Sụp đổ! (Phần 3)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chính trị ruồi bu và những tuồng kệch cỡm

Nếu nhìn vào những việc làm của những “lãnh đạo” đảng và Nhà nước CSVN thường ngày, thật khó tưởng tượng phân cấp quản lý và vai trò chức năng của hệ thống cầm quyền và quản trị quốc gia theo kiểu gì.

Người ta thấy hôm nay, ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra chỉ thị về quản lý giá điện nước ở các khu nhà trọ cho công nhân, đi kiểm tra đôn đốc việc xây dựng các nhà vệ sinh trường học. Ngày mai, ông dự hội nghị tổng kết nghe báo cáo công tác của tỉnh này, tỉnh nọ hoặc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ở chợ đêm Long Biên… Ông Phó Thủ tướng khác như ông Vũ Đức Đam thì đi ăn cơm công nhân 15.000 đồng ở nhà ăn một công ty nọ, hoặc đi dọn bèo tây giống như ông Đinh La Thăng bữa trước. Ông “ngoại trưởng” kiêm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thì được Đảng phân công đọc báo cáo kế hoạch hóa gia đình… Ở trên đỉnh cao quyền lực, ông Nguyễn Phú Trọng trong gần hết thời gian 2 nhiệm kỳ, chỉ duy nhất làm một việc: xây dựng tổ chức Đảng và “đốt lò”…

Người dân không bao giờ thấy những “trụ cột triều đình” có phát ngôn cụ thể, trực tiếp, kịp thời với các vấn nạn liên quan đến an ninh chủ quyền quốc gia như việc Trung Cộng xâm chiếm biển đảo, bắn giết ngư dân, lũng đoạn thị trường… hoặc những chính sách liên quan đến quyền lợi, oan khuất của người dân. Những “đỉnh cao trí tuệ” và “trí khôn của đảng”, chỉ có thể nói ra những câu giáo điều, ngây ngô, “dạy dỗ” đám dân đen kiểu như “mọi người đã làm được gì cho đất nước hay chưa?”, “nuôi con gì, trồng cây gì”, “không biết hết thế kỷ này có chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hay không?”

Xuất thân từ những phong trào “đoàn, đội”, những “lãnh đạo” của đảng và nhà nước CSVN, hầu hết đều mang đậm thứ tư duy hình thức, hô hào, diễn kịch theo những “motip truyền thống” của những “lãnh tụ vĩ đại” cách đây khoảng nửa thế kỷ. Từ kiểu ăn mặc đậm tính bolshevik Mác, Lê, Mao, các kiểu hô hào học tập “đạo đức, tư tưởng, tác phong” của ông Hồ trong suốt nhiều thập kỷ. Người cộng sản coi đó là chuẩn mực của lãnh đạo.

Thứ học thuyết bị cả thế giới kinh sợ, vứt vào sọt rác lịch sử vẫn được coi là chân lý, “chìa khóa vạn năng” trong thời đại công nghiệp 4.0. Gần như toàn thời gian của những “lãnh đạo” từ cấp xã cho đến trung ương dành cho họp hành, phát động các phong trào, meeting đoàn thể, soạn và đọc các báo cáo, diễn văn do cấp dưới chuẩn bị sẵn hoặc copy lại từ những hội nghị, sự kiện phong trào trước đó hàng chục năm.

Trước những dòng sự kiện lịch sử vô cùng cấp bách, nguy nan, đang cuồn cuộn như thác lũ, những nguy cơ có thể làm sụp đổ thể chế chính trị, kinh tế ngày một lớn… Người cộng sản vẫn khoác lên mình những bộ cánh, những vai diễn tuồng kệch cỡm, nhắm mắt cố diễn cho xong, hầu có thêm thời gian vơ vét, nhét cho đầy túi tham trước khi tìm đường lưu vong sang bọn “giãy chết” cùng những vali đầy ắp dollars. Nhưng người xưa có câu “binh bại như núi đổ”, những Gaddafi, Saddam Hussein… trên đỉnh cao quyền lực nhất không bao giờ có thể tin có ngày phải chết như một tên trộm chó và khi “tổ kiến hổng, sụt toang đê vỡ”, thì những vai tuồng kệch cỡm hôm nay, sẽ trở thành rác rưởi của thời đại chỉ trong phút chốc.

