Biển Đông

Phát ngôn nhân Trung Cộng Cảnh Sảng tuyên bố ngang ngược trong một cuộc báo ngắn hôm thứ Tư 17/7/2019 về tình hình khu vực Bãi Tư Chính: "Chúng tôi hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ cân nhắc và tôn trọng chủ quyền và quyền hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển liên quan ở Biển Đông, cũng như sẽ không thực hiện hành động có thể khiến tình trạng xấu đi thêm nữa." Ảnh: AP/Andy Wong

Bãi Tư Chính: Bắc Kinh vừa ăn cướp vừa la làng

Trong cuộc họp báo hôm 17 tháng Bảy, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Cảnh Sảng lại yêu cầu Việt Nam “nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình.” Thoạt nghe nhiều người Việt ngỡ ngàng vì mức độ trâng tráo của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng. Nhưng tại sao Bắc Kinh có thể có lối hành xử như thế?

Hà Nội kiềm chế trước sự kiện Bãi Tư Chính vì... đại cục lớn? Ảnh: Việt Tân edit

Khi đất nước lâm nguy, dân có quyền được biết

Đã gần hai tuần lễ, kể từ khi có tin tàu Haiyang Dizhi 8 (HD 8) của Trung Cộng hoạt động thăm dò tại khu vực Bãi Tư Chính, nhưng cho đến nay vẫn không thấy báo chí Việt Nam đưa tin gì. Thậm chí, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao trước đây thường “quan ngại sâu sắc”, lần này cũng im luôn. Phải khẳng định việc tiếp cận những thông tin về vấn đề chủ quyền quốc gia là quyền chính đáng của công dân. Hơn nữa, người dân cũng cần biết để giám sát xem đất nước đang được quản lý và bảo vệ như thế nào.

Tàu Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Cộng đã vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện cuộc khảo sát địa chấn từ ngày 3 tháng Bảy 2019. Ảnh: Ryan Martinson

Việt Nam có nên vì ‘đại cục’?

Theo báo South China Morning Post, tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải cảnh bảo vệ tàu Haiyang Dizhi của Trung Quốc đã đối mặt với nhau suốt hơn 10 ngày qua. Mặc dù chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra nhưng không ai dám chắc lần này có khác với lần trước hay không bởi sự ngông cuồng của Trung Quốc ngày một leo thang và bất chấp mọi phản ứng của quốc tế…

Khu vực các lô dâu khí (màu xanh dương) mà Trung Quốc mời thầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, nơi tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc đang hoạt động. Ảnh; AMTI

Tại sao Trung Quốc tiếp tục “dằn mặt” Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế?

“Nếu vị trí của tàu khảo sát Trung Quốc thực sự được xác nhận ở phía tây đảo Trường Sa Lớn (đảo lớn nhất mà VN kiểm soát), thì đây sẽ là khu vực cực kỳ nhạy cảm với Việt Nam… Nếu những gì đang diễn ra ở Biển Đông trong tháng Bảy [2019, BBT] được xác nhận chính xác, thì điều này cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị đẩy đòi hỏi chủ quyền trên biển của mình khi Việt Nam lùi bước.” (Giáo Sư Carl Thayer)

Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng tuyên bố láo

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2019, Singapore, hôm 2 tháng Sáu, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) đã tuyên bố: “Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác.” Sự thật có phải như khẳng định của viên tướng họ Ngụy?

Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Shanahan gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ở Singapore hôm 31/5/2019. Ảnh: Reuters

Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ phát biểu cứng rắn về Trung Quốc

Hôm thứ Bảy 1/6, Quyền Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Shanahan nói rằng trong khi Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc, hành vi làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia khác và gieo rắc sự ngờ vực về ý định của TQ phải chấm dứt. Ông cũng nhắc lại việc Mỹ không có lòng tin đối với Huawei, ông nói rằng công ty này “quá thân cận với chính phủ TQ”, trong khi nước này có luật yêu cầu phải chia sẻ dữ liệu.

Các trừng phạt của Hoa Kỳ đe dọa nhấn chìm Trung Quốc ở Biển Đông

Trong khi Hải quân Hoa Kỳ tăng cường tuần tra tại Biển Đông gần các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố là thuộc chủ quyền Trung Quốc, thì các nhà lập pháp Hoa Kỳ gia tăng thêm tình trạng gây cấn với những đề nghị biện pháp trừng phạt đối với các thực thể Trung Quốc liên quan đến sự bành trướng và quân sự hóa của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp.

Tình hình Việt Nam trong thời gian tới

Diễn biến cho thấy tình trạng bất ổn trong xã hội Việt Nam đang có nguy cơ bùng phát. Tuy nắm trong tay một lực lượng công an mật vụ rất lớn và sẵn sàng dùng xã hội đen để đàn áp, răn đe những người yêu nước, CSVN không thể tồn tại mãi để trấn áp người dân khi mà kinh tế kiệt quệ, thu không đủ chi, xã hội rối loạn vì bất mãn tràn lan.

Những công trình theo dõi liên kết với nhau có thể giúp Trung Cộng thực thi những biện pháp chống lại ngư dân trong vùng. Ảnh: Internet

Trung Quốc có thể triển khai các công trình trên biển làm nhiệm vụ theo dõi trên Biển Đông

Bộ Quốc Phòng Trung Quốc vừa cho ra mắt các giàn (nhà ở) có trọng lượng không lớn, làm nhiệm vụ theo dõi từ xa trên biển, gợi ý rằng chúng có thể được triển khai cho hoạt động quân sự ở Biển Đông, nhằm hỗ trợ công tác bảo vệ các công trình xây dựng trên các hòn đảo và giám sát những khu vực đang nằm trong vòng tranh chấp với các lân bang.

Hoa Kỳ đẩy mạnh quan hệ quân sự với Việt Nam

Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường hợp tác giữ sự ổn định trong vùng và nhất là đối phó hiệu quả với việc Trung Cộng quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Ông Randall G. Schriver, Trợ Lý Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, đặc trách các vấn đề an ninh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương nói.

Hậu thượng đỉnh Mỹ – Triều: Hãy chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh

Trước tất cả những thách thức và rủi ro mà Bắc Kinh đang phải đối mặt, một phương thức nhằm tập trung cao độ quyền lực chính trị mà Tập Cận Bình có thể lựa chọn là một xung đột ở ngoài biên giới Trung Hoa ở mức độ hạn chế. Chiến thắng nhỏ ở một cuộc xung đột khu vực không gây nhiều tổn thất, có thể đem lại lợi ích chính trị lớn.