Nguyễn Xuân Phúc

Tại sao quan chức lại có những phát ngôn và có những quyết định kỳ quặc?

Vấn đề phát ngôn của quan chức mới thực sự là thảm họa. Không ai còn có thể thống kê được những câu nói ngô nghê, ngớ ngẩn của tất cả các loại quan chức từ cấp xã cho đến tổng bí thư của đảng. Tại sao những người lãnh đạo, quan chức các cấp lại có những phát ngôn kỳ quặc và những quyết định lạ lùng như vậy?

Phó Chủ Tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Báo Lao Động

Chiến lược vắc-xin của Việt Nam: Thất bại trên nhiều phương diện

Thất bại trong chiến lược tổng thể của Việt Nam có thể nói ngắn gọn, đó là các nhà lãnh đạo không nghĩ được, không chuẩn bị được chiến lược sử dụng vắc xin để tiêm đại trà, từ đó sẽ làm miễn dịch cộng đồng và triệt tiêu dịch.

Về nguyên nhân của thất bại này, có lẽ có hai nguyên nhân: Thứ nhất, không nghĩ vắc xin có thể được sản xuất nhanh quá mức như vậy; thứ hai, chủ quan nghĩ rằng Việt Nam sẽ dập được dịch như mấy lần trước, không bị  bùng phát như đợt dịch sau (từ 27/4/2021) này.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Trang web Sở Y Tế Lạng Sơn

Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay trước khi quá muộn

Giới chức CSVN hãy thôi hô hào, lừa mị. Thay vào đó, hãy đánh giá lại tình hình dịch bệnh, xem xét hiện trạng, khả năng thực tế của hệ thống y tế, các nguồn vaccine và tiến độ tiêm phòng mà hệ thống y tế có thể đảm nhận được, cũng như các nguồn lực xã hội khác… để tìm các giải pháp khoa học, cụ thể nhất. Hệ thống chính trị hãy dừng ngay lập tức việc chỉ đạo hệ thống y tế làm gì mà việc xử lý dịch bệnh phải hoàn toàn do các chuyên gia trong ngành quyết định. Hệ thống chính trị chỉ cung cấp kịp thời các nguồn lực và hỗ trợ cần thiết khi Bộ Y Tế yêu cầu.

Hãy thay đổi chiến lược phòng chống dịch hiện nay, trước khi quá muộn!

"Nếu cột điện ở Mỹ biết đi thì sẽ về Việt Nam," Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng CSVN, tuyên bố hôm 8/6/2021 trong một cuộc “thảo luận tại quốc hội” làm “dậy sóng” trên mạng xã hội.

Covid đó đây

Tin tức hôm nay về tình hình Covid tại Ấn Độ thấy nói là: “Các thành phố chính của Ấn Độ đã mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 7 tháng Sáu, với hàng dài xe buýt xếp hàng ở trung tâm tài chính Mumbai trong khi giao thông quay trở lại bình thường trên các con đường ở New Delhi sau đợt dịch Covid-19 thứ hai gây thiệt mạng hàng trăm nghìn người,” theo Reuters.

Trong lòng thật vui mừng cho Ấn Độ.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ Tịch Nước CHXHCNVN. Ảnh: Internet

Vì sao ông Phúc viết thơ gởi ông Biden?

Hiện nay với số vaccine đã nhận được, ước lượng Việt Nam chỉ mới đạt kết quả chích ngừa được 1% dân số, nhưng tập trung trong các thành phần ưu tiên như nhân viên y tế, ngành ngoại giao, hải quan, công an và quân đội. Vì vậy đẩy mạnh việc chích ngừa toàn dân là biện pháp cứu vãn cho mọi sự sụp đổ bi thảm.

Trong khi đó, viễn cảnh để có thêm vaccine phải nói là trong tình trạng nhỏ giọt, vì nước nào cũng đang chạy đua tìm mua vaccine.

Tình trạng dịch bệnh ở Việt Nam thật sự bắt đầu rơi vào trạng thái hoảng loạn, khi tin tức về số ca nhiễm dồn dập và tăng chóng mặt. (Ảnh minh họa - Nguồn: Sức Khỏe & Môi Trường)

Covid và “nhiệm vụ chính trị!”

Tình trạng dịch bệnh ở Việt Nam thật sự bắt đầu rơi vào trạng thái hoảng loạn, khi tin tức về số ca nhiễm dồn dập và tăng chóng mặt. Chỉ cần rời tay khỏi màn hình điện thoại một lúc thì ta thấy lại một con hẻm này, hay một tòa nhà kia bị phong tỏa. Đến ngày 31 tháng Năm giãn cách xã hội toàn TP.HCM, thành phố đầu tàu kinh tế cả nước.

