đấu đá nội bộ

Dấu vết đấu đá phe nhóm chính trị trong việc xoá án cho tử tù Hồ Duy Hải

Những dấu hiệu nghi vấn mà các luật sư đã vạch ra trong các hồ sơ trước đây là thủ phạm của vụ án này có lẽ liên quan đến những người rất có thế lực về mặt chính trị ở Việt Nam. Chính vì như vậy mà nhiều người cho rằng việc bới lại vụ án Hồ Duy Hải cũng như xóa bỏ bản án để điều tra lại, mang mục đích “đánh nhau” giữa các phe cánh của các nhóm lợi ích.

Ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội hôm 15/10/2019. Ảnh chụp màn hình Zing News

Nguyễn Phú Trọng có trụ nổi cho tới Đại Hội 13?

Sau khi Nguyễn Phú Trọng phải thú nhận là bệnh nhân, cùng cảnh tượng Đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) “vô tình” phát đi hình ảnh Trọng đi đứng loạng choạng trong cuộc tiếp những người anh em xã hội chủ nghĩa Lào, không nghi ngờ gì nữa về lời giã từ chính trường được ông ta nêu ra một cách không chính thức, tương ứng với việc Trọng không thể chạy đua đến Đại Hội 13 mà sẽ “nửa đường gãy gánh.”

Hình ảnh truyền thông nhà nước công bố ông Trọng xuất hiện trở lại tối 14/5/2019, sau đúng một tháng vắng bóng. Ảnh: Getty Images

Nguyễn Phú Trọng sẽ phải thúc thủ về vườn?

Ngay cả với kịch bản phải từ giã chính trường tại Đại Hội 13 do không đủ sức khỏe, chứ không phải do tuổi tác đã quá cao, tương lai của Nguyễn Phú Trọng cũng không thể được xem là “hạ cánh an toàn.” Bởi kể từ thời điểm hạ lệnh cho bắt Đinh La Thăng vào Tháng Mười Hai, 2017, Nguyễn Phú Trọng đã phá vỡ tiền lệ “ủy viên Bộ Chính Trị không thể bị truy tố” và do đó ông ta đã chính thức leo lên lưng cọp. Cũng một cách chính thức, không một ủy viên Bộ Chính Trị nào (đã nghỉ hưu và cả đương chức) có thể kê gối ngủ ngon sau vụ Đinh La Thăng.

Đấu đá bùng nổ với Hội nghị Trung ương 11

VN 360: Hội luận cùng ông Lý Thái Hùng – Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân. | So với những khóa trước, thì kỳ họp Trung ương đảng lần thứ 11 này (từ ngày 7 đến 13 tháng 10) được cho sẽ là “nhiều sóng gió nhất”. Đây là kỳ họp mà Ban chấp hành trung ương khóa 12 sẽ chính thức bàn về vấn đề nhân sự của khóa 13, tức là tập trung thảo luận và chọn lựa những ai ra đi, những ai ở lại, đồng thời chọn những ứng viên mới từ các bộ phận đảng và nhà nước để tham gia vào Ban chấp hành trung ương khóa 13.

Lê Thanh Hải sẽ vào lò ông Trọng

Lê Thanh Hải sẽ là khúc củi kế tiếp của lò Nguyễn Phú Trọng

Việc ông Trọng tái xuất hiện 2 lần trong vài ngày qua chỉ để kêu gọi người dân đừng để bị các thế lực thù địch kích động xuống đường, và để siết chặt thêm vòng vây phe nhóm Lê Thanh Hải, trong khi tình hình Bãi Tư Chính đang ngày càng căng thẳng, xung đột vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vậy mà ông Trọng không một lời nhắc đến. Rõ ràng ông Trọng chỉ lo đến việc giữ 2 chiếc ghế đang ngồi của mình và phe nhóm.

Vụ Bãi Tư Chính và thế kẹt của Hà Nội

Nếu xung đột bùng nổ trên Biển Đông, Bộ Chính Trị CSVN nhìn thấy rõ là họ rơi vào thế kẹt giữa hai lằn đạn: sức ép chống Tàu của người Việt Nam và sức ép kinh tế đến từ các doanh nhân dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh.

Ông Nguyễn Phú Trọng tái xuất hiện ngày 21 tháng Sáu, 2019. Screenshot từ VnExpress

Nguyễn Phú Trọng bị chơi khăm?

Cho dù ông Trọng đã ‘tái xuất’ vào ngày 21 tháng Sáu để chủ trì họp Bộ Chính Trị, cái lối thoắt ẩn thoắt hiện của ông ta không thể khiến người ta bớt hoài nghi về việc Trọng có thể thực hiện chuyến công du Mỹ, và có thể cả Canada, một cách hoàn hảo bằng chính đôi chân của ông ta vào tháng Tám tới.

Tình hình Việt Nam: Xã hội bất mãn, đấu đá nội bộ bất phân thắng bại

Kinh nghiệm cho thấy, 3 yếu tố cần phải có để đưa đến sự sụp đổ của các chế độ độc tài tại Đông Âu, là đấu đá nội bộ bất phân thắng bại, thứ hai là kinh tế khủng hoảng không còn có thể cứu vãn, và thứ ba bất mãn xã hội cùng với những cuộc phản kháng của người dân lan rộng ở nhiều nơi khiến chế độ lúng túng đối phó. Việt Nam hiện đang hội tụ cả ba yếu tố này.

Tình hình Việt Nam trong thời gian tới

Diễn biến cho thấy tình trạng bất ổn trong xã hội Việt Nam đang có nguy cơ bùng phát. Tuy nắm trong tay một lực lượng công an mật vụ rất lớn và sẵn sàng dùng xã hội đen để đàn áp, răn đe những người yêu nước, CSVN không thể tồn tại mãi để trấn áp người dân khi mà kinh tế kiệt quệ, thu không đủ chi, xã hội rối loạn vì bất mãn tràn lan.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi ông Trọng vô năng?

Với tình hình sức khỏe như hiện nay, ông Trọng khó có thể tiếp tục đảm đang hai vai trò quan trọng là tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước. Đó là chưa kể đến những đối thủ của ông Trọng tìm cách gây “áp lực”, tạo ra những căng thẳng trong nội bộ, khiến ông Trọng có thể phải tự buông bỏ nếu muốn bảo toàn tính mạng.

Bàn cờ thế sự: Ai thủ lợi trong vụ ông Trọng bị đột quỵ?

Sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng phải vào bệnh viện cấp tốc vì lý do sức khỏe, và với lứa tuổi đã “ngoài giới hạn”, sẽ khó cho ông Trọng có thể giữ những trách vụ cao như hiện nay. Nói cách khác là ông Trọng sẽ không thể làm Tổng bí thư và Chủ tịch nước sau đại hội 13. Vậy ai sẽ thủ lợi qua tai nạn này của ông Trọng?

Tất Thành Cang và Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh chụp màn hình Đất Việt.

Nạn bè phái hiện nay

Che dấu nhau là điều kiện sinh tử của các phe nhóm khi hành động của chúng bị dòm ngó hay bị tố cáo. Khi có một kẻ nào đó bị mang ra kỷ luật thì phải hiểu đó chỉ là những con dê tế thần tuỳ theo tác hại của mỗi sự việc. Sau đó nếu có cơ hội thì phe nhóm sẽ ra tay phục hồi cho người của mình. Đó là hai trường hợp vừa diễn ra đối với Tất Thành Cang và Ngô Văn Tuấn.