Đối sách của Mỹ tại Biển Đông không thay đổi

Các nhóm tấn công hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Theodore Roosevelt trong cuộc tập trận trên biển Philippines hôm 21/06/2020. Ảnh: US Navy
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

WASHINGTON – Chính quyền mới của Tổng Thống Biden đã đảo ngược nhiều chính sách của chính quyền Trump trong các lĩnh vực như nhập cư và năng lượng, nhưng khi đối đầu với các hành động của Trung Cộng ở Biển Đông, ở các cấp quyền hành cao nhất, lập trường vẫn giữ nguyên.

Ngay trong những tuần đầu tiên, chính quyền ông Biden đã cho biết rằng họ sẽ tiếp tục nhiều chính sách cứng rắn của chính quyền ông Trump đối với Trung Cộng. Và vẫn giữ sự hiện diện mạnh mẽ của hải quân ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, với một chiến hạm của Hoa Kỳ đã tiến hành “hoạt động tự do hàng hải” (FONOP) vào đầu tháng này.

Sau đó, ngày 9 tháng Hai, hải quân ra thông báo cho biết đang có hai hàng không mẫu hạm cùng hoạt động ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt.

Sự việc khu trục hạm John S. McCain đã đi ngang qua eo biển Đài Loan vào ngày 4 tháng Hai, bị Trung Cộng tố cáo là một hành động khiêu khích. Và ngày hôm sau chiến hạm McCain đã tiến hành “hoạt động tự do hàng hải,” thách thức các tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Cuộc tuần tra này đi kèm với những gì mà các chuyên gia ghi nhận là những giải thích chi tiết bất thường.

Vào ngày 9 tháng Hai, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã lên án cuộc tập trận với hai hàng không mẫu hạm của hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông, nói rằng hành động này “không có lợi cho hòa bình và ổn định trong khu vực” và rằng Trung Cộng sẽ “làm việc cùng với các nước trong khu vực để bảo vệ hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông.”

Chỉ 21 ngày sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden bắt đầu, và chỉ với một số ít chỉ dấu, chính sách của ông Biden đối với Trung Cộng không có khác gì với chính sách của ông Trump, khiến nhiều nhà quan sát về Trung Quốc tin rằng một chính sách cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh ‒ trong lãnh vực hàng hải cũng như nhiều lãnh vực khác – sẽ được duy trì, ít nhất là trong 4 năm nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden.

Phó chủ tịch Beacon Global Strategies và cũng là một cựu giới chức phụ trách về an ninh Châu Á – Thái Bình Dương (PACOM) thuộc Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện Hoa Kỳ và tại Bộ Tư Lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (INDOPACOM) ông Eric Sayers cho biết: “Những gì chúng ta nhìn thấy cho đến nay, thì chính quyền mới sẽ không dẹp bỏ chính sách ưu tiên đối phó với Trung Cộng của 4 năm qua. Tuy chính quyền ông Biden sẽ có những phương cách khác, ưu tiên một số lãnh vực khác nhưng đồng thời họ sẽ không lùi bước trong một số lãnh vực như một số người hoài nghi. Điển hình là ở Biển Đông, chính quyền mới sẽ tiếp tục cách tiếp cận của chính quyền ông Trump, chứ không quay trở lại cách tiếp cận của ông Obama.”

Các nhà phê bình cho rằng chính quyền ông Obama đã không thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để chống lại hành vi ngày càng hung hăng của Trung Cộng ở Biển Đông và phản ứng chậm chạp khi Trung Cộng bắt đầu xây dựng các căn cứ quân sự trên các thực thể có tranh chấp chủ quyền ở đó.

Nhưng cách tiếp cận của ông Biden có vẻ quyết đoán hơn. Sau khi chiến hạm McCain tiến hành “hoạt động tự do hàng hải” ở Hoàng Sa, Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ đóng căn cứ tại Nhật Bản đã đưa ra một tuyên bố chi tiết vào ngày 5 tháng Hai, đặc biệt chỉ trích yêu sách của Trung Cộng có từ năm 1996, mở rộng lãnh hải của Trung Quốc đến các thực thể ở đó. Nói rộng ra, yêu sách này cấp cho Trung Cộng chủ quyền hầu hết khu vực nằm trong yêu sách “đường chín đoạn.”

