Bộ Công An

Ông Tô Lâm được cho là đang tranh giành quyền lực để kiêm luôn cả ghế tổng bí thư đảng CSVN. Ảnh: Dang Anh/ AFP via Getty Images

Tô Lâm phá vỡ thông lệ, quyết liệt tranh giành quyền lực

Cách sắp xếp nhân sự như vậy trước tiên là để bảo đảm “hậu cứ” vững chắc cho quyền lực của ông Tô Lâm, bảo đảm cho những bước tiến xa hơn của ông ta trong thời gian tới, tránh vết xe đổ mà tiền bối của ông là Đại tướng Trần Đại Quang để lại. Ông Lâm đang đi vào con đường của ông Trần Đại Quang, nhảy thẳng từ ghế bộ trưởng Công An sang ghế chủ tịch nước, song do không duy trì được thế lực ở Bộ Công an, ông Quang đã chết bất đắc kỳ tử vì “bệnh lạ” chỉ hai năm sau đó.

Ông Phạm Minh Chính (trái) ôm chúc mừng ông Tô Lâm sau khi ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước. Ảnh: Quốc hội via AP

Chính trường Việt Nam sau khi ông Tô Lâm rời Bộ Công an lên vị trí chủ tịch nước

Sau khi ông Tô Lâm đăng quang vị trí chủ tịch nước của Việt Nam, mọi cặp mắt của các nhà quan sát chính trị Việt Nam đều đổ dồn vào vị trí khác: Tổng bí thư. Đây chỉ là vị trí cao nhất của một tổ chức đảng, nhưng theo Hiến pháp 2013 hiện hành thì đó là nguyên thủ quốc gia trên thực tế, là vị trí nắm thực quyền đối với mọi vấn đề trọng yếu của đất nước.

Bộ Trưởng Công An Tô Lâm (phải) được đầu bếp "Thánh Rắc Muối" Nusret Gökçe đưa miếng thịt bò dát vàng lên tận miệng trong chuyến công du Anh Quốc, đầu tháng 11/2021. Ảnh chụp từ clip TikTok của nusr_et

Truyền thông quốc tế: Tân Chủ tịch nước Tô Lâm có tham vọng làm tổng bí thư

Một giảng viên đại học kỳ cựu ở Hà Nội cho rằng ông Tô Lâm chắc chắn có tham vọng trở thành người đứng đầu đảng, nhưng ông cũng có nhiều đối thủ, và không nhận được sự ủng hộ hoàn toàn trong Bộ Công an. Do vậy, con đường dẫn tới cương vị đứng đầu đảng của Tô Lâm sẽ có nhiều chông gai.

Để trở thành người thay thế ông Trọng, ông Tô Lâm còn phải tranh đấu với nhiều ứng cử viên khác, nổi bật là đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính, và cả tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Ảnh minh họa: Hà Nội Mới

Cảnh sát giao thông có cần hóa trang để “mật báo” tình hình giao thông?

Cục Cảnh sát Giao thông thuộc Bộ Công an mới đây cho biết, sẽ có lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) hóa trang, mặc thường phục, thường xuyên di chuyển, bí mật nắm tình hình để ghi nhận vi phạm trên các tuyến đường không có hệ thống camera giám sát. Từ đó thông tin cho lực lượng làm nhiệm vụ công khai để xử lý.

Ngay sau khi thông tin này được truyền thông nhà nước loan tải, một số độc giả đặt câu hỏi: “Rồi xảy ra tình trạng giả giả thật thật. Là người dân bình thường ai sẽ phân biệt được đâu là CSGT thật, đâu là CSGT giả. Sao không tìm cách cho người dân có ý thức hơn khi tham gia giao thông để hạn chế nhất vấn đề xử phạt?”…

Ảnh: Diễn Đàn

Sự nguy hiểm của chiến lược thu thập dữ liệu gien trên diện rộng

Đây là một thời điểm quan trọng khi chúng ta đứng trước quyết định có thu thập dữ liệu gien (gen) trên diện rộng hay không. Bộ Công an lấy ý kiến các nhà khoa học và tôi hy vọng sẽ có nhiều nhà khoa học lên tiếng về vấn đề rất quan trọng này.

Dữ liệu nhạy cảm và quan trọng nhất của con người là dữ liệu gien. Nắm được gien là có khả năng hiểu rất nhiều về con người. Nắm được dữ liệu gien của một cộng đồng, một đất nước là hiểu rất rõ và khống chế, gây ảnh hưởng được lên cộng đồng/nước đó. Chính bởi vậy, với những vùng tự trị, Trung Quốc đã rất nhanh lấy dữ liệu gien trên diện rộng toàn dân của Tây Tạng và Tân Cương. Cá nhân hay tổ chức nào lấy được toàn bộ dữ liệu gien thì việc áp đặt hệ thống kiểm soát là dễ dàng, chỉ bằng một hai cú click trong tích tắc.

Mẫu thẻ căn cước mới được Bộ Công an đề xuất. Photo: Bộ Công an

Lại đổi mẫu thẻ căn cước!

Việc thay đổi thẻ, thay đổi tên thẻ nhiều lần trong thời gian ngắn như vậy khiến công luận mất niềm tin với nhà nước nhất là trong việc xây dựng pháp luật cũng như trình độ quản lý của các cơ quan chức năng.

Một CSGT đang điều tiết giao thông ở Hà Nội. Ảnh AFP

Bộ Công an hưởng 85% số thu phạt vi phạm giao thông: Coi dân là con bò sữa?

Theo nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương được Quốc hội thông qua chiều ngày 10/11 vừa qua, Bộ Công an được hưởng 85% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông năm 2022, 15% còn lại dành cho các địa phương để chi cho các lực lượng khác tại địa phương tham gia đảm bảo an toàn giao thông.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), năm 2022, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý hơn 2.800.000 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Số tiền phạt thu được là hơn 4.100 tỷ đồng.

Công an Việt Nam với tiêu chuẩn kép về mạng xã hội qua vụ ba luật sư đến Hoa Kỳ!

Cơ quan an ninh, công an dùng mạng xã hội làm căn cứ bắt bớ, kết tội những người có tiếng nói khác biệt với Nhà nước, rồi chính những cơ quan này lại cho rằng, những thông tin trên mạng xã hội [về việc 3 luật sư vụ án Thiền Am đến Mỹ] là không đáng tin, một số người cho rằng các cơ quan chức năng Việt Nam thể hiện sự bất nhất trong phát ngôn và cả trong cách làm việc.

Cầu thủ Quang Hải được kỳ vọng sẽ giúp CLB Công an Hà Nội lập thành tích vô địch V-League khi vừa thăng hạng. Ảnh: CLB Công An Hà Nội

Thế rốt cuộc chống tham nhũng là để làm gì?

Trên thế giới thì chắc chỉ Việt Nam mới có kiểu một bộ của chính phủ bỏ tiền ra thành lập đội bóng đá, rồi vung tiền mua hết cầu thủ nổi tiếng để cạnh tranh với các đội bóng tư nhân khác.

Nó không những tạo ra cái cau mày về sự trái ngược của Bộ Công an khi đi làm cái việc không thuộc bổn phận mà pháp luật cho phép…

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an tại Quốc hội hôm 27/5/2023. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Không “vũ trang hoá” các cơ quan quyền lực

Một lực lượng vũ trang trong thời bình mà có nhiều tướng thì tướng không giỏi. Một xã hội mà mỗi ngày quân đội và công an đông hơn là một xã hội không mong muốn. Quốc hội cần nhiều nghị sĩ giỏi, chứ không cần nhiều tướng lĩnh.