tự do ngôn luận

Tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh được trao giải Lê Đình Lượng

Tại buổi trao giải thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng tổ chức tại Sydney, Australia vào ngày 11 tháng 12 vừa qua, Bác Sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong thay mặt ban tổ chức Đảng Việt Tân đã tuyên bố, người nhận giải năm nay là TNLT 27 tuổi Phan Kim Khánh. Anh là một sinh viên Đại Học Thái Nguyên làm báo công dân khi bị bắt vào năm 2017 và bị tuyên án 6 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2020 được trao cho Tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh

Vừa học vừa làm để nuôi thân, anh làm việc cho một công ty phần mềm. Những lúc rảnh rỗi, anh tìm hiểu xem đâu là những vấn đề tồn đọng khiến Việt Nam không thể trở thành một đất nước phát triển. Để chia sẻ suy nghĩ của mình, anh lập hai trang blog mang tên “Báo Tham Nhũng” và “Tuần Việt Nam” vào năm 2015 để đăng tải những tin tức về tham nhũng, chính trị, kinh tế, môi trường và các vấn đề khác của Việt Nam. Anh có những bài viết kêu gọi cho dân chủ đa nguyên, tự do bầu cử, tự do báo chí, phi chính trị hóa quân đội…

Dân Biểu Rouda, một trong số 7 dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa gửi thư yêu cầu TT Phúc trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Ảnh: rouda.house.gov

7 Dân Biểu Hoa Kỳ gởi thư chung cho TT Phúc, yêu cầu tôn trọng tự do ngôn luận, trả tự do cho các tù nhân lương tâm

Hôm 25/8/2020, các dân biểu thuộc lưỡng đảng quốc hội Hoa Kỳ: Harley Rouda, Alan Lowenthal, James P. McGovern, Juan Vargas, Zoe Lofgren, J. Luis Correa và Maxine Waters đã gửi một thư chung đến Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và lập hội, trả tự do cho các nhà báo công dân, blogger và các tù nhân lương tâm – những người bị bắt giữ, cầm tù chỉ vì thực thi các quyền tự do căn bản, hiến định.

CSVN luôn miệng tuyên truyền quyền tự do ngôn luận được bảo đảm và tôn trọng ở Việt Nam. Ảnh: Internet

Nghĩ về “bảo đảm tự do ngôn luận chứ không cổ suý tự do ngôn luận”

Trong thể chế chính trị độc tài tại Việt Nam, khi CSVN nói rằng “bảo đảm tự do ngôn luận” chỉ mang ý nghĩa tuyên truyền bề nổi mà thôi. Sự kiện CSVN ký vào Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 cũng như viết trong Hiến Pháp 2013 rằng “Nhà nước Việt Nam tôn trọng tự do ngôn luận,” hoàn toàn là “a dua” theo trào lưu chung của nhân loại, qua đó tô vẽ bộ mặt của chế độ bớt cực đoan, khủng bố đối với những ai ít hiểu biết.

Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ về việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn, thành viên thứ 3 của Hội bị bắt giữ trong thời gian gần đây. Ảnh: Việt Nam Thời Báo (IJAVN)

Thông cáo báo chí của Hội Nhà Báo Độc Lập về việc bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn

Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam kêu gọi mọi người dân Việt Nam ý thức một cách rõ ràng về quyền công dân của mình, đặc biệt là những quyền cơ bản như tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội… mà hiện đang bị vi phạm hết sức nghiêm trọng bởi nhà cầm quyền cộng sản. Tất cả người dân Việt Nam cần ủng hộ các nhà báo độc lập, bao gồm cả các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, trong việc đấu tranh đòi quyền tự do báo chí.

Báo in bán dạo ở Hà Nội. Ảnh AFP

Địa phương xử lý báo chí: Thêm một bước gia tăng kiểm soát truyền thông!

