lớn của họ đối với một dân tộc có truyền thống yêu nước ngút ngàn. Họ đã hy sinh tiền đồ tổ tiên để giữ ghế cai trị riêng.

Và cũng chính từ những câu hỏi không được trả lời suốt 12 năm qua như đã nêu, mà cuốn sách Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc vừa xuất bản, còn mới tinh, mà đã cũ. Đối với dân tộc Việt, nó chỉ là màn 2 của vở kịch hài do lãnh đạo CSVN đạo diễn; với màn 1 đã được diễn viên Lê Công Phụng đóng vai chính cách đây mấy năm.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.