nhân quyền

Các nhà hoạt động đòi quyền con người bị kết án nặng nề, hàng trên, từ trái: Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương; hàng dưới từ trái: Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung. Ảnh: Youtube

Vì sao Ta nên quan tâm tới nhân quyền khi Tây làm ngơ

Năm 2021 khép lại với một loạt những bản án nặng cho những nhà hoạt động đòi quyền con người ở Việt Nam trong bối cảnh phương Tây mải lo chuyện nội bộ và đối phó với Covid. Đây là lúc chính người Việt cần lên tiếng bảo vệ người Việt vì một môi trường sống lành mạnh hơn cho tất cả.

Nếu ông Phạm Minh Chính (trong hình) muốn thực hiện lời tuyên bố “sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai,” ông hãy trả tự do cho nhà hoạt động Phạm Đoan Trang và các nhà báo như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, chắc chắn ông sẽ có những người đối thoại xứng đáng. Ảnh: VnExpress

Nhân quyền theo cái nhìn của ông Phạm Minh Chính

Nếu ông Phạm Minh Chính muốn thực hiện lời tuyên bố “sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai,” ông hãy trả tự do cho nhà hoạt động Phạm Đoan Trang và các nhà báo như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, chắc chắn ông sẽ có những người đối thoại xứng đáng.

Hai mục sư đồng quản nhiệm Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, tổ chức tôn giáo đang bị điều tra. Ảnh: Vietnamnet, VOA. Đồ họa: Luật Khoa

Vì sao bạn nên quan tâm đến vụ án Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng?

Đại dịch COVID-19 là thách thức lớn đối với bất kỳ quốc gia nào. Cách một chính quyền ứng xử lúc này sẽ phơi bày năng lực của họ: Tôn trọng hay xem thường ý kiến của người dân? Dám nhận trách nhiệm hay chỉ chăm chăm đi tìm nơi đổ lỗi để làm sạch bảng thành tích của mình?

Một khóa họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters/ Denis Balibouse

Mỹ trở lại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc

Trong phiên họp hôm qua tại New York, 168 trên tổng số 193 quốc gia bỏ phiếu thuận để Mỹ hội nhập trở lại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (HCR).

Tổ chức này bao gồm 47 thành viên bắt đầu hoạt động từ năm 2006, trụ sở đặt tại Genève, Thụy Sĩ. Các thành viên được bầu lại 3 năm một lần. Washington sẽ chính thức trở lại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc kể từ ngày 01/01/2022 cùng với 17 nước khác…

Hội thảo về "Quyền Tự Do Ngôn Luận và Truy Cập Mạng Xã Hội tại Việt Nam" hôm 7/10/2021 tại Copenhagen, Đan Mạch. Ảnh: Ủy Ban Hỗ Trợ Việt Nam

Dân biểu, xã hội dân sự tại Đan Mạch lên tiếng vì quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam

Bà Marianne Vind, Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu của Đan Mạch, trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do sau buổi hội thảo:
“Chúng tôi đã có một số kết quả về quyền của người lao động, vì hiện nay Việt Nam đã tham gia nhiều công ước của ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế) hơn. Vì vậy, chúng ta đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng các công nhân trên khắp đất nước Việt Nam hiện không cảm thấy như vậy.

…Chúng tôi đang theo dõi những gì đang diễn ra ở Việt Nam, và nếu chúng tôi thấy những điều đi ngược lại với cam kết hoặc không đi đúng hướng, chúng tôi có thể liên hệ với Việt Nam và hỏi xem chuyện gì đang xảy ra. Chúng tôi có thể đưa ra những biện pháp. Và nếu vấn đề tồi tệ đến mức đạt ngưỡng, thì chúng tôi có thể chấm dứt các hiệp định thương mại.”

Phó Tổng Thống Mỹ Harris tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội, ngày 25/8/2021. Ảnh: Reuters/ Evelyn Hockstein

3 lý do Việt – Mỹ chưa trở thành đối tác chiến lược

Việt Nam thiết lập quan hệ “đối tác chiến lược” với 13 nước; 3 nước lớn Trung Quốc, Nga và Ấn Độ được gọi là “đối tác chiến lược toàn diện,” Nhật Bản được xem là “đối tác chiến lược sâu rộng,” Hà Lan được coi là “đối tác chiến lược lĩnh vực;” 3 nước Lào, Campuchia và Cuba được trang trọng gọi là “đối tác đặc biệt.” So ra, với tư cách là “đối tác toàn diện,” Mỹ chỉ đứng ngang hàng với Argentina, Đan Mạch và Hungary. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Sau đây là ba lý do quan hệ Việt – Mỹ chưa thể thành “đối tác chiến lược” mà người viết tổng hợp được.