Chuyển phí thành giá: trò lưu manh hay bước đường cùng?

Ngôn từ tiếng Việt rất phong phú về ngữ nghĩa và giới chức CSVN ưa thích ứng dụng những chiêu trò “trí khôn kiểu Trạng Quỳnh” vào công tác quản trị quốc gia. Thứ chính trị khôn lỏi, lưu manh làng xã, có lẽ, được thể hiện ngay trong Hiến Pháp ‒ bản khế ước xã hội cao nhất, trong ví dụ như “đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý”, có thể được coi như minh chứng rõ nhất về kiểu “trí khôn của đảng đây” trong việc đánh tráo khái niệm, cưỡng bức ngôn ngữ tiếng Việt mà mục đích cuối cùng là biến những ngôn từ pháp lý trở thành phương tiện cướp đoạt tài sản, nhân phẩm, tự do của người dân một cách tinh vi. Càng ngày thì những thế hệ sau này của đảng càng sáng tạo ra những “nghệ thuật ngôn ngữ” mới, kỳ quái và khốn nạn hơn.

Trong những ngày qua, cả báo chính thống lẫn mạng xã hội đều “dậy sóng”, dân chúng thì phẫn nộ vì hàng loạt thuế phí tăng điên cuồng và khái niệm lạ hoắc “thu giá” được thay thế “thu phí” của ông Bộ trưởng GTVT Thể để hợp thức việc tiếp tục thu tiền người dân ở các BOT sai trái. Tiếp tới là ông Bộ trưởng Giáo dục Nhạ và bà Bộ trưởng Y tế Kim Tiến cũng có những đề xuất tương tự. Thực chất cuối cùng mục đích là các Bộ ngành chủ quản đang nắm giữ các mảng dịch vụ công quan trọng của quốc gia đang tìm cách né tránh trách nhiệm và ràng buộc, được qui định bởi Luật phí và thu phí của Chính phủ, mà chuyển sang “cơ chế thị trường” do tự ý các đơn vị quyết định mức thu tiền của dân chúng. Câu chuyện không đơn giản chỉ là trò chơi chữ gian manh, “đánh tráo khái niệm, đánh lận con đen” của những ông bộ trưởng “câm hay ngóng, ngọng hay nói” mà nó còn cho thấy rất nhiều điều tồi tệ sắp diễn ra.

Lấy ví dụ về câu chuyện “thu giá” của Bộ trưởng Thể để xem xét, ta sẽ hiểu ra nhiều điều.

Toàn quốc có đến 88 trạm thu phí BOT. Trong số đó, 73 trạm BOT do Bộ GTVT quản lý và 15 BOT thuộc UBND tỉnh. Gần 40 trạm BOT án ngữ trên quốc lộ 1, tuyến huyết mạch dài 2360 Km, đi qua 31 tỉnh thành, có lịch sử xây dựng từ thời… Pháp và được VNCH mở rộng trên nền tảng cũ trong khu vực các tỉnh phía Nam. Trước khi “giải phóng”, tất cả các tuyến công lộ phục vụ cho giao thương, đi lại của người dân hoàn toàn miễn phí và tự do. Những người CS sau khi “giải phóng” thống nhất đất nước, đã dựng lên một loạt các trạm thu phí từ Bắc chí Nam và thu tiền dưới hình thức các dự án BOT, với lý do “xã hội hóa”, huy động nguồn lực doanh nghiệp để đầu tư, nâng cấp, cải thiện cơ sở hạ tầng đường bộ vốn đã xuống cấp và cũ nát do nhu cầu tăng vọt về giao thông kể từ khi mở cửa kinh tế.

