Nguyễn Phú Trọng

Quốc hội nợ người dân Luật biểu tình hơn 30 năm nay. Ảnh: Internet

Món nợ hơn 30 năm

Nếu cử tri thực sự được quyền ‘đòi nợ’ Quốc hội như lời ông Vương Đình Huệ, người viết bài này mong muốn các cựu chủ tịch Quốc hội có tên sau đây cần đăng đàn giải trình vì sao đã để ‘nợ quá hạn’ kéo dài đối với ‘quyền biểu tình – quyền hội họp,’ chí ít cũng từ Hiến pháp 1992 cho đến nay, tức đã hơn 30 năm: Nông Đức Mạnh – Nguyễn Văn An – Nguyễn Phú Trọng – Nguyễn Sinh Hùng – Nguyễn Thị Kim Ngân, và Vương Đình Huệ.

Nguyễn Phú Trọng tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ảnh: AFP

Trung Quốc, chứ không phải Mỹ, mới là mối bận tâm số một của Việt Nam

Việc ông Tập Cận Bình tới Việt Nam thực ra nằm trong một kế hoạch bận rộn của mối quan hệ song phương Việt-Trung, và nó diễn ra song hành, thậm chí là tất bật hơn, với mối quan hệ Việt-Mỹ ở cùng thời điểm. Dù rằng ở bề ngoài thì mối quan hệ Việt-Mỹ tốn giấy mực của báo giới hơn.

Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN phát biểu bế mạc Hội nghị TƯ 8, khóa 13. Ảnh: Báo Chính phủ

Quy hoạch cán bộ chiến lược khóa XIV: ‘bổn cũ soạn lại’!

“Tôi không hy vọng gì những quy hoạch nguồn cán bộ của đảng Cộng sản Việt Nam ở mọi cấp độ; ví dụ cán bộ cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh rồi đến cấp trung ương. Tôi nghĩ rằng, nói xin lỗi hầu hết là bất tài, vô dụng mà chỉ giỏi lấy lòng chạy vại, mua chức, luồn lót để theo phe đang mạnh ở đảng bộ hoặc địa phương hay ngành nào đó… Những người đứng đầu mà thế lực người ta đang mạnh thì người nào được lòng người mạnh nhất đó sẽ được đưa vào cơ cấu.” (Nhà báo Võ Văn Tạo)

Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa "bay giải cứu." Ảnh: VnExpress

Vạch áo, lột áo và xé áo

Nhưng sự đòi hỏi cho một xã hội tiến bộ bền vững, thì không được phép dừng lại. Xã hội phải kiên nhẫn (đi kèm thiện chí) gây áp lực để từ chỗ dám vạch áo, cần phải tiến tới lột bỏ và cuối cùng xé tan cái áo gian dối, để thay bằng một cái áo khác không chỉ sạch sẽ hơn mà còn luôn có khả năng tự tố cáo sự ô nhiễm của kẻ khoác nó.

Một trong số các "chuyến bay giải cứu." Ảnh: Internet

Ai “giải cứu” ai?

Phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” sẽ đi vào “lịch sử” không chỉ của ngành ngoại giao nước nhà mà cả trong “nghề” tham ô, hối lộ. Nó xứng đáng được đưa vào giáo trình giảng dạy ở các lớp chính trị trung – cao cấp, nếu có môn phòng, chống tham nhũng. Nó cần được làm ví dụ điển hình cho sự cấu kết tham nhũng – một đặc sản của thể chế.

Mấy ngày nay, báo chí trong nước xúm nhau tường thuật câu nói có vẻ đầy ưu tư của ông Nguyễn Phú Trọng (trong ảnh): Trong hàng ngũ cán bộ, người nào không làm được thì đứng sang một bên cho người khác làm và "tốt nhất là rút lui trong danh dự."

Cơ chế

Mấy ngày nay, báo chí trong nước xúm nhau tường thuật câu nói có vẻ đầy ưu tư của ông Nguyễn Phú Trọng: Trong hàng ngũ cán bộ, người nào không làm được thì đứng sang một bên cho người khác làm và “tốt nhất là rút lui trong danh dự.”

Với tư cách người lãnh đạo cao nhất trong cả nước, một quan niệm như vậy cho thấy tầm nhìn của Nguyễn Phú Trọng rất thấp. Và lệch.

TBT CSVN Nguyễn Phú Trọng và TT Mỹ Joe Biden (khi đó là phó tổng thống) đã từng gặp nhau vào năm 2015. Ảnh: AFP

Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt

“Trong dài hạn, nếu Việt Nam không thể hiện sự nhiệt thành đáp lại thiện chí của Hoa Kỳ thì họ có thể nản lòng và họ sẽ chuyển sang các đối tác khác, để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của họ.

Bởi vì mục tiêu của họ thì họ phải theo đuổi và họ phải tìm những đối tác để cùng hướng tới những mục tiêu đó. Trong trường hợp đối tác mà họ mong muốn không có sự phản hồi lại thì bắt buộc họ phải tìm đối tác khác mà thôi…” [TS Lê Hồng Hiệp]

Chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khiến nhiều cán bộ "không dám làm gì." Ảnh: AFP

Tại sao cán bộ sợ “làm sai vào tù, thà không làm gì”?

Con số hàng chục ngàn đảng viên bị kỷ luật, hàng trăm cán bộ lãnh đạo bị bắt trong năm 2022 giờ trở thành “cơn ác mộng “ của nhiều cán bộ đương chức. Nhiều người chọn phương án “thà không làm gì” để tránh “bị tội”…

Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN. Ảnh: Reuters

Bản Chất Cuộc Khủng Hoảng Thượng Tầng Lãnh Đạo Đảng CSVN

Sự kiện các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, những “ngôi sao” sáng của chế độ độc tài CSVN đồng loạt viết đơn “tự nguyện” xin từ chức chủ tịch nước, phó thủ tướng… – tuy không nói rõ nguyên nhân, nhưng ai cũng đều biết chính ông Nguyễn Phú Trọng là người đưa phán lệnh buộc cả ba phải rút lui vì dính đến 2 vụ tham ô động trời là “Test kit Việt Á” và “Chuyến bay giải cứu.”

Các đại biểu quốc hội bấm nút trong một lần biểu quyết. Ảnh: Internet

Nghị quyết xử lý tài sản bất minh cần Quốc hội một lần nữa bỏ phiếu

Thanh tra Chính phủ mới đây đã tổ chức bốc thăm lựa chọn ra 67 cán bộ thuộc 9 bộ, ngành để xác minh tài sản thu nhập năm 2023.

Nói thẳng cho nhanh, đây không thể là biện pháp chống tham nhũng hiệu quả. Nói đúng hơn đây là màn biểu diễn phần ngọn tạo sóng trong một bộ phận Dân nhẹ dạ mà thôi.

"Phía bên kia" đang bắt đầu phản công. Trong ảnh: Bộ trưởng Tô Lâm (trái) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chống tham nhũng, ‘phía bên kia’ bắt đầu phản công?

Cuộc chiến được dán nhãn “chống tham nhũng” ở Việt Nam đã bước vào giai đoạn hết sức khốc liệt. Những cá nhân, những nhóm bị tấn công vì tham nhũng đang phản công.

Có bên cố gắng bày ra để thiên hạ tường, vợ con chủ tịch Nhà nước tham tàn đến mức nào. Có bên cố gắng minh họa thủ tướng dính líu đến “sâu dân, mọt nước” ra sao. Cũng có bên chứng tỏ chủ tịch Quốc hội chẳng sạch sẽ gì hơn và bộ trưởng Công an cũng thế!…