Giàn khoan Đông Phương: Trung Quốc nắn gân Việt Nam trước chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về việc Trung Quốc đưa giàn khoan Đông Phương đến khu vực Vịnh Bắc Bộ nơi Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn đang tiếp tục đàm phán, Thạc sĩ Hoàng Việt – một chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông cho rằng đây là cách mà Trung Quốc muốn nắn gân Việt Nam trước khi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ.

Có lẽ đây cũng là cách mà Trung Quốc luôn luôn nhắc nhở Việt Nam rằng Hoa Kỳ thì ở xa mà Trung Quốc thì ở gần. Để Việt Nam biết được vai trò của Trung Quốc.”

Tân Hoa Xã vào ngày 7 tháng 4 vừa qua loan tin cho biết Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan dầu khí lớn thứ nhì của nước này có tên Dongfang (Đông Phương) 13-2 CEPB ra lưu vực Yinggehai, hay còn gọi là lòng chảo Quỳnh Hải, nằm ở phía tây bắc Biển Đông, giữa đảo Hải Nam và bờ biển phía Bắc của Việt Nam.

Bốn ngày sau đó, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong buổi họp báo thường kỳ cho biết các cơ quan chức năng chính phủ Hà Nội đang xác minh thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan Đông Phương 13-2 đi vào thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Trước đó, vào ngày 14/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ sang thăm Hoa Kỳ trong năm nay theo lời mời của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng việc “nắn gân” này không làm ảnh hưởng gì đến mối quan hệ Việt – Mỹ đang trong giai đoạn chín muồi như lời Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, hiện là thành viên của tổ chức Minh Triết Làm Chủ Biển Đông nhận định:

Tôi nghĩ sắp tới cần xem xét Trung Quốc làm thế này có phải là nhắc nhở, thậm chí là để dằn mặt Việt Nam hay không thì đây là một vấn đề cần đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn, chứ không phải chỉ vấn đề giàn khoan. Bởi vì quan hệ Việt – Mỹ bây giờ bước vào giai đoạn khó ai có được động thái ngăn cản được vì nằm trong tiến trình, trong sự thay đổi điều chỉnh chính sách lớn của phía Mỹ khu vực Indo-Pacific, nên những động thái ngăn trở chưa chắc đã có tác dụng.”

Từ năm 2013, Việt Nam và Mỹ đã nâng tầm quan hệ lên Đối tác toàn diện. Hợp tác giữa hai bên trong các năm qua được phát triển trên nhiều lĩnh vực bao gồm kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa giáo dục và môi trường. Đặc biệt, Hoa Kỳ là nước cam kết giúp Việt Nam trong việc tăng cường năng lực biển qua việc cung cấp các tàu tuần tra cho Việt Nam.

Mới đây, hôm 1 tháng 4, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết Mỹ đã chính thức bàn giao 6 xuồng tuần tra cao tốc Metal Shark cho Cảnh sát biển Việt Nam. Trước đó, Mỹ cũng đã tặng Việt Nam 12 xuồng tuần tra Metal Shark khác.

Hoa Kỳ cũng là nước nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động quân sự hóa và lấn lướt của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với các nước khác, trong đó có Việt Nam. Hoa Kỳ khẳng định mình có quyền tự do hàng hải và hàng không tại khu vực này.

Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng chuyến thăm Hoa Kỳ của người đứng đầu nhà nước Việt nam sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quan hệ Việt – Trung:

Khi mà Việt Nam xích gần Hoa Kỳ hơn thì Trung Quốc có cái nhìn không được thiện cảm và an tâm cho lắm, theo cách nhìn của họ. Cho nên đó cũng là cách ảnh hưởng phần nào đến Việt Nam trong đối sách của Việt Nam. Gần đây, trong Hội thảo quốc phòng giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, đó cũng giải thích vì sao ông Nguyễn Chí Vịnh ít khi nhắc, lên án chuyện Trung Quốc, trong khi Hoa Kỳ lên án rất mạnh mẽ. Việc này cho thấy thái độ của Việt Nam, giống như Việt Nam đang phải cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.”

