Sau “áo lưỡi bò” sẽ là gì?

Du khách Trung Quốc mặc áo in hình đường lưỡi bò tại sân bay Cam Ranh đêm 13/5/2018. Ảnh: soha.vn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ sau thời “ngàn năm Bắc thuộc”, xã hội và lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ cận kề với nguy cơ bị Hán hóa như giờ đây.

Phép thử mới nhất mà Bắc Kinh tung ra, xem ra đã thành công bước đầu: “áo lưỡi bò.”

Cơ thể chính trị bại xụi

Ngày 13 Tháng Năm, 2018, 14 du khách Trung Quốc – được chuẩn bị như một hành vi tập thể, có tổ chức – đã đồng loạt cởi áo ngoài để lộ hẳn áo thun nổi bật hình “đường lưỡi bò” ngay tại sân bay Cam Ranh – một vị trí nằm trọn trong tầm ngắm của giàn tên lửa của Trung Quốc đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Trong khi đó, nhiều tàu cá Việt Nam vẫn bị tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc tấn công, đâm chìm, còn ngư dân Việt bị hành hung và bị hất xuống biển.

Không chỉ đặt tên lửa, Trung Quốc còn tiến thêm một bước dài khi mang cả máy bay quân sự ra đảo Đá Subi ở quần đảo Trường Sa.

Đến lúc này, tình thế đã trở nên bi kịch hơn hẳn: không những các giàn phóng tên lửa của Việt Nam ở Trường Sa đã chẳng thể khiến Trung Quốc hoảng sợ, mà cả sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson ở Đà Nẵng vào đầu Tháng Ba, 2018 (theo lời “cầu viện” chính thức của Bộ Quốc Phòng Việt Nam) cũng chẳng mấy có tác dụng răn đe Trung Quốc.

Sau bi kịch quân sự là bi kịch xã hội. Phép thử chiến thuật “áo lưỡi bò” mang tính thách thức của giới chuyên gia tâm lý chiến Bắc Kinh đã khiến cho toàn bộ bộ máy đảng cầm quyền, chính quyền và chính sách “Ba không” của Việt Nam hầu như tê liệt.

Trong suốt hai tuần lễ từ ngày 13 Tháng Năm đến nay, đã không có bất kỳ một phản ứng ra hồn ra vía nào từ phía các cơ quan chức năng được xem là “có trách nhiệm” của Việt Nam. Trong khi phó giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa nói như vớt vát “Chúng tôi phải điều tra, khi đấy mới có đủ cơ sở kết luận để có hướng xử lý,” thì cơ chế “phản ứng nhanh” đã được thể hiện thành văn bản giữa Tổng Cục Du Lịch, Bộ Ngoại Giao và Bộ Công An đã trở thành một cơ thể bại xụi.

Sau những cuộc họp liên ngành và chắc chắn vụ áo “lưỡi bò” đã được báo cáo cho thường trực Ban Bí Thư và Bộ Chính Trị, vẫn không có bất kỳ cơ quan nào dám chịu trách nhiệm để thực thi một động tác cảnh cáo nào, càng không xử lý du khách Trung Quốc, thậm chí còn không dám công khai nêu ra bất kỳ một đề xuất nào để xử lý vụ việc tưởng nhỏ nhưng đã lộ rõ nguy cơ mất nước này.

Cụm từ “cả hệ thống chính trị vào cuộc” mà giới quan chức từ cao cấp lan xuống cấp dưới của Việt Nam ưa khoa trương đã biến sạch khỏi đầu môi chót lưỡi. Thay vào đó là hình ảnh “trùm mền” và đùn đẩy trách nhiệm chính trị giữa các cơ quan.

Sau vụ khiêu khích công khai của các du khách Trung Quốc, điều rất dễ hình dung là các cơ quan như chính quyền Khánh Hòa, Bộ Công An, Bộ Ngoại Giao, Tổng Cục Du Lịch đã quyết liệt… họp. Nhưng cũng hệt như rất nhiều cuộc họp thậm chí được tổ chức ở cấp Bộ Chính Trị khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc lao thẳng vào vùng chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông như chốn không người vào thời gian từ Tháng Năm đến Tháng Bảy năm 2014, đã chẳng có nổi một giải pháp, càng không có lấy một hành động ra hồn nào được thực hiện.

