Tại sao Donald Trump là tin mừng cho Tập Cận Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổng thống Hoa Kỳ đã giải giới nước Mỹ trong trận đấu tư tưởng

Ông Trump đã nắm quyền đủ lâu để thấy lộ ra một số mô hình trong cách hành xử của ông. Vị tổng thống Mỹ này thích tạo ra một cuộc khủng hoảng, cho nó sôi nổi một thời gian rồi tuyên bố là ông ta đã giải quyết xong. Ông sẽ gây hoảng sợ cho cả bạn và thù với những lời hăm dọa, rồi sau đó đưa đến thoả thuận mà ông gọi là “vô cùng to lớn”. Mà trong thực tế, thỏa thuận mới thường hời hợt bề ngoài và những vấn đề cơ bản vẫn còn nguyên đó.

Đây là mô hình là chính quyền Trump dùng đối với Bắc Hàn, cũng như với Mexico và Canada. Và đây cũng là mô hình sử dụng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Trong vài tuần tới đây, ông Trump sẽ tuyên bố chiến thắng vẻ vang. Đám tùy tùng trung thành cũng hùa theo. Nhưng thực tế cơ bản trong mối quan hệ kinh tế Mỹ-Trung sẽ không thay đổi gì nhiều – cũng y hệt như quan hệ giao thương giữa Mỹ, Canada và Mexico sau khi tái thương thuyết hiệp ước NAFTA.

Cũng như Bắc Hàn không thật sự dẹp bỏ vũ khí hạt nhân, Trung Quốc cũng không thật sự dẹp bỏ mô hình nhà nước tài trợ cho các ngành kỹ nghệ, và đây là phương thức chính để Bắc Kinh gây bất lợi cho các cạnh tranh nước ngoài.

Thay vào đó, Trung Quốc sẽ lấy lòng ông Trump bằng cách hứa hẹn mua thêm sản phẩm của Hoa Kỳ. Họ sẽ mở thêm cửa vào các lãnh vực kinh tế khác để Hoa Kỳ đầu tư và xiết lại luật lệ về sở hữu trí tuệ. Những điều này không tác động gì đến thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ với Trung Quốc. Và nó cũng chẳng làm suy suyển gì tham vọng của Trung Quốc muốn thống trị công nghệ tương lai.

Nhưng chấm dứt cuộc chiến thương mại không phải là món quà duy nhất mà ông Trump tặng cho Tập Cận Bình. Ông Trump đã giải giới Hoa Kỳ trong một trận đấu quan trọng hơn nữa – trận đấu tư tưởng.

Điều này quan trọng vì vũ khí hùng mạnh nhất của Hoa Kỳ trong trận đấu giành thế ưu việt với Trung Quốc không phải là kinh tế, không phải là các tàu sân bay, mà là tư tưởng. Ý tưởng cho rằng những quan niệm trừu tượng như “tự do” và “dân chủ” là những vốn liếng quý giá của Hoa Kỳ đôi khi bị dè bỉu là những suy nghĩ viễn mơ. Nhưng những hành vi của Trung Quốc cho thấy ngược lại. Chính quyền ông Tập dồn hết nỗ lực để cấm cản việc truyền bá những tư tưởng tự do và suy nghĩ của phương tây, kiểm duyệt internet, đàn áp đối kháng, sinh viên, luật sư nhân quyền.

Việc mà các tổng thống Hoa Kỳ đời trước lên tiếng về nhân quyền không phải chỉ gây khó chịu cho nhà nước độc đảng Trung Quốc – mà còn là một mối đe dọa. Không có biểu tượng nào hay bằng “Nữ Thần Dân Chủ”, do chính sinh viên dựng lên trong cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, với những nét giống như tượng Nữ Thần Tự Do của Hoa Kỳ.

Cuộc trỗi dậy Thiên An Môn bị đàn áp đẫm máu và tượng “Nữ Thần” bị phá bỏ. Nhưng những người Trung Quốc yêu chuộng tự do vẫn nhìn về Hoa Kỳ như nguồn cảm hứng và hậu thuẫn. Nhân quyền chỉ là một tiết mục trong quan hệ Mỹ-Trung. Nhưng đó là một phần quan trọng của hình ảnh Hoa Kỳ đối với thế giới.

Buồn thay, hình ảnh đó đã đổi. Khi là ứng viên tổng thống, ông Trunp trả lời rất mơ hồ về vụ thảm sát Thiên An Môn, “(nhà nước) họ tàn ác, họ kinh khủng, nhưng họ dẹp bằng sức mạnh”. Trong ngôi vị tổng thống, ông Trump đã cho thấy rõ là ông ngưỡng mộ những tay độc tài chuyên chính trên thế giới.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tiếp tục phát hành báo cáo hàng năm về tình trạng nhân quyền trên thế giới, có nói mạnh về tình trạng tại Trung Quốc. Nhưng thông điệp từ Nhà Trắng đưa ra thì khác. Ở nhiều lúc khác nhau, ông Trump khen ông Tập là “một lãnh tụ vĩ đại”, “một người rất tốt”.

Điều này quan trọng vì ông Tập là người lãnh đạo chuyên chính nhất của Trung Quốc từ khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976. Lời khen nức nở của ông Trump dành cho ông Tập có cơ nguy là dấu đóng tán thành của Hoa Kỳ đối với việc đàn áp tại Trung Quốc. Khi ông Tập hủy bỏ giới hạn nhiệm kỳ nắm quyền, tạo cơ hội cho ông nắm quyền suốt đời, phản hồi của ông Trump là đùa rằng Hoa Kỳ nên cứu xét mô hình chính quyền như thế.

Nhưng việc đàn áp tại Trung Quốc không phải là chuyện đùa. Từ khi ông Tập lên nắm quyền năm 2012, việc kiểm soát truyền thông, internet, đại học xiết chặt lại thêm. Tại tỉnh Tân Cương, có hơn 1 triệu người Uighurs bị giam trong các “trại cải tạo”.

So với Trung Quốc thì Hoa Kỳ vẫn là một tấm gương sáng của một xã hội tự do đang vận hành. Nhưng sự việc mà người tổng thống Mỹ thường xuyên bôi bác truyền thông “fake news” và chính quyền tách rời hàng ngàn di dân bất hợp pháp với con em họ ở biên giới Hoa Kỳ, làm mờ nhạt lằn ranh lẻ ra rõ nét giữa một thể chế dân chủ và một chế độ chuyên chính.

Kết quả của cuộc tranh chấp mậu dịch có thể gây ra thêm nhiều thiệt hại. Ông Trump biểu lộ nhiều chỉ dấu muốn cho xong trận đấu với Trung Quốc, và tuyên bố trận chiến thương mại mới với Liên Âu và Nhật Bản. Làm như thế, ông sẽ làm rạn nứt phe đồng minh phương tây, sẽ vô cùng khó để cùng nhau hợp tác chống lại Trung Quốc.

Nếu điều đó xảy ra, hình ảnh ông Trump sẽ không phải là đối thủ gây gắt nhất với Trung Quốc mà là tin mừng cho ông Tập.

Gideon Rachman, 16 tháng Tư, 2019, Financial Times

Nguồn: Financial Times

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.