Nguyễn Xuân Phúc

Đại dịch COVID-19 khiến toàn cầu bị thiệt hại kinh tế-xã hội nặng nề, số người tử vong cao, nhưng đến giờ này người ta vẫn chưa biết thực sự nguồn gốc của virus Corona. Trong hình, khách du lịch chụp hình trên Đại Lộ Danh Vọng Hollywood ở Los Angeles, California, hôm 3 Tháng Năm. Ảnh: AP /Jae C. Hong

Lại nóng chuyện nguồn gốc virus Covid-19

Có một vấn đề nhức nhối về đại dịch này vẫn chưa có câu trả lời chính xác: Con virus Corona, được đặt tên là SARS-CoV-2, từ đâu ra mà tác oai tác quái như vậy. Trả lời câu hỏi này không chỉ là điều kiện căn bản để kiểm soát đại dịch, khôi phục cuộc sống bình thường mà còn có ý nghĩa quyết định cho việc chuẩn bị, đề phòng và ngăn chặn một đại dịch tương tự trong tương lai.

Cần Giờ đã và đang trở thành lá phổi của Sàigòn. Ảnh: Trung Dũng

Xây resort, khu dân cư… ở Cần Giờ phải được thẩm định thận trọng

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác tập họp một quần thể động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, thuộc châu thổ sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. UNESCO công nhận nơi đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000. Gần đây, Việt Nam xem nơi đây là khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Như vậy, Cần Giờ có phải là một xung đột giữa bảo tồn và phát triển, với đa dạng sinh học điển hình của vùng ngập mặn trước thách thức mới?

Ảnh: Shutterstock

“Dân chủ tào lao”: Từ lời của Chủ Tịch Phúc, tìm hiểu thêm về dân chủ “dởm”

“Dân chủ tào lao” trở thành thuật ngữ mới nhất và lạ nhất mà ông Nguyễn Xuân Phúc, đương kim Chủ Tịch Nước, sử dụng trong buổi gặp gỡ cử tri tại huyện Củ Chi, TP.HCM ngày 9/5/2021.

Giải thích rõ hơn, ông cho rằng nhà nước ta rất dân chủ, nhưng dân chủ đến cỡ nào thì cũng phải có “kỷ cương, phép nước.” Như vậy, trong cách tiếp cận của ông Phúc, chí ít hai khái niệm này có hàm chứa nội dung trái ngược nhau.

Covid-19: Modi & Phúc, không thể không lo!

Không rõ ông Thủ Tướng Modi của Ấn Độ đã nói hay làm việc gì để bị trách là ngạo mạn, nhưng người Việt thì chắc ai cũng nhớ câu phát ngôn của ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc của Cộng Sản Việt Nam, giữa mùa đại dịch Covid-19, là “Nếu cột điện ở Mỹ mà biết đi thì nó cũng vềViệt Nam.”

Trông người lại nghĩ đến ta, chắc chỉ có người điên mới không thấy lo!

“Sân sau” Mường Thanh của Tổng Trọng bị động

Đúng vào thời điểm chuyển giao quyền lực, xuất hiện diễn biến liên quan đến “sân sau” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Chủ Tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản bị đề nghị truy tố tội lừa dối khách hàng. Cơ quan điều tra công an TP Hà Nội vừa kết thúc điều tra vụ án “lừa dối khách hàng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.

Bỏ phiếu "bầu" 200 ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 13 đảng CSVN hôm 30/1/2021. Ảnh chụp từ VietnamPlus

Về tân trung ương đảng khóa 13

Cái đau của Nguyễn Xuân Phúc là tuy nhận được phiếu tín nhiệm cao nhất trong Ban Chấp Hành Trung Ương nhưng vây cánh quá yếu so với phe đảng của ông Trọng nên không những không giành được ghế tổng bí thư mà còn mất luôn ghế thủ tướng để sang ngồi ghế “ngáp ruồi” ở ghế chủ tịch nước – hoàn toàn mang tính nghi lễ không có thực quyền. Nói cách khác, trong cuộc đua giữa ông Trọng và ông Phúc, phải nói là phe chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đã thua và kéo theo sự thất bại của các đàn em khác.