“Giải pháp” duy nhất để xử lý vụ khủng hoảng trên té ra lại là “Không để sự cố nhỏ ảnh hưởng đại cục” – thuộc về Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Du Lịch Nguyễn Văn Tuấn – một quan chức mà ngay sau phát ngôn này đã bị mạng xã hội phản ứng dữ dội và thái độ của Nguyễn Văn Tuấn bị lên án là không khác gì sự chuẩn bị cho hành vi bán nước.

Chỉ giỏi “hèn với giặc, ác với dân”

Rốt cuộc, bạc nhược và hèn yếu vẫn là đặc trưng lớn nhất của một chế độ luôn tuyên rao “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,” thêm một lần nữa minh chứng cho cái hiện thực khốn quẫn về chính quyền Việt Nam chỉ giỏi “hèn với giặc, ác với dân.”

Cho tới nay, tất cả những biểu thị và những cuộc xuống đường của người dân yêu nước phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vẫn bị chính quyền và công an Việt Nam cấm đoán quyết liệt. Trong lúc rất nhiều cảnh sát mất dạng khi xảy ra những vụ cướp bóc mà phải để giới hiệp sĩ đường phố ra tay và chết thế mạng, người ta lại quá dễ chứng kiến đàn đàn công an sắc phục và thường phục nhảy xổ vào những người biểu tình phản đối Trung Quốc bắn giết ngư dân Việt vào bất kỳ khi nào có một cuộc xuống đường hay chỉ là một cuộc biểu thị nhỏ.

Trong khi đó, quan hệ Việt – Trung đang “cải thiện” thấy rõ. Nếu trước đây, tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc chỉ dừng ở mức độ áp sát, ngăn cản, hoặc tấn công đánh đập ngư dân Việt, húc lật thuyền Việt… chứ không trực tiếp bắn thẳng vào ngư dân Việt, thì gần đây hành vi “đám người lạ” nhảy thẳng sang tàu cá Việt Nam để bắn chết ngư dân là chưa từng thấy. Vụ ngư dân Trương Đình Bảy bị “tàu lạ” dùng súng AK bắn chết vào Tháng Mười Một, 2015 là một minh chứng quá đau đớn.

Vào năm 2017, Quảng Ngãi là địa phương phải chịu áp lực gây hấn nặng nề nhất. Rất nhiều tàu cá và ngư dân Việt đã bị một số lực lượng của Trung Quốc tấn công, trong đó ba tàu cá bị tông va, đập phá dẫn đến chìm.

Các vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt và bắn giết ngư dân Việt đột ngột tăng mạnh kể từ Tháng Bảy năm 2017 – thời điểm Việt Nam đưa giàn khoan Repsol – liên doanh với Tây Ban Nha – ra khu vực Bãi Tư Chính để khoan thăm dò dầu khí, cho đến nay.

Thái độ bị xem là quá phụ thuộc và quá ươn hèn của chính thể Việt Nam đã “di truyền” từ quá khứ đến tận hiện tại, khi cả chính phủ lẫn các bộ ngành liên quan của Việt Nam tuyệt đối “cấm khẩu” trước hàng loạt tàu cá Việt bị “tàu lạ” đâm chìm, còn ngư dân Việt tiếp tục bị người Trung Quốc bắn giết.

Trong mối quan hệ với Hải Quân Hoa Kỳ, có một sự thật trần trụi và đau đớn là giới chóp bu Việt Nam đã chỉ quan tâm đến việc bảo vệ những mỏ dầu và khí đốt phục vụ cho lợi ích cùng sự tồn tại của đảng cầm quyền, trong khi chẳng hề quan tâm đến nhiều cái chết của ngư dân Việt bị bắn giết bởi tàu Trung Quốc.

Hiện rõ mất nước!