Tuyên bố của Đệ Thất Hạm Đội nói rằng: “yêu sách hàng hải bất hợp pháp và trên hầu hết Biển Đông gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do trên biển, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, tự do giao thương và giao thương không bị cản trở, và tự do cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông.”

Trung Cộng chưa bao giờ nói rõ họ tuyên bố những quyền gì ở Biển Đông.

Tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng đối với quần đảo Hoàng Sa đã dẫn đến một cuộc đụng độ dữ dội với hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Tuy Trung Cộng đã chiếm được quyền kiểm soát quần đảo này, nhưng từ đó đến nay vẫn còn tranh chấp với Việt Nam.

Ông Bryan Clark, thành viên cấp cao tại Viện Hudson và từng là trợ lý cấp cao cho tham mưu trưởng Hải Quân Hoa Kỳ (US Chief of Naval Operations), cho biết tuyên bố đó gần như chắc chắn vi phạm vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp của Việt Nam, theo Công Ứớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Ông Clark nói: “Trung Cộng đang tìm cách lập luận rằng Hoàng Sa là một phần của Trung Quốc và từ đó, cho phép họ vẽ một đường thẳng xung quanh các thực thể. Yêu sách đường chín đoạn của Trung Cộng dựa trên cơ bản này, bởi vì Hoàng Sa nằm ở phía nam đảo Hải Nam. Chủ quyền của Trung Quốc được mở rộng đâm sâu vào Biển Đông nhờ việc vẽ một đường thẳng từ Hoàng Sa đến Hải Nam đến lục địa Trung Quốc. Và điều tương tự được thực hiện ở đầu bên kia của bờ biển Trung Quốc, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp thuộc về Việt Nam.”

Khi được hỏi về hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của chiến hạm McCain, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã nói rằng Trung Cộng theo dõi các hoạt động và kêu gọi Hoa Kỳ đóng vai trò mang tính xây dựng hơn trong khu vực.

Phát Ngôn Viên Uông Văn Bân (Wang Wenbin) nói rằng: “Trung Quốc sẽ tiếp tục cảnh giác cao độ và sẵn sàng ứng phó với mọi đe dọa và khiêu khích bất cứ lúc nào, đồng thời kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Chúng tôi hy vọng phía Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò mang tính xây dựng cho hòa bình và ổn định của khu vực, thay vì ngược lại.”

Tập Cận Bình chỉ đạo cuộc duyệt binh phô trương lực lượng hải quân của Trung Quốc hồi đầu năm 2018.  Ảnh: Xinhua
Tập Cận Bình chỉ đạo cuộc duyệt binh phô trương lực lượng hải quân của Trung Quốc hồi đầu năm 2018. 
Ảnh: Xinhua

Cuộc đối đầu tiếp tục

Mặc dù có những lập trường hoàn toàn khác nhau về một loạt các vấn đề an ninh quốc gia, nhưng khi nói đến mối quan hệ với Trung Cộng, Tổng Thống Joe Biden và cựu Tổng Thống Donald Trump cho đến nay đều có những lộ trình tương tự.

Cả Tổng Thống Biden và tân Ngoại Trưởng Antony Blinken đều nói về sự cần thiết của một số hợp tác, đặc biệt về giải quyết biến đổi khí hậu. Nhưng chính quyền ông Biden cũng đã giữ quan điểm về quyết định năm 2020 của cựu Ngoại Trưởng Mike Pompeo là chính thức bác bỏ các yêu sách bành trướng của Trung Cộng ở Biển Đông và đã ủng hộ xác định của ông Pompeo rằng các hành động của Trung Cộng chống lại người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương (Xinjiang) đã cấu thành tội ác diệt chủng.

Trong các cuộc điện đàm với những người đồng cấp ở Việt Nam và Philippines, tân Ngoại Trưởng Antony Blinken đã nói rõ rằng Hoa Kỳ vẫn bác bỏ các yêu sách quá đáng của Trung Cộng về chủ quyền trên biển và rằng Mỹ cam kết duy trì một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông.

Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết, trong cuộc điện đàm ngày 27 tháng Giêng với Bộ Trưởng Ngoại Giao Philippines Teodoro Locsin, ông Blinken nói rằng Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông “khi chúng lấn lướt vượt qua các vùng biển mà Trung Quốc được phép tuyên bố chủ quyền theo luật pháp quốc tế như trong Công Ứớc Luật Biển năm 1982. Bộ Trưởng Blinken cam kết sát cánh với các nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông khi các nước này đối mặt với áp lực của Trung Cộng.”

Tuyên bố này cũng nói rõ Hoa Kỳ sẽ bảo vệ tài sản quân sự hoặc của chính phủ của Philippines trước các cuộc tấn công.

“Bộ Trưởng Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp Ước Tương Trợ Phòng Thủ đối với an ninh của cả hai quốc gia và hiệp ước này áp dụng cho các cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng vũ trang, tàu hoặc máy bay của chính phủ Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông.”

Bà Bonnie Glaser, người đứng đầu Dự Án Quyền Lực Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), cho biết ngôn ngữ thẳng thắn và việc nhanh chóng tái khẳng định chính sách của Hoa Kỳ, là một tín hiệu có chủ ý của chính phủ Biden cho thấy không có sự thay đổi đáng kể trong chính sách.

Bà Glaser nói: “Về cơ bản, chính phủ Biden tiếp tục chính sách của chính phủ Trump, đã được cựu Ngoại Trưởng Pompeo nêu rõ vào giữa năm 2018 và giữa năm 2020. Bao gồm tái khẳng định Hiệp Ước Tương Trợ Phòng Thủ (Mutual Defense Treaty) áp dụng cho Biển Đông và Hoa Kỳ phản đối các yêu sách hàng hải của Trung Cộng không phù hợp với UNCLOS.

“Việc chính sách của Mỹ đã được tuyên bố rất rõ ràng trong tuần đầu tiên của chính quyền Biden thể hiện cam kết của Mỹ đối với các liên minh và Mỹ sẵn sàng đẩy lùi các hành động của Trung Cộng ở Biển Đông mà gây hại đến lợi ích của Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác.”

Sắp xếp lại các ưu tiên?

Hiện vẫn chưa rõ ràng là điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các ưu tiên chi tiêu của Bộ Quốc Phòng [Hoa Kỳ] trong tương lai.

Vào ngày 4 tháng Hai, Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin đã thực hiện một cuộc đánh giá tư thế toàn lực lượng để xem quân đội có bố trí đủ khả năng ở đúng chỗ để giải quyết các mối đe dọa mà quốc gia phải đối mặt hay không. Và trong bình luận ngày 10 tháng Hai tại Ngũ Giác Đài, ông Biden cho biết Bộ Trưởng Austin đã ra lệnh thành lập một lực lượng đặc nhiệm về Trung Quốc để bảo đảm Bộ Quốc Phòng theo đuổi các chiến lược và công nghệ phù hợp.

Tổng Thống Biden thêm rằng lực lượng đặc nhiệm sẽ vạch ra lộ trình kết hợp các đồng minh và đối tác cũng như cách tiếp cận của chính phủ để đối phó với thách thức Trung Cộng.

Đã có một số dấu hiệu về những gì chính quyền mới suy nghĩ. Trả lời câu hỏi về đánh giá cơ cấu lực lượng vào thời điểm cuối nhiệm kỳ của chính quyền Trump, tân Thứ Trưởng Quốc Phòng Kathleen Hicks cho biết bà ủng hộ một số, nhưng không phải tất cả, các chủ đề trong đánh giá. Điển hình như tăng cường sử dụng quyền tự chủ, phân tán lực lượng và tăng số lượng những chiến hạm nhỏ.

Cuộc thảo luận của Thứ Trưởng Hicks về “phân tán lực lượng” dường như ám chỉ đến kế hoạch của Hải Quân là tác chiến theo cách dàn trải hơn, sử dụng các thiết bị không người lái được liên kết với các thiết bị quân sự có người điều khiển để gia tăng khả năng chiến đấu đến nhiều nơi hơn với chi phí ít hơn.

Điều đó có thể có nghĩa là nỗ lực kết nối của Hải Quân thông qua Dự Án Overmatch, sẽ được thực hiện. Nói cách khác, mạng lưới chỉ huy và kiểm soát liên hợp mọi miền do không quân lãnh đạo cũng có thể sẽ là một ưu tiên.