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng Thống Mỹ Kamala Harris tại Hà Nội hôm 25/8/2021. Ảnh: AFP

Giới cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền bàn về ‘kết quả’ chuyến thăm VN của bà Kamala Harris

Khi phát biểu đánh dấu kết thúc chuyến thăm Việt Nam tại buổi họp báo vào chiều ngày 26/8 ở Hà Nội, bà (Kamala Harris) cho biết có nêu vấn đề nhân quyền trong các cuộc nói chuyện với các lãnh đạo chính phủ.

“Tôi cũng nêu vấn đề nhân quyền trong các cuộc họp của mình và nói rõ tầm quan trọng mà Hoa Kỳ đặt ra đối với nhân quyền. Chúng tôi sẽ luôn sống đúng với giá trị của mình và sẽ không né tránh lên tiếng ngay cả khi những cuộc trò chuyện đó có thể khó thực hiện và có lẽ khó nghe.” – Bà Harris khẳng định.

Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris. Ảnh: Reuters

Năm điều cần biết nhân chuyến công du của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris tại Singapore và Việt Nam

Biden đưa ra quan điểm về việc thiết lập lại chính sách châu Á của Washington đã mờ nhạt trong thời chính quyền Donald Trump. Vì Đông Nam Á là trung tâm của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, Tổng Thống Biden cũng đã cử các quan chức quan trọng khác đến đó trong những tháng gần đây – Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin và Thứ Trưởng Ngoại Giao Wendy Sherman…

hó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris. Ảnh: Business Insider

Chuyến thăm Việt Nam của bà Phó Tổng Thống Kamala Harris mang ý nghĩa gì?

Rất nhiều tổ chức và cơ quan quốc tế lên tiếng yêu cầu bà Kamala Harris khi đến Việt Nam, phải nêu vấn đề vi phạm nhân quyền và đàn áp tự do ngôn luận của nhà cầm quyền CSVN; nếu không, những hợp tác của Hoa Thịnh Đốn chỉ nhằm nuôi dưỡng guồng máy tham nhũng, độc tài mà thôi. Đây là thời điểm tốt nhất để cho chính quyền Hoa Kỳ nói chung, và bà Kamala Harris nói riêng, lên tiếng mạnh mẽ về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam, vì Hà Nội rất cần sự giúp đỡ mọi mặt từ nước Mỹ để giải quyết đại dịch Covid-19 đang vượt tầm kiểm soát của chế độ.

Việt Nam trong thế cờ mới của Mỹ

Sự mở rộng hợp tác về an ninh Việt-Mỹ góp phần quan trọng vào chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, cũng đồng thời có lợi ích sống còn cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông – sinh lộ của dân tộc. Nhưng Hà Nội có vượt qua được nỗi hoài nghi cố hữu để nắm lấy cơ hội và thoát ra khỏi vòng kim cô của anh láng giềng “16 chữ vàng, 4 tốt” hay không là điều chưa biết chắc được.

Những điểm nổi bật trong cuộc gặp giữa Tổng Thống Mỹ Biden và Tổng Thống Nga Putin

Các ống kính thế giới đã hướng về thành phố Genève, Thụy Sĩ trong ngày 16 tháng Sáu vừa qua để theo dõi buổi gặp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Mỹ Joe Biden và Tổng Thống Nga Vladimir Putin, mang mục đích làm giảm bớt căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai nước.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đã trở nên xấu đi trong nhiều năm, đặc biệt là với việc Nga thôn tính Crimea của Ukraine vào năm 2014, sự can thiệp của Nga vào Syria năm 2015 và cáo buộc của Mỹ – mà Moscow phủ nhận – về sự can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 đưa ông Donald Trump vào Nhà Trắng.

Phái đoàn Mỹ – Nga tại thượng đỉnh giữa hai nước, tổ chức tại Thụy Sĩ tháng 6/2021. Nguồn: AP

Thượng đỉnh Thụy Sĩ: Tổng Thống Joe Biden tái khẳng định quyền lợi nước Mỹ và nhân quyền

TT Biden cho biết nghị trình của ông không nhằm chống lại Nga hay quốc gia nào khác mà vì nước Mỹ và để bảo vệ dân Mỹ, chống trả đại dịch, tái thiết kinh tế và xây dựng mối quan hệ quốc tế tốt đẹp hơn. Ông cũng cho biết, trong khi tìm kiếm những điểm chung trong mối quan hệ ổn định và không ngoài dự đoán, Hoa Kỳ sẽ trả đũa mạnh mẽ nếu Nga tiếp tục gây phương hại đến lợi ích Hoa Kỳ.

TT Biden (cũng) đã tái khẳng định việc bảo vệ các giá trị dân chủ, bảo vệ những quyền tự do căn bản và phổ quát, đặc biệt là nhân quyền. Đó không phải là việc xen vào chuyện của Nga hay quốc gia khác mà vì đó là một phần di truyền (DNA) của Hoa Kỳ và vai trò cần thiết của một tổng thống Mỹ.