tham nhũng

Niềm tin

Đã 44 năm trôi qua kể từ sau ngày 30 tháng 4, 1975, cộng sản Hà Nội tiến chiếm miền Nam, và đặt sự cai trị độc tài man rợ của mình trên toàn cõi Việt Nam. Ngày nay đất nước này có những gì? Có đạt được như lời mị dân của Hồ Chí Minh năm 1969 “Xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”?

Metro số 1, ‘Đảng ngồi xổm trên pháp luật’ và những bàn tay đen đúa

Rất tương hợp với xu hướng và chiến dịch nhất thể hóa, vụ “Bộ Chính Trị đồng ý chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư metro số 1 và 2 ở Sài Gòn lên 95,000 tỷ đồng” càng khiến hiện rõ bức tranh xung sát quyền lực vào thời “đảng không làm thay mà làm luôn.”

Đảng ngồi xổm trên đầu quốc hội

Mặc dù chỉ là một cơ quan đảng và giành hết mọi quyền ra quyết sách ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người dân, nhưng Bộ chính trị lại chưa bao giờ chịu trách nhiệm về bất cứ chính sách thất bại nào từ trước đến giờ. Sự vô trách nhiệm ấy đã đưa đất nước ngày càng lụn bại, rách nát!

Vì sao ngày càng nhiều quan chức Việt tìm đến sợi dây thừng?

2018 là năm đã xảy ra số vụ quan chức các cấp tìm đến sợi dây thừng nhiều hơn bất kỳ năm nào trước đó, khiến bản danh sách những ‘kẻ tuẫn tiết’ đến cuối năm 2018 có thể là phép cộng gộp cho con số của nhiều năm trước đây.

Thủ Thiêm: cuộc sinh tử của những “bố già Đỏ”?

Không khó có thể đoán định câu chuyện Thủ Thiêm sẽ có một kết thúc “có hậu” như đám đông mong đợi. “Công lý” sẽ được thực thi, người dân được đền bù theo giá thị trường (bất quá thì nhà máy in tiền quốc gia sẽ tăng thêm công suất vào dịp cuối năm) và một số quan chức liên quan sẽ bị làm “dê tế thần”. Nhưng chắc chắn, những anh Hai, anh Ba Nam Bộ chóp bu sẽ chẳng anh nào rụng một cái lông chân.

Điếu xì gà làm lớn chuyện

Hình ảnh ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp Công Dân, với chiếc đồng hồ Rolex và điếu xì gà sang trọng giá bạc triệu đứng tiếp dân hôm 7-11 càng làm cho dân oan Thủ Thiêm nhìn thấy tất cả sự thật về thói khinh bạc, bất nhân của những kẻ mới ngoi lên từ mảnh đất cướp được của họ.

Cạm bẫy khi bảo mật nhân thân lãnh đạo

Tại sao thân thế, sự nghiệp, gia sản của lãnh đạo cộng sản lại phải đưa vào diện mật đang đặt ra câu hỏi về tính chính danh và trách nhiệm của người quản lý đất nước.

Vì sao Thủ tướng Phúc phải đề nghị ‘ODA ưu đãi hơn’ ở Nhật?

Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng ở Việt Nam. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn đoán khoảng 20 – 25%. 2018, sau vài chục năm nhận ‘lộc trời’, ODA đã trở thành một trong những bi kịch ‘vĩ đại’ nhất của chính thể Việt Nam.

Nạn ‘cống nạp’ của doanh nghiệp cho quan chức

Tình trạng công chức nhà nước CSVN vòi vĩnh, hù dọa để làm tiền doanh nghiệp không phải là điều gì mới lạ, nhưng ngày lại diễn ra vô cùng tinh vi. Trước kia thì chỉ xin vào dịp Tết, nay thì lễ cũng xin, nghỉ hè cũng xin, tổ chức hội nghị cũng xin… Dư luận xã hội bức xúc gọi đây là xin đểu.

Bóng đè chế độ và hội chứng ‘hốt cú chót’

Một chục năm sau thời điểm bắt đầu khởi động âm mưu “hốt đậm” với dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam mà khi đó tổng kinh phí xây dựng dự kiến vào khoảng $30-$40 tỷ, nhóm cá mập giao thông ở Việt Nam vẫn cắm mặt lao theo dự án khổng lồ này, nhưng đã chuyển sang tư duy “hốt cú chót”.