tự do ngôn luận

4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Washington ưu tiên nhân quyền trong quan hệ song phương với Hà Nội, ngày 26/6/2024

Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cùng với các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, kêu gọi Bộ Ngoại giao giải quyết đầy đủ các mối lo ngại về nhân quyền ngày càng gia tăng và nên lồng ghép các ưu tiên nhân quyền vào mối quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Ông Y Krec Bya, thuộc tổ chức “Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên,” bị bắt hôm 08/04/2023 và đã bị tòa án tỉnh Đắk Lắk kết án 13 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết.” Ảnh: msfjustice.org

Hoa Kỳ quan ngại về việc kết án những người vận động nhân quyền ở Việt Nam

Trong thông cáo hôm qua (1/4/2024), Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với Y Krec Bya, một tiếng nói ôn hòa cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án tù nhiều năm đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vì họ vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam.” Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Việt Nam “trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ phi lý.”

Bộ Thông tin-Truyền thông đề xuất cắt Internet đối với những ai bị cho là chống đối trên mạng. Ảnh chụp từ màn hình VOA

Bộ Thông tin-Truyền thông đề xuất cắt Internet những ai chống đối trên mạng

Nhà chức trách Việt Nam đang cân nhắc sẽ cắt Internet đối với những ai bị cho là vi phạm pháp luật khi đưa thông tin lên mạng, một sự leo thang kiểm duyệt đối với môi trường mạng vốn đã hà khắc ở quốc gia này.

Đây là một trong 11 điểm mới trong một nghị định mới về quản lý thông tin trên mạng được Bộ Thông tin-Truyền thông soạn thảo và đưa ra lấy ý người dân.

Ý thức… bưng bít thông tin*

Qua chuyện này thì một lần nữa thấy cái ý thức bưng bít thông tin như đã trở thành một phản xạ vô điều kiện của các “cán bộ.” Buồn cười hơn là ở chỗ, đám cháy chẳng phải do họ gây ra, thậm chí họ đã “phản ứng nhanh” và đáng được tuyên dương vì hành động kịp thời, ngăn được một thảm họa ngay trước mắt. Nhưng lạ thay, họ vẫn “sợ trách nhiệm”. Tốt nhất là nên bịt kín!

Một sạp báo in. Ảnh: RFA

Đảng Cộng Sản siết chặt “báo hoá” tạp chí, “tư nhân hoá” báo chí để giữ chế độ!

“Quản lý báo chí là một công tác cực kỳ quan trọng của đảng lâu nay vì đảng biết rõ sức mạnh hủy diệt của báo chí đối với xã hội.” – Một nhà báo kỳ cựu ở trong nước nhận định như vậy khi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cho biết sắp tới sẽ xử lý triệt để tình trạng “báo hoá” tạp chí và “tư nhân hoá” báo chí.

Họa sĩ Bùi Chát tại triển lãm tranh của ông. Ảnh: BTT

Vụ Bùi Chát: Xử phạt dựa trên một nghị định vi hiến

Quyết định xử phạt họa sĩ Bùi Chát khiến người ta liên tưởng tới chính sách phần thư, khanh nho (đốt sách, chôn nho) của Tần Thủy Hoàng, hay chiến dịch bài trừ văn hóa “đồi trụy – phản động” diễn ra tại miền Nam – Việt Nam sau ngày 30/04/1975.

Vậy quyết định này có đúng pháp luật hay không?

Tranh và không gian triển lãm của Bùi Chát. Ảnh: Giáo Dục và Thời Đại

Tại sao trưng bày tranh lại phải xin phép?

Vấn đề là có quy định nào nói tổ chức triển lãm mỹ thuật thì phải xin phép không? Câu hỏi này đưa chúng ta trở lại với phần trên: Nghị định 113 hoàn toàn không rõ ràng về việc có phải xin phép hay không.

Mà đã không rõ ràng thì làm sao có cơ sở để xử phạt?

Việt Nam lại sáp siết chặt hơn nữa mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình Youtube VOA

Việt Nam sắp ra quy định siết chặt quản lý mạng xã hội

Việt Nam đang chuẩn bị đưa ra các quy định mới yêu cầu các công ty mạng xã hội gỡ bỏ nội dung mà họ cho là “bất hợp pháp” trong vòng 24 giờ, ba người nắm rõ về vấn đề này nói với Reuters với điều kiện ẩn danh.

Những quy định sửa đổi này sẽ càng củng cố Việt Nam thành một trong những chế độ khắt khe nhất thế giới đối với mạng xã hội và tăng cường sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản cầm quyền trong lúc chính quyền đàn áp các hoạt động (họ cho là) ‘chống phá nhà nước.’

Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price lên tiếng về quyền tự do báo chí tại Việt Nam, ngày 18/08/2021. Ảnh: Andrew Harnik POOL/ AFP

Mỹ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho 5 nhà báo của nhóm “Báo Sạch”

Hôm qua, 29/10/2021, Hoa Kỳ đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho 5 nhà báo công dân vừa bị kết án tù với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ.”

Trong thông cáo, ông Ned Price nhấn mạnh: “Nhóm nhà báo này chuyên làm những phóng sự điều tra về nạn tham nhũng và việc này dĩ nhiên không phải là một tội ác.” Thông cáo của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ viết tiếp: “Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho 5 nhà báo này và cho tất cả những người bị bắt giam một cách bất công, đồng thời để cho mọi công dân ở Việt Nam được quyền bày tỏ quan điểm một cách tự do mà không sự bị trừng phạt.”

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm 27/1/2021. Ảnh: Reuters

Các tổ chức đấu tranh cho Việt Nam và hướng hoạt động thời chính quyền Joe Biden

Đối với Đảng Việt Tân, một tổ chức cổ võ cho dân chủ đa nguyên tại Việt Nam, thì Đảng Cộng Hòa hay Đảng Dân Chủ nắm quyền ở Hoa Kỳ không quan trọng. Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Việt Tân chia sẻ thêm về kế hoạch làm việc sắp tới:

“Việt Tân chủ trương đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do và dân chủ. Để đạt được mục tiêu đó thì chúng tôi sẵn sàng làm việc với mọi chính phủ Tây phương và đặc biệt là chính phủ Hoa Kỳ để vận động cho nhân quyền và chống bất công tại Việt Nam. Thực sự tôi thấy là có hai thử thách lớn đối với phong trào. Đầu tiên là vấn đề đàn áp chính trị…”

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lên tiếng tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp những những người bất đồng chính kiến trước thềm đại hội 13. Ảnh: HRW

Đại hội 13: Năm năm chưa tới đã qua

Dù đại hội 13 của đảng Cộng Sản còn chưa diễn ra, năm năm tới đây có thể coi như là thời gian vô nghĩa cho những ai hy vọng vào một xã hội tự do và cởi mở hơn ở Việt Nam.