Bà cũng chỉ ra việc tăng cường đầu tư vào các tàu chiến nhỏ, đây là một phương cách khác để bắt đầu giảm chi phí cho việc dàn trải rộng khả năng chiến đấu đáng kể với chi phí ít hơn.

Vào tháng Tư năm ngoái, hợp đồng đóng tàu khu trục lớp Constellation thế hệ tiếp theo đã được trao cho công ty Fincantieri và nhà máy đóng tàu Marinette Marine ở Wisconsin của công ty này.

Không rõ liệu tên lửa siêu thanh, một ưu tiên quan trọng trong thời ông Trump nhằm mang lại cho quân đội khả năng nhanh chóng tấn công các mục tiêu của Trung Cộng ở tầm cực xa, có trở thành ưu tiên trong chính quyền Biden hay không.

‘Khó hơn một chút so với những gì tôi nghĩ’

Nhưng cho đến nay, những người bảo thủ về vấn đề an ninh quốc gia đã hoan nghênh việc chính quyền Biden tiếp tục nhiều quan điểm cứng rắn của chính quyền Trump về Trung Quốc.

Trong phiên điều trần của mình, ông Blinken đã nêu ra một số khác biệt giữa quan điểm của ông với chính quyền Trump về mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng ông cũng đã nói ông đồng ý với nhiều việc mà chính quyền trước đã thực hiện, bao gồm tuyên bố [của cựu Ngoại Trưởng Pompeo] gần đây nói rằng Trung Cộng đã thực hiện cuộc diệt chủng chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Câu trả lời dường như đã gây bất ngờ cho Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham, thuộc đảng Cộng Hòa của tiểu bang South Carolina.

Trong tương tác cấp cao nhất cho đến nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi chính quyền mới nhậm chức, ông Blinken đã đưa ra một tuyên bố nói rằng Hoa Kỳ không lùi bước trước vai trò gây bất ổn của Trung Cộng trong khu vực.

Ông Price còn cho biết rằng: “Bộ Trưởng Blinken nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ nhân quyền và các giá trị dân chủ, bao gồm cả ở Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong, đồng thời thúc ép Trung Cộng tham gia cùng cộng đồng quốc tế lên án cuộc đảo chính quân sự ở Miến Điện.”

Về phần mình, Trung Cộng đưa ra một tuyên bố cho biết họ muốn Mỹ “nêu cao tinh thần không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi, tập trung vào hợp tác và giải quyết khác biệt, để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ song phương.”

Ông Seth Cropsey, một cựu giới chức Bộ Quốc Phòng thời Tổng Thống Reagan và Tổng Thống George H.W. Bush, hiện là thành viên cấp cao tại Viện Hudson, nói rằng các chính sách của Biden cho đến nay rất đáng khích lệ.

Ông Seth Cropsey nói: “các chính sách của chính quyền Biden cứng rắn hơn ông dự đoán. Ví dụ, chưa bao giờ có bất kỳ đại diện nào của Đài Loan ở Washington đã được mời tham dự lễ nhậm chức và Biden đã làm điều đó. Chính phủ Biden cũng đã nói rằng họ sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan… và tuyên bố này là một điều tích cực.”

Ông Cropsey cho rằng việc ngừng nói chuyện với Trung Cộng ở cấp cao cho đến khi tham khảo ý kiến ​​của các đồng minh trong khu vực là một bước đi thông minh và ông rất ấn tượng với việc Ngoại Trưởng Blinken đề cao khẳng định của cựu Ngoại Trưởng Pompeo rằng Trung Cộng đang thực hiện hành vi diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương (Xinjiang) và việc tiếp tục các hoạt động hải quân ở Biển Đông.

Theo ông, thì không thể biết được điều này sẽ dẫn đến đâu và liệu đó có phải là mục tiêu của chính sách của chính quyền ông Biden hay không, nhưng những gì nhìn thấy cho đến nay là đáng khích lệ.”

XP chuyển ngữ từ bài viết “In The South China Sea, it’s ‘meet the new boss, same as the old boss’“, Defense News, 11/02/2021 với tựa đề 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.