Nhiều câu hỏi được đặt ra về hiệu quả của chiến dịch chống Covid bằng phương thức “cách ly tập trung” của Việt Nam (đã cách ly mà còn tập trung!) Nhiều người còn cho rằng kiểu cách “cách ly tập trung” chẳng khác gì như F1+F1=2F0!

Tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế ở Quảng Ninh. Ảnh: Thế Thiêm

Đốt tiền cúng ma

Nếu giải ngân hết hai gói “cứu trợ dân nghèo” và “hỗ trợ doanh nghiệp” cũng đủ dư tiền mua 100 triệu liều vaccine cho dân Việt chủng ngừa miễn phí. Chỉ cần 70% số dân được trích ngừa vaccine cũng đủ để tạo ra “miễn dịch cộng đồng” và có thể giải quyết căn cơ rủi ro dịch bệnh, đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Đó có thể được coi là biện pháp “hỗ trợ” tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp và xã hội. Vậy tại sao giờ đây, CSVN ra sức hô hào quyên góp và “xã hội hóa” việc mua vaccine Covid-19? Việc này, rõ ràng có gì đó “sai sai!”

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại Khu Công Nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: Báo Đời Sống & Pháp Luật

Covid Việt Nam: Nỗi lo đã thành sự thật!

Ông Phúc khi còn làm thủ tướng đã cả gan “nổ” một câu khó tưởng tượng nổi là “Nếu cột điện ở Mỹ mà biết đi thì nó cũng về Việt Nam.” Mở miệng “nổ” như vậy để rồi ngày hôm nay năn nỉ xin nước Úc (với dân số chỉ bằng 1 phần tư Việt Nam) cung cấp cho mình 40 triệu liều vắc-xin thì thật không thể hiểu được độ dày của da mặt.

Một quốc gia sống ngay sát nguồn dịch, với một hệ thống y tế kém cỏi , cộng với một dàn lãnh đạo ngu ngơ và ngạo mạn như vậy, thì làm sao có thể ngăn và chống đỡ một đại dịch có khả năng đánh gục tất cả mọi quốc gia tân tiến hay chậm tiến trên toàn thế giới?

Quốc Hội CSVN. Ảnh: Internet

Khe cửa hẹp cho ứng cử viên trẻ, ngoài đảng

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ cử tri đi bầu vô cùng cao, gần như lúc nào cũng trên 90%, nhưng thực tế, bao nhiêu người thực sự đã đi bầu? Hay là phải chăng họ đã có người nhà bầu thay? Tình trạng bầu thay, bầu hộ ở Việt Nam đã hiện hữu từ những năm 1990. Khi đó, nhà quan sát người Singapore, David Wee Hock Koh, đã chính mắt mình chứng kiến tình trạng “một cử tri cầm 8 lá phiếu trong tay.”

Hàng dỏm nhưng lại được đảng CSVN bảo vệ bằng họng súng.

Bầu cử Quốc Hội đảng CSVN: Món đồ dỏm được bảo vệ bằng họng súng

Ngày 12/5 trên báo Tuổi Trẻ có bài viết “Bộ Trưởng Tô Lâm: Công an sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn ngày bầu cử.” Thực ra, cái gọi là Quốc Hội của đảng Cộng Sản Việt Nam không cần bầu và nên dẹp đi thì tốt hơn. Bởi những gì mà Quốc Hội thông qua chỉ là hình thức mà thôi.

Một vở kịch vô nghĩa đáng lẽ phải vứt đi, đảng Cộng Sản lại đem công an ra bảo vệ nó.

Thủ Tướng Phúc khoe rằng trong năm 2020, Việt Nam không chỉ chống dịch giỏi mà làm kinh tế cũng giỏi trong khi giới tiểu thương khốn đốn vì đại dịch. Ảnh: Internet

“Dân chủ tào lao” thì đất nước sẽ loạn

Bình thường người ta nói đến dân chủ chính hiệu, dân chủ giả hiệu, dân chủ đa đảng, dân chủ đa nguyên mà chưa bao giờ nghe ai nói “dân chủ tào lao.” Cho nên khi nghe ông chủ tịch nước xử dụng nhóm từ lạ lùng này, người ta thấy não trạng ông Phúc hoàn toàn không hiểu biết gì về ý nghĩa của hai chữ dân chủ.