Hình ảnh “đường lưỡi bò” lại xuất hiện ở Việt Nam gần như trùng với một sự kiện được xem là “nhục quốc thể”: vào Tháng Tư năm 2018, công ty khai thác dầu khí Repsol của Tây Ban Nha – liên doanh với Vietsopetro của Việt Nam – đã lần thứ hai trong vòng 9 tháng phải cắm mặt rút khỏi mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ ở khu vực Bãi Tư Chính phía Đông Nam Việt Nam. Nguồn cơn của vụ rút lui này, dù không hề được giới tuyên giáo và báo đảng Việt Nam thông tin, nhưng ai cũng biết đó là do sức ép và đe dọa của Trung Quốc.

Với bản đồ mới nhất được Bắc Kinh tự vẽ, “đường lưỡi bò” liếm qua đến 67 lô dầu khí, tức gần như toàn bộ các vùng biển có trữ lượng dầu khí mà Việt Nam đã hợp tác với Tây Ban Nha để khai thác, và đang định hợp tác với những công ty dầu khí của Mỹ và Nga để khai thác.

Nhưng “nhục quốc thể” không chỉ bởi vụ chính quyền Việt Nam phải “giương cờ trắng” trước Trung Quốc khi muối mặt yêu cầu Repsol rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ vào Tháng Bảy năm 2017 và Tháng Tư năm 2018, mà còn là nỗi nhục không còn đất để chui trong phát ngôn “bán nước” của Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Du Lịch Nguyễn Văn Tuấn: “Không để sự cố nhỏ ảnh hưởng đại cục.”

Cuộc chiến không cần tiếng súng của Trung Quốc đã bắt đầu từ lâu và đang khởi động một giai đoạn mới. Từ nhiều năm qua, xã hội và toàn bộ thể chế đảng kèm chính phủ ở Việt Nam đã buộc phải quen với tình trạng thương lái Trung Quốc tung hoành ở khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long khi họ tìm cách vơ vét đến cả lá điều khô, dừa khô, rễ tiêu, rễ sim, rễ hồi, lá khoai mì, lá khoai lang và cả… đỉa.

Cũng hàng chục năm qua, lớp nông dân Việt Nam nhẹ dạ luôn lao từ nỗi bấn loạn này sang cơn điêu đứng khác khi phải chặt bỏ những cây nông nghiệp chính và lâm vào cảnh bị ngân hàng xiết nợ.

Nhưng khi thương lái Trung Quốc “xù” hợp đồng cũng là lúc nông dân lẫn ngư dân Việt Nam rơi vào cảnh điêu đứng vì nợ vay ngân hàng và sản phẩm không tiêu thụ được.

Đó là cuộc chiến và những thủ đoạn chiến tranh kinh tế của Trung Quốc.

Còn với chiến thuật áo “lưỡi bò,” hẳn là Bắc Kinh đã tính toán lấn từng bước và tự tạo hình ảnh “đường lưỡi bò” ngay trên lãnh thổ Việt Nam, ngay trước mũi các cơ quan bị xem là “cực kỳ vô trách nhiệm” của Việt Nam, và lâu dần sẽ khiến hình ảnh này trở nên bình thường hóa trong nhận thức và tâm lý của người dân, và khi đó sẽ là thành công của chủ trương “Hán hóa Việt Nam.”

Được “nội gián” bởi không ít quan chức của chế độ CSVN, có thể chẳng bao lâu nữa Bắc Kinh sẽ hoàn tất kế hoạch Hán hóa Việt Nam. Trạng thái vô cảm, cấm khẩu và có thể cả tê dại vì sợ hãi của các cơ quan “có trách nhiệm” ở Việt Nam sẽ là một nhân tố tích cực để xúc tác cho một phong trào du khách Trung Quốc, và cả một số người Hoa sinh sống ở Việt Nam, phô diễn “áo lưỡi bò,” cùng những hình ảnh và hành động biểu thị chủ quyền Trung Quốc trong vùng chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông, trong không bao lâu nữa.

Việt Nam, một đất nước vô luật.

Để đến lúc đó, thêm một lần nữa, trong rất nhiều lần của lịch sử “bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước,” nước Việt khốn khổ này bị đẩy vào nhà tù Bắc thuộc.

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.