Tại sao điều tra vụ MobiFone mua AVG?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào đầu năm 2016, Tổng công ty MobiFone, một đơn vị kinh doanh của Bộ Thông tin-Truyền thông công bố việc mua 95% cổ phần của Công ty Nghe nhìn Toàn cầu AVG với trị giá gần 8.900 tỉ đồng. Dự án mua bán này được dư luận quan tâm đặc biệt vì nó được mô tả là có sự chênh lệch lớn với giá trị thực sự của AVG.

Trước áp xuất của phong trào “đốt lò” của ông Trong, một cuộc điều tra của Thanh Tra Chính phủ được mở ra, nhưng không hiểu vì lý do gì lại kéo dài qua nhiều tháng trong im lặng thay vì phải có kết luận trong vòng 50 ngày như định trước.

Ngày 8 tháng 3 vừa qua, sau khi Trần Quốc Vượng chính thức ngồi vào ghế thường trực Ban bí thư thay thế Đinh Thế Huynh, Nguyễn Phú Trọng qua Ban bí thư đã “đề nghị sớm công bố kết luận thanh tra” thương vụ mua bán này giữa MobiFone và AVG.

Bốn ngày sau đó, Bộ Thông tin và Truyền thông bất ngờ cho công bố thông báo hủy bỏ toàn bộ hợp đồng mua bán giữa đôi bên với sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn. Nhưng thông báo của Bộ 4T đã thực sự chấm dứt được một thương vụ đã gây ra nhiều tai tiếng trong dư luận hay chưa? Và nhất là với việc Ban bí thư của đảng thọc tay vào công việc của chính phủ sẽ đưa đến hậu quả tốt xấu ra sao cho việc quản lý, điều hành đất nước.

Với những gì đang diễn ra trên sân khấu chính trị Việt Nam, có thể nói đây đúng là thời đại “đốt lò”.

Vụ xét xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh hôm cuối tháng 1, dù đảng có cố ý làm ra vẻ ầm ỉ để nâng cao uy tín sứt mẻ của ông Trọng, nhưng không mang lại một kết quả nào đáng kể. Vì lẽ ai cũng biết trên khắp đất nước Việt Nam, dưới sự khai thác tàn bạo của cán bộ cộng sản còn hàng trăm thậm chí hàng ngàn vụ tham nhũng chưa được đảng mó đến. Không khí đốt lò bị chùng xuống, một phần công cụ chặt chém là Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn phải ăn tết “cho có Nhân Văn” theo lời tuyên bố của tổng bí thư. Nhưng quan trọng nhất là khi nhìn quanh, ông Trọng chợt thấy đã hết củi nên lò rõ ràng đang bị nguội.

Để thu hút sự chú ý chung quanh cái lò đầy tro tàn lạnh lẽo, ông Trọng lại cất công họp Ban bí thư để ra chỉ thị điều tra vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG. Chuyện này cũng hơi lạ, vì trong suốt 2 năm 2016 và 2017 công cuộc làm ăn của các viên chức Bộ 4T và đám đại gia đỏ diễn ra trước lỗ mũi Trung ương đảng mà Ban bí thư không hề lên tiếng. Trong cương vị tổng bí thư, lẽ nào ông Trọng không đọc được đôi giòng báo cáo của thuộc cấp.

Nhưng trước mắt, Ban bí thư chưa cho phép Ủy ban Phòng chống tham nhũng trung ương điều tra manh mối, thì ngày 14 Tháng 3 bên Thanh Tra Chính Phủ đã công bố kết luận thanh tra và nhanh nhẩu kiến nghị giao công an điều tra, khởi tố. Kết luận thanh tra mà lâu nay nhiều người chờ đợi đã không tiếc lời vạch trần lối làm ăn lươn lẹo của đám quan chức đầu sỏ Bộ 4T và MobiFone, con đẻ của Bộ.

Xem ra trận chiến đốt lò này khá phức tạp, có kẻ châm dầu cũng có người tưới nước. Vì ngay khi ông Trọng ra lệnh điều tra thì ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ 4T lập tức chủ trì cuộc họp “chia ly” giữa MobiFone và AVG bằng cách MobiFone được AVG hứa trả lại tiền và không thèm mua AVG nữa. Nhưng khi thực hiện bước đi liều lĩnh ấy, liệu Bộ 4T có xóa được những vết chàm tự bôi lên mặt lâu nay? Và hậu quả pháp lý chắc chắn sẽ không dừng lại ở sự phủi tay đường ai nấy đi một cách dễ dàng cho cả đôi bên.