Đại hội 13 của đảng CSVN diễn ra từ ngày 26/1 đến 2/2/2021. Ảnh: Báo Mới

Đại hội 13: Rượu cũ mà bình cũng cũ

Nếu như dàn tứ trụ được tiết lộ sau hội nghị 15 gồm có ông Trọng làm tổng bí thư, Nguyễn Xuân Phúc làm chủ tịch nước, Phạm Minh Chính làm thủ tướng, Vương Đình Huệ làm chủ tịch quốc hội, hoặc vào giờ chót ông Huệ và ông Chính hoán đổi vị trí, thì đại hội 13 thật sự chỉ là rượu cũ trong cái bình cũ già hơn, cằn cỗi và giáo điều hơn mà thôi.

Nguyễn Xuân Phúc (trái), Nguyễn Phú Trọng (giữa) và Nguyễn Thị Kim Ngân trong hội nghị trung ương 15 đảng CSVN sáng 16/1/2020. Ảnh: VGP

Phe ông Nguyễn Phú Trọng toàn thắng

Hội nghị trung ương 15 đã bế mạc sau hơn 1 ngày nhóm họp từ 16 đến trưa ngày 17 tháng Giêng, 2021 với kết quả khá bất ngờ: Ông Trọng được “giữ” ở lại trong vai trò tổng bí thư, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng được giữ ở lại nhưng qua làm chủ tịch nước. Hai ông Vương Đình Huệ được đề cử làm thủ tướng và ông Phạm Minh Chính làm chủ tịch quốc hội cho 5 năm tới (2021-2026).

Nhìn vào kết quả này có thể nói là phe ông Nguyễn Phú Trọng toàn thắng mặc dù ông Trần Quốc Vượng, đàn em của ông Trọng đã bị loại khỏi cuộc đua. Tại sao?

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị chính phủ với các địa phương diễn ra hôm 28/12/2020. Ảnh: Báo Mới

Nghĩ về sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Trong nhiều năm qua nền kinh tế Việt Nam tuy có phát triển và GDP có gia tăng hàng năm, nhưng nếu nhìn kỹ vào các con số thống kê người ta mới thấy rõ rằng sở dĩ Việt Nam có được tăng trưởng là nhờ vào 75% hàng xuất nhập khẩu của các công ty vốn nước ngoài, điển hình như Công ty Samsung chiếm 1/4 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Và nếu năm 2021 hay 2022 Việt Nam có thực sự vượt qua Thái hay Phi cũng chính là nhờ vào hoạt động kinh doanh của các công ty FDI.

Những nghịch lý tăng trưởng ở Việt Nam

Nhờ khả năng duy trì kim ngạch xuất cảng của khối doanh nghiệp FDI và hoạt động “tạm nhập, tái xuất,” dán nhãn “made in Viet Nam” gia tăng bất thường của những doanh nghiệp “hồn Trung, xác Việt” trong 9 tháng đầu năm 2020, thặng dư thương mại tăng cao ở mức kỷ lục trong 15 năm qua, hơn 16,52 tỷ Mỹ Kim cho tới thời điểm hiện tại.

Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng CSVN. Ảnh: Báo Pháp Luật

Ông Phúc khoe thành tích

Đây có lẽ là lần cuối cùng ông Nguyễn Xuân Phúc có cơ hội đứng trước Quốc Hội để khoe khoang thành tích bằng những lời lẽ hoa mỹ, trước khi rời ghế thủ tướng. Qua phần trình bày những kết quả đạt được, có 8 vấn đề được ông Phúc nêu lên để khoe thành tích, nhưng ông chỉ dám nói phân nửa. Còn một nửa khác của chính sách đầy sai lầm của chính phủ, gây tác hại lên đời sống nhân dân thì ông Phúc làm lơ.

Người ta thấy gì qua 8 vấn đề này?