“Trước đây, chưa phân quyền như vậy thì chỉ có một bộ phận ở trung ương lo việc này. Và nếu bây giờ đưa về các sở, các địa phương thì thêm năm mươi mấy tỉnh thành nữa, thì việc xử lý của họ sẽ nhanh nhẹn hơn, sát sao hơn. Chứ trước đây thì chỉ có Hà Nội với Sài Gòn thì sẽ hạn chế hơn, số lượng người tham gia không bao quát hết được. Như vậy người ta nhận xét siết báo chí hơn là đúng.” (Nhà báo Nguyễn Vũ Bình)

Viết báo. Ảnh: pinterest

Quyền được viết báo

Hiến pháp ở điều 25 có nói người dân được quyền tự do báo chí. Luật Báo chí dành điều 10 và điều 11 nói về ‘quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.’

Ảnh minh họa. (nursetimes.org)

Chúng ta còn chấp nhận bị bắt bớ vì “Bôi nhọ lãnh đạo” đến bao giờ?

Tôi tin rằng việc chấp nhận hình phạt bỏ tù dành cho những người “bôi nhọ lãnh đạo” chỉ là một phản ứng thụ động của chúng ta trong một xã hội nơi mà người dân đã quen với việc không có không gian để nói lên tiếng nói của mình.

Xét cả về lý tính, xét cả về tư pháp hình sự, thật khó để lý giải cho hiện tượng pháp luật quái lạ này. Nhưng quan trọng nhất vẫn là bạn, những người Việt Nam: Liệu còn có cách lý giải hợp lý nào cho việc bắt bớ, bỏ tù những người “bôi nhọ lãnh đạo” hay không?

Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, trong một cuộc biểu tình tại Hà Nội phản đối Trung Quốc, khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước ở Biển Đông. Ảnh: Internet

Tuyên bố của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam về việc ông Nguyễn Tường Thụy bị bắt

Việc bắt giữ ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy là hành vi không thể chấp nhận được, đi ngược hoàn toàn với các quyền tự do căn bản của công dân, cũng như đi ngược lại những cam kết của Nhà nước Việt Nam với Công ước Dân sự – Chính trị và cam kết nhân quyền của Việt Nam khi đàm phán, ký kết hiệp định EVFTA.

Nhà văn bất đồng chính kiến Phạm Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe, bị công an Hà Nội bắt giữ hôm 21/5/2020 tại nhà riêng. Ảnh: Blog Bà Đầm Xòe

Bắt giam nhà văn – bịt miệng người viết

Việc chính quyền Hà Nội bắt giam một nhà văn đã nhiều tuổi cho thấy họ không còn kiêng dè bất cứ ai, bất cứ điều gì. Tuy chưa rõ tội danh mà nhà cầm quyền chụp cho ông là gì, nhưng bạn đọc của nhà văn có thể dễ dàng nhận thấy đó là “tội” có liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt. Bắt một nhà văn, một cây viết độc lập, là trắng trợn chà đạp lên quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của con người, những thứ mà chính nhà nước đã ký cam kết bảo vệ.

Nhà báo, blogger Phạm Đoan Trang, người bị an ninh hành hung đến mang thương tật.

Chúng quyết giết Nhà xuất bản Tự Do

Tại sao phải như vậy? Tại sao phải hành xử với những người viết, người xuất bản và người đọc sách (in) một cách tàn bạo, khát máu như vậy? (Tất nhiên, họ hoàn toàn có thể không in mà chỉ đăng tải nội dung sách lên mạng; sách vẫn có thể đến với người đọc dưới hình thức ebook).

Câu trả lời là nhà nước công an trị tuyệt đối không cho phép người dân in ấn, xuất bản không chịu sự quản lý của chúng. Chúng không thể chấp nhận chuyện đó.

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi thì nhà cầm quyền CSVN gia tăng siết chặt thông tin, kiểm duyệt người xử dụng mạng lẫn các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mạng xã hội.

Cộng Sản Việt Nam lợi dụng đại dịch COVID-19 siết mạng xã hội

Trong lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới và nhân loại đang phải vất vả đối phó với số lượng người nhiễm và tử vong ngày càng gia tăng, thì tại Việt Nam có hai sự kiện xảy ra liên quan đến việc siết chặt mạng xã hội làm cho những người dân xử dụng, các công ty cung cấp dịch vụ lẫn các cơ quan nhân quyền quốc tế đều rất quan tâm và lo ngại.