Ở một khía cạnh khác nếu xét về mặt kinh doanh trong thương trường, việc MobiFone mua AVG dù giá cao hay giá thấp, thực sự vấn đề đó không quan trọng. Bỏ qua những khúc mắc mờ ám của những bàn tay nhúng chàm, khi bên mua và bên bán đồng ý với nhau trong tất cả điều kiện theo đúng pháp luật cho phép là hợp đồng tiến hành, ngoại trừ bên mua hay bên bán đổi ý. Chuyện nâng giá để hưởng lợi không phải chỉ mới diễn ra với MobiFone và AVG, có khám phá ra được hay không còn tùy các nhà điều tra đại tài trong cơ quan ông Vượng.

Khi xảy ra chuyện đổi ý như vậy thì bên nào quyết định rút lui là bên đó phải bồi thường theo đúng nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Điều này Vietnam Airlines đã mua được kinh nghiêm xương máu bằng 5 triệu 2 Euro trong vụ kiện của một luật sư người Ý cách đây nhiều năm. AVG tuy có thực sự làm ăn thua lỗ hay khi định giá tài sản được nâng cao, nhưng MobiFone đã quyết định mua thì phải tôn trọng hợp đồng đã ký kết. Chuyện mua bán AVG với trị giá cao “gấp 9 lần” là chuyện sau này ai là người chịu trách nhiệm sẽ được luật pháp truy xét.

Không thể nào có việc chính quyền hay Ban bí thư đảng lại nhảy xổ vào, cho rằng mua như vậy là sai và áp lực hủy bỏ hợp đồng. MobiFone và AVG chỉ là hai đơn vị kinh doanh trong nước, giả sử AVG là một công ty nước ngoài thì MobiFone chắc chắn phải mất một số tiền đền bù lớn, đừng nói đến việc lấy lại tiền đã bỏ ra mua. Chính vì vậy, Thanh tra Chính phủ đánh giá MobiFone có thể làm thiệt hại vốn nhà nước đến khoảng trên 7000 tỉ đồng khi hợp đồng bị hủy bỏ.

Nếu xét về mặt cơ cấu tổ chức, MobiFone trực thuộc Bộ 4T, nằm trong sân quản trị của Bộ trưởng đương nhiệm Trương Minh Tuấn. Mặc dù việc mua bán xảy ra thời ông Nguyễn Bắc Son làm Bộ trưởng, nhưng lúc đó ông Trương Minh Tuấn là Thứ trưởng của Bộ và đã ký quyết định phê duyệt để Tổng Giám đốc Lê Nam Trà ký hợp đồng mua AVG.

Nay ông Tuấn lại là người đứng ra dàn xếp cuộc “ly hôn” thì rõ ràng là có điều gì đó không minh bạch bên trong giữa những bàn tay nhúng chàm này. Mặt khác, dựa vào chỗ là “bộ chủ quản” của MobiFone nên cả ông Son lẫn ông Tuấn đều cho là mình có quyền làm việc này để kiếm lại quả hậu hĩnh từ AVG. Vấn đề là trong cuộc thương lượng này Phạm Nhật Vũ có thực sự đồng ý lấy lại AVG cũng như hoàn tiền lại cho MobiFone hay không.

AVG đối với cá nhân Bộ trưởng Trương Minh Tuấn giờ đây giống như một cục xương khó nuốt khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương lăm le nhảy vào. Do đó biện pháp gấp rút là ông Tuấn phải ngậm ngùi nhả ra bằng con đường xóa ván bài tưởng đã dễ ăn.

Tuy nhiên sự kiện đòi điều tra, truy tố việc mua bán của MobiFone và AVG cho thấy là ông Trọng và phe đang “đốt lò” đã nắm được những dây mơ rễ má mờ ám bên trong. Có thể họ đang tìm cách “gây sức ép” lên gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng vì bà Thanh Phượng con gái ông Dũng, người sáng lập Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng chính là người đứng làm môi giới cho việc mua bán này.

Dường như vụ kết án Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh vừa qua là ngón đòn không thấm gì đến “đồng chí X”. Nên bây giờ cặp bài trùng Trọng-Vượng xoay qua dùng vụ mua bán MobiFone và AVG để gọi là tăng sức ép dư luận lên gia đình ông Dũng. Có lẽ ông Trọng cần có một hành động quyết liệt nào đó để xứng danh là “người đốt lò vĩ đại”, tiếp tục răn đe ông Dũng và đám tay chân còn sót lại ở miền Nam.

Nếu là như thế thì quả thật ông Trọng hết củi để đốt lò sau khi mang Ủy viên Bộ chính trị ra xử. Vì thế, cuộc chiến MobiFone – AVG đang nhắm vào con mồi Trương Minh Tuấn để qua đó đụng đến con gái rượu của ông Nguyễn Tấn Dũng chăng?

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.