kinh tế Việt Nam

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc điều hành kinh tế bằng con số

Cuộc thương chiến Mỹ – Trung đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam một “phép lạ” như nhiều chuyên gia quốc tế đã dự báo. Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019 đã hưởng lợi rất lớn từ cuộc thương chiến này khi nhịp độ xuất khẩu hàng hoá gia tăng từng tháng một. Từ những công ty bỏ chạy khỏi Trung Quốc tìm đất đứng ở Việt Nam để sản xuất, đến đủ loại hàng hoá đội lốt để tránh thuế quan Mỹ đã đẩy cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu của Việt Nam đạt con số bất ngờ 263 tỷ USD.

Việt Nam xuất khẩu "người lao động" năm sau nhiều hơn năm trước và tiếp tục là một "nhiệm vụ chính trị". Ảnh: Internet

Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng ảo, vỡ nợ thực!

Nền kinh tế 4.0 này có tính chất “hên xui” hệt như việc mua tấm vé số “sáng mua, chiều xổ” và tỷ lệ ăn may là 1/1.000.000. Dù cho con số tăng trưởng GDP nếu được ông Phúc tính lại, nhảy vọt tới 12% thì tin tôi đi, mua vé số còn có cơ thắng chứ nền “kinh tế kiến tạo” này thì chỉ có vỡ nợ và xuống hố cả nút mà thôi.

Đảng Cộng Sản Việt Nam bỏ lỡ cơ hội “có một không hai” để phát triển đất nước

Dân số hơn 96 triệu là khối dân lớn. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, Việt Nam đang – và sẽ bỏ lỡ thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, một cơ hội có một không hai trong lịch sử để tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội. Đối với tất cả các quốc gia, thời điểm “dân số vàng” được cho là cơ hội bứt phá duy nhất trong quá trình phát triển. Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,… giàu lên là ở giai đoạn này.

Vì sao Việt Nam chưa cất cánh?

Trong suốt 30 năm sau “đổi mới”, người ta luôn nhắc đến chỉ số tăng trưởng “thần kỳ”. Năm 2018 là suýt soát 7%, có năm vượt qua 9%, nhưng sự phát triển của một quốc gia không tùy thuộc hoàn toàn vào chỉ số tăng trưởng hàng năm. Tại sao cũng khởi đi từ một nước nghèo và có mức tăng trưởng giống Việt Nam, nhưng chỉ hai thập niên Nam Hàn trở nên hùng mạnh, còn chúng ta thì chỉ mới hết nghèo và tương lai không thực sự đáng lạc quan?

Con mèo nhỏ hay con hổ mới?

Phá sản và nợ nần không lối thoát, nền kinh tế Việt Nam lao đao như con thuyền trong cơn bão tố, cứ loay hoay ở vị trí của một con mèo nhỏ chỉ đủ sức bắt chuột nhắt kiếm ăn qua ngày. Cho dù có những lời tuyên bố lạc quan về mức tăng trưởng tưởng tượng, thực chất đó là nền kinh tế lấy “gia công” cho nước ngoài làm chính.

“Con rắn vuông” GDP

Đối với một thể chế toàn trị như Việt Nam, tăng trưởng GDP được coi là mục tiêu chính trị chứ không đơn thuần là chỉ số kinh tế vĩ mô. Con số này càng không phản ảnh thực chất hiệu quả của nền kinh tế với hàng trăm ngàn dự án được đầu tư chỉ để để duy trì vai trò chính trị và chia chác lợi quyền.

GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phát biểu khai mạc Hội thảo "Thể chế phát triển nhanh - bền vững". Ảnh: tuyengiao.vn

Đốt đuốc tìm điểm nghẽn…

Hội thảo khoa học “Thể chế Phát triển nhanh – Bền vững” do Hội đồng Lý luận TƯ tổ chức hôm 28/9 gồm toàn những nhà khoa học sáng giá, nhiều nhà quản lý kinh tế của các viện khoa học và cơ quan quản lý nhà nước. Kết luận đưa ra không có gì sáng sủa: “Thể chế chúng ta có nhiều nút thắt kìm hãm kinh tế phát triển mà nếu không giải quyết được nền kinh tế sẽ mãi mãi đi xuống.”

Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tường CSVN, phát biểu tại hội thảo "Nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới ở Việt Nam" do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội tổ chức hôm 10/6/2018. Ảnh: Truyền hình Sóc Trăng

Nền kinh tế “phá sản theo nhiệm kỳ”

Có thể thấy, suốt 4 thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam chịu đựng 4 đợt khủng hoảng kinh tế kéo dài không phải nguyên nhân từ ảnh hưởng khủng hoảng tài chính quốc tế mà phần lớn có nguyên nhân chính trị gắn liền với những đời lãnh đạo CSVN.