quan hệ Mỹ-Trung

Việt Nam và Sự Xung Đột Mỹ Trung

Những chuyển biến nói trên đã và đang tác động lên tình hình Việt Nam như thế nào, và người Việt Nam có thể khai dụng được gì để có thể giữ vững độc lập và thoát ra khỏi những hệ quả tại hại từ sự xung đột Mỹ Trung hiện nay? Bài viết này, nhằm trả lời ba câu hỏi sau đây: 1) Tại sao xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ; 2) Sự xung đột này có lợi, hại ra sao đối với Việt Nam; 3) Chúng ta có thể làm gì để khai dụng tình hình hiện nay.

Quân đội Hoa Kỳ tập trung tối đa khả năng để giải quyết “thách thức Trung Quốc”

Sáng kiến phòng thủ Thái Bình Dương, được gọi là Sáng Kiến Răn Đe Thái Bình Dương trong các tài liệu chính thức của Ngũ Giác Đài, nhắm mục tiêu nâng cấp các lực lượng của Mỹ trong khu vực, bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa cho Guam, hệ thống phòng thủ radar mới cho Hawaii; nhiều công cụ tình báo và trinh sát hơn; nhiều đạn dược; tăng cường thêm các binh chủng Hải Quân, Không Quân và Thủy Quân Lục Chiến trong khu vực; và nhiều khóa đào tạo và nhiều cuộc tập trận hơn với các đồng minh và đối tác.

Hai phái đoàn ngoại giao cấp cao Mỹ và Trung Quốc gặp nhau lần đầu tiên dưới thời chính phủ Biden tại thành phố Anchorage, Alaska, hôm 18/03/2021. Tại đây, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) nói như mắng vào mặt phái đoàn Mỹ: “Hoa Kỳ không có tư cách và phẩm chất để nói chuyện với Trung Quốc từ vị trí của kẻ mạnh.” Ảnh: Frederic J. Brown/ AP

Mỹ-Trung lôi kéo đồng minh, lập thế trận toàn cầu mới

Sau bốn năm nước Mỹ tự cô lập dưới thời ông Donald Trump, ông Biden và đội ngũ ngoại giao của mình đã liên tục làm việc với các đồng minh ở Châu Á (Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc), Châu Âu (NATO, Anh, Liên Âu) về giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, từ đại dịch COVID-19, chống biến đổi khí hậu, giải trừ vũ khí hạt nhân và đặc biệt là sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc.

Cuộc gặp mặt giữa phái đoàn cấp cao Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Alaska hôm 19 & 20/3/2021 đã biến thành cuộc khẩu chiến dữ dội ngay trong giờ khai mạc. Ảnh minh họa

Vì sao Hoa Kỳ “khai chiến” với Trung Quốc ở Alaska

Cuộc gặp mặt vừa qua ở Alaska đã cho thấy Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận đối đầu ở mức cao độ. Hoa Kỳ không thể chỉ dùng các biện pháp quân sự hay lời lẽ cứng rắn để đáp trả, mà quan trọng hơn là cần xiển dương hai giá trị cốt lõi của nước Mỹ về “dân chủ và nhân quyền” để truyền sinh lực cho khối quần chúng gần 3 tỷ người trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương thì mới mở ra một kỷ nguyên tự do, mở rộng và lành mạnh trong khu vực.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ 2 bên phải) cùng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan (phải), tại bàn hội nghị đối diện ông Dương Khiết Trì (thứ 2 bên trái) và Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái), tại phiên khai mạc hội nghị Mỹ-Trung ở Anchorage, Alaska, 18/3/2021. Ảnh: AP

Đụng độ ngoại giao tại hội nghị cấp cao Mỹ-Trung ở Alaska

Trong khi về phần lớn chính phủ Biden chưa hoàn tất đường hướng chính sách đối với Trung Quốc, kể cả giải quyết như thế nào vấn đề áp thuế lên các sản phẩm Trung Quốc mà chính phủ Trump đã thực thi, chính phủ Biden cho tới nay nhấn mạnh tầm quan trọng của các giá trị dân chủ, và những hành động vi phạm nhân quyền mà Trung Quốc bị cáo buộc.

Trung Quốc mạnh mẽ chống đối việc Mỹ can thiệp vào “các vấn đề nội bộ” của họ, như vấn đề Đài Loan, Hong Kong và Tân Cương.