Những BOT mọc lên như nấm sau mưa, dự án chỉ vài trăm tỷ đồng được lập khống lên hàng chục, hàng trăm lần, được phê duyệt bởi bộ chủ quản, rót vốn bởi những cá mập ngân hàng và các doanh nghiệp là sân sau của những “gia tộc Đỏ”. Người dân hoàn toàn không thể biết xây dựng hết bao nhiêu, thu phí đến bao giờ hoàn vốn. Dân trong ngành xây dựng có thể dễ dàng nhẩm tính, một dự án BOT vài trăm tỷ có thể hoàn vốn trong vòng 1, 2 năm và các “đại gia ĐỎ” kiếm chác hàng nghìn tỷ chia nhau hàng chục năm sau đó. Các BOT là những con gà đẻ trứng vàng cho các gia tộc Đỏ như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn Chi, Hoàng Trung Hải, Đinh La Thăng, cánh tướng tá của Bộ Quốc phòng… Chúng thực sự là bầy ve chó bám vào cổ 90 triệu người dân, ngày đêm rúc rỉa.

Khi sự kiện cánh bác tài miền Tây “nổi dậy” bằng những biện pháp đấu tranh mẫu mực về “bất tuân dân sự” ở BOT Cai Lậy – một trong nhiều dự án tai tiếng của Bộ GTVT, những quan chức CS cao cấp có lẽ “chột dạ”. Nếu bỏ trạm thu phí thì không khác nào bắt chó sói ăn bắp cải thay cho thịt cừu. Còn tiếp tục thu phí thì cơn giận dữ của người dân có thể bùng nổ bất cứ lúc nào vì rõ ràng việc lập trạm BOT như ở Cai Lậy là một trò ăn cướp trắng trợn không hề có cơ sở pháp lý hay đạo lý.

Những “đỉnh cao trí tuệ” phải vắt óc suốt nửa năm qua mới nghĩ ra “diệu kế” thay thế khái niệm “Thu Phí” bằng “Thu Giá”. Thứ tư duy lưu manh khi nghĩ rằng thay đổi tên gọi là có thể thay đổi bản chất một sự việc, vốn là thói quen của người CS. Nếu gọi là Phí thì sẽ bị ràng buộc bới qui định của Luật và Nghị định về Phí và Thu phí của chính phủ. Nhưng gọi là Giá thì do tự doanh nghiệp quyết định? Diệu kế này, ngay lập tức, được sự hưởng ứng từ hai bộ là Y tế và Giáo dục.

Tuy nhiên, khác một chút so với bộ GTVT, các dự án BOT giao thông về bản chất là “mượn đầu heo nấu cháo”, khi phần lớn tiền thực hiện dự án là tiền đi vay của các ngân hàng, nhiều doanh nghiệp thực hiện dự án BOT gần như chỉ bỏ ra tiền lobby ban đầu cho quan chức của bộ GTVT và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.

Trong khi đó, các cơ sở giáo dục và y tế thì khác, tất cả hạ tầng của giáo dục và y tế đều hình thành từ nguồn vốn ngân sách, thuế và các khoản viện trợ. Có thể gọi tiền thu của dân là gì đi nữa, “Phí” hay “Giá” đều được, nhưng bản chất thì toàn bộ cơ sở hạ tầng từ trước đến nay của những bộ ngành chủ quản này, đều phải thuộc về Nhân dân và đương nhiên yêu cầu phải bạch hóa và chịu sự giám sát của người dân là bắt buộc. Tuy vậy, chưa bao giờ người dân được biết những đồng tiền thuế đi đâu và vào túi những ai?

Một khía cạnh khác, việc thay thế tên gọi “thu phí” bằng “thu giá”, có thể, rõ ràng là một chủ trương có hệ thống của nhà nước CSVN. Đó là trước thực trạng cạn kiệt ngân sách và việc kiểm soát thuế, phí đã vượt khỏi khả năng của nhà nước cũng như nảy sinh quá nhiều xung đột nội tại khi những con sói dành nhau những phần thịt trong bữa tiệc cuối cùng.

Một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra là Nhà nước từ bỏ trách nhiệm với hệ thống dịch vụ công ích được xây dựng từ nguồn tiền thuế của người dân và giao cho các Tư Bản Đỏ tùy nghi định đoạt. Và nếu vậy, thì đàn sói dữ đã hoàn toàn được tự do, lao vào bầy cừu 90 triệu con để xé xác, thỏa mãn cơn đói khát khôn cùng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.