Hình chụp hôm 14/5/2014 từ tàu cảnh sát biển Việt nam cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc (trái) đang đi gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng nước tranh chấp ở Biển Đông. AFP

Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn các tranh chấp ở khu vực Biển Đông, nhưng hai bên từ năm 2008 đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2000 đã ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với đường biên giới lãnh hải 2 nước ở khu vực ngoài cửa sông Bắc Luân.

Tuy nhiên, hiện cả Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa thể đi đến thống nhất trong việc phân định vùng cửa Vịnh Bắc Bộ, dù vẫn thường xuyên có các hoạt động tuần tra chung tại đây.

Do đó, Thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng đây là một việc đáng quan ngại vì hiện nay vẫn chưa biết được giàn khoan Đông Phương đặt ở đâu. Ông chia thành hai trường hợp có hai trường hợp xảy ra:

Nếu giàn khoan Đông Phương nằm trong vùng đã phân định thuộc về Trung Quốc thì không gì phải bàn. Nhưng nếu đặt giàn khoan này vào khu vực mà thuộc Việt Nam hoặc vùng chưa phân định thì đó là vấn đề chắc chắn Việt nam sẽ phản đối. Nếu Việt Nam không phản đối thì họ (Trung Quốc) sẽ làm tới và kịch bản vụ giàn khoan năm 2014 tiếp tục tái lập, hình thành những chuyện khác.”

Đông Phương không phải là giàn khoan lớn đầu tiên được Trung Quốc đưa ra Biển Đông. Cách đây 5 năm, vào năm 2014, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 vào khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Vụ việc đã dẫn đến căng thẳng trong quan hệ hai nước trong nhiều tháng cho đến khi Trung Quốc quyết định rút giàn khoan về.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho rằng ngoài chuyện xác định địa điểm của giàn khoan Đông Phương, còn phải xem xét kỹ lý do tại sao Trung Quốc lại công bố chuyện này vào thời điểm này?

Trung Quốc nói là chuẩn bị cái này lâu rồi, bây giờ tiến hành trên thực địa thôi. Tôi nghĩ Tôi cho rằng đây rõ ràng là một hoạt động mang ý nghĩa biểu kiến vì Trung Quốc không bao giờ làm việc gì chỉ mang một ý nghĩa.

Vụ Đông Phương này làm ta nhớ lại vụ giàn khoan Hải Dương 981 5 năm trước đây. Lúc bấy giờ chúng ta chỉ chú ý vào việc Hải Dương 981 vào Biển Đông thôi, nhưng sau đó chúng ta cũng kịp thời phát hiện rất nhanh là Trung Quốc nghi binh dư luận để cấp tập, cơi nới các đảo đá trên Biển Đông. Nhớ lại chuyện đó, chúng ta phải cảnh giác lần này Trung Quốc làm thế này để làm gì?”

Việc Trung Quốc xây lấp các đảo nhân tạo và triển khai vũ khí ra khu vực Biển Đông đã bị quốc tế lên án. Tuy nhiên, Trung Quốc nói rằng nước này có toàn quyền đối với những thực thể mà Trung Quốc xây lấp ở Biển Đông.

Trung Quốc đã vẽ ra đường đứt khúc 9 đoạn đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông, lấn cả vào vùng nước của các nước láng giềng như  Việt Nam và Philippines. Tòa Trọng tài quốc tế hồi năm 2016 đã bác bỏ tính pháp lý của đường đứt khúc này nhưng Trung Quốc từ chối không tuân thủ phán quyết của tòa.

Vẫn theo Tiến sĩ Thắng, đến nay thì sự việc Trung Quốc đưa gian khoan dầu ra Biển Đông chưa thể đưa ra kết luận, vì ngay cả phía Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nói rất có mức độ. Theo ông, những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông là vô luân vô pháp. Do đó, không thể loại trừ trường hợp Trung Quốc sẽ tiếp tục gây hấn với Việt Nam để gây thêm căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho rằng tất cả những chuyện này vẫn cần thêm thời gian để tiếp tục theo dõi.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.