Các nhóm tấn công hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Theodore Roosevelt trong cuộc tập trận trên biển Philippines hôm 21/06/2020. Ảnh: US Navy

Đối sách của Mỹ tại Biển Đông không thay đổi

Chính quyền mới của Tổng Thống Biden đã đảo ngược nhiều chính sách của chính quyền Trump trong các lĩnh vực như nhập cư và năng lượng, nhưng khi đối đầu với các hành động của Trung Cộng ở Biển Đông, ở các cấp quyền hành cao nhất, lập trường vẫn giữ nguyên.

Hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã cùng tập trận ở Biển Đông từ ngày 9/2/2021, trong ảnh là chiếc USS Theodore Roosevelt. Ảnh: FB Trần Trung Đạo

Các chiến hạm Hoa Kỳ và ‘FONOP’ mới trên Biển Đông

Sáng nay 9 tháng 2, 2021 hai nhóm tấn công thuộc hai Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ gồm USS Theodore Roosevelt Carrier và USS Nimitz Carrier đang điều khiển một cuộc tập trận phối hợp trên Biển Đông. Đây là cuộc tập trận đầu tiên kể từ tháng Bảy năm 2020.

Quang cảnh khu vực diễn ra lễ nhậm chức tổng thống Mỹ của ông Joe Biden, Washington ngày 20/01/2021. Ảnh: AP

Mời đại diện Đài Loan dự lễ nhậm chức, chính quyền Biden thách thức Bắc Kinh

Quan hệ Mỹ-Đài Loan thời tân Tổng Thống Joe Biden không thể có một khởi đầu thuận lợi hơn thế. Trong một sự kiện chắc chắn làm cho Trung Quốc nổi giận, ngày 20/01/2021, lần đầu tiên đại diện Đài Loan tại Hoa Kỳ [được xem là đại sứ trên thực tế của Đài Loan tại Hoa Kỳ] đã đến dự lễ nhậm chức của ông Joe Biden với một lời mời chính thức.

Chiến hạm Úc, Mỹ và Nhật Bản tập trận chung tại biển Philippines, ngày 21/7/2020. Ảnh: US Navy

Nhìn lại quan hệ Mỹ-Trung năm 2020

Từ nhiều năm qua, dư luận đặc biệt chú ý đến tương quan toàn diện giữa 2 siêu cường Hoa Kỳ (số 1 về kinh tế và quân sự) và Trung Cộng (số 2 về kinh tế và số 3 về quân sự sau Nga).

Chính sách Trung Quốc của Mỹ hậu bầu cử sẽ như thế nào?

Một quan chức cấp cao trong chính quyền nói rằng một phần của tính toán đằng sau các hành động gần đây là đặt quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ vào một quỹ đạo khó có thể đảo ngược cho dù ai thắng trong tháng 11. Một số quan chức tin rằng họ đã tiến gần tới việc đạt được mục tiêu này, với sự ủng hộ đồng thuận rộng khắp giữa những nhân vật diều hâu của hai đảng trong Quốc hội, vốn đã thông qua các đạo luật cứng rắn về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ và Hong Kong.

Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc ở Houston, ảnh chụp hôm 22/7/2020, một ngày sau khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan ngoại giao nầy phải đóng trong vòng 72 giờ. Ảnh: AP /David J. Phillip

Trận chiến đóng “lãnh sự quán” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Qua đại dịch COVID-19, Trung Quốc đã lộ nguyên hình là con “quái vật” không phải đối với Hoa Kỳ mà trở thành một đe dọa mới cho nhân loại, khi cả thế giới bị lệ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu từ Trung Quốc. Chính sự kiện này đã biến vấn đề Trung Quốc của nước Mỹ trở thành vấn đề Trung Quốc của Thế Giới. Đây là động lực mạnh mẽ để cho Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung phải duyệt lại mối bang giao với thể chế độc tài Trung Cộng.

Bài diễn văn của Ngoại Trưởng Mike Pompeo đăng trên VNExpress.net trước khi bị lấy xuống. Ảnh: Báo Người Việt chụp từ iPhone

VNExpress đăng diễn văn Ngoại Trưởng Pompeo đả kích Trung Quốc, sau đó lấy xuống

VNExpress.net, báo mạng có nhiều người xem nhất ở Việt Nam, vừa lấy xuống bài diễn văn của Ngoại Trưởng Mỹ Mike Pompeo đả kích Trung Quốc thậm tệ, hôm Chủ Nhật, 26 tháng Bảy.

Bài diễn văn này do một người có tên Vu Anh dịch toàn bộ, không bình luận, đăng vào lúc 10 giờ 23 phút sáng Thứ Bảy, 25 tháng Bảy, nhưng đến sáng Chủ Nhật không truy cập được.