Nguyễn Xuân Phúc

Nguyễn Xuân Phúc: “Nhiều đốm lửa nhỏ sẽ bùng lên thành đống lửa lớn”

Trong sự kiện Đồng Tâm, bi kịch là báo chí đã bị bịt miệng. Trong khi đó, công an hoàn toàn chủ động trong “cuộc chiến”, từ cách thi hành án cho đến cách thông tin rất nhanh chóng cho xã hội trên trang web của họ. Khi báo chí bị đẩy ra ngoài lề sự kiện thì tin tức về Đồng Tâm vẫn chưa phải là tin tức và người ta chẳng biết đâu là sự thật đen đúa trong hai ngày qua.

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc điều hành kinh tế bằng con số

Cuộc thương chiến Mỹ – Trung đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam một “phép lạ” như nhiều chuyên gia quốc tế đã dự báo. Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019 đã hưởng lợi rất lớn từ cuộc thương chiến này khi nhịp độ xuất khẩu hàng hoá gia tăng từng tháng một. Từ những công ty bỏ chạy khỏi Trung Quốc tìm đất đứng ở Việt Nam để sản xuất, đến đủ loại hàng hoá đội lốt để tránh thuế quan Mỹ đã đẩy cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu của Việt Nam đạt con số bất ngờ 263 tỷ USD.

Thủ Tướng Úc Scott Morrison (trái) và người đồng cấp ở Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc.

Từ ông Morrison đến ông Cờ Lờ Mờ Vờ

Thương cảm là vì vụ cháy rừng ở tiểu bang New South Wales vẫn tiếp tục cháy, cháy đã mấy tuần nay, và đã khiến cho 2 nhân viên cứu hoả thiện nguyện tử nạn. Nước Úc ngày hôm nay treo cờ rủ để cảm ơn và tưởng nhớ đến 2 người đã hy sinh vì tha nhân. Tai nạn nói trên xảy ra đúng lúc ông Thủ Tướng Úc Morrison rời nhà cùng vợ con đi nghỉ phép. Đây là những ngày nghỉ mà gia đình ông Morrison đã lên chương trình từ lâu. Thế là truyền thông, mạng xã hội, báo chí, đối thủ chính trị,… thi nhau nhào vào chê trách, xỉ vả ông Morrison, cho rằng trong lúc có người chết như thế mà Thủ Tướng đi nghỉ thì… không phải cách!

Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật diễn ra ngày 8/3/2019 vừa qua. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Lộng ngôn

Trong câu nói “Đã đến lúc nông dân của chúng ta phải cứu mình trước khi đòi hỏi Nhà nước cứu mình” mang nặng ngữ nghĩa của bề trên nói với người dưới. Câu này lý ra phải từ miệng người nông dân chân lấm tay bùn kia nói với toàn bộ guồng máy cầm quyền vì đã không thực hiện đúng chức năng mà người dân giao phó, đó là vận hành bộ máy một cách thông minh, khoa học và minh bạch để đất nước phát triển,…

Ông Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: AP

Thấy gì qua vụ ông Phúc đối thoại với nông dân

Nếu đem thực trạng của nông nghiệp, nông thôn, hiện tại cũng như tương lai của nông dân đặt bên cạnh chương trình “xây dựng nông thôn mới” và các dự án đủ loại liên quan đến nông nghiệp, ắt sẽ thấy Thủ tướng và các đồng chí chưa bao giờ vì nông dân, chẳng hề đoái hoài đến nông thôn và cũng không thèm bận tâm tới nông nghiệp. Thủ tướng quả là cao… cờ khi tổ chức “đối thoại với nông dân”, vừa cam kết “lắng nghe”, vừa hứa “tiếp thu” để chi hết trăm ngàn tỉ này tới trăm ngàn tỉ khác rổi bảo nông dân… “tự cứu”!

Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Internet

Hai động thái mới của chính quyền: Một cách hiện thực hóa dự luật đặc khu

Khi quyết định lùi thông qua dự luật đặc khu vào tháng 6/2018, quốc hội đã tạm thời làm tiêu tan làn sóng phản đối của đa số dân chúng đối với dự luật đặc khu, và theo thời gian, mặc dù chính quyền vẫn có những động thái xúc tiến dự luật, nhưng các động thái này đủ nhẹ nhàng để người dân ít để ý tới.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng CSVN phát biểu tại Diễn đàn Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” hôm 16/11/2019. Ảnh: Cafef

Tại sao thiếu thầy, thiếu thợ tại Việt Nam

Tại Diễn đàn “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” ngày 16 tháng Mười Một, Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng CSVN phát biểu: “Việt Nam thiếu cả thầy chứ không chỉ thừa thầy thiếu thợ”. Có thể hiểu ông muốn nói Việt Nam hiện nay thiếu cả thầy lẫn thợ. Một câu nói mà mới nghe qua cũng khá “độc” vì nó đúng với thực trạng nhân sự lao động nước nhà.

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc "tiếp cận" Tổng Thống Mỹ Trump trong Hội Nghị Thượng Đỉnh G-20 Osaka tháng Bảy, 2019. Ảnh chụp màn hình VTV1.

Các đảng viên Cộng Sản có ‘rã rời chân tay’ khi Thủ Tướng Phúc luồn cúi ngoại bang?

Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G-20 ở Nhật Bản vừa qua, một video chiếu trên đài truyền hình Việt Nam cho thấy hình ảnh Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã rất vội vã mong vài giây gặp Tổng Thống Mỹ Donald Trump để nói chuyện. Qua đoạn phim này, chúng ta có thể thấy được rất nhiều điều về nhận thức của lãnh đạo cộng sản và văn hóa chính trị ở Việt Nam đương đại.

Đừng đi buôn niềm tin

Cuối năm 2018, ông Nguyễn Xuân Phúc bỗng dưng nổi tiếng với câu nói chắc như bắp: “Điều tôi muốn nhấn mạnh là niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng… chưa bao giờ lớn và sâu sắc như lúc này!” Có thật là sự lãnh đạo của đảng đã tác động mạnh mẽ vào niềm tin nhân dân như ông Phúc tuyên bố hay là người ta quá chán chường không muốn nói nữa?

Nền kinh tế mánh mung

Để có thể sống còn trong quỹ đạo quốc doanh là chủ đạo, quốc doanh buộc phải mánh mung với nhau và với nhà nước để lúc nào cũng ăn tiêu thoải mái với khối tiền ngân sách dồi dào từ trên rót xuống hay nhờ vào tiền đi vay thả dàn. Đó là lý do cắt nghĩa vì sao có những công ty nhà nước hoạt động thật rầm rộ nhưng ở trong tình trạng lời giả lỗ thật và vẫn sống dai dẳng từ năm này qua năm khác như một thách thức.

Ông Nguyễn Xuân Phúc lại làm dáng

Tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN hôm 13 tháng Chín vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố một cách rất tự tin hai điều mà khi nghe xong không ai hiểu thủ tướng muốn nói gì: “Việt Nam không muốn là người giỏi nhất, nhưng muốn là bạn của những người giỏi nhất trong nền kinh tế toàn cầu.”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim với câu tuyên bố gây đàm tiếu không ít trong dư luận.

Khi sự nhảm nhí soán ngôi tử tế

Điều đáng sợ nhất của một quốc gia, một dân tộc là sự nhảm nhí, tính xảo trá, lộng ngôn phát triển và soán ngôi của sự nghiêm túc. Mức độ “mẫu mực” và lan rộng, phổ biến của sự nhảm nhí nhanh đến độ nó trở thành một kiểu ứng xử mới để đi đến chính thống và người ta dùng nó như một thước đo văn hóa hay quyền lực. Điều đó đã xảy ra tại Việt Nam, lúc này.