Tại sao Sri Lanka nhường Trung Cộng 99 năm?

Vị trí chiến lược của cảng Hambantota mà Chính phủ Sri Lanka đã phải giao cho Trung Quốc khai thác trong vòng 99 năm để trừ nợ. Ảnh: Google map
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

John Adams, người kế vị Tổng Thống George Washington, đã nói: Có hai cách để khuất phục một quốc gia, một là dùng gươm, hai là cho vay nợ. Ở Sri Lanka, Trung Cộng đã dùng nợ để chiếm lấy một hải cảng. Ông tổng thống Mỹ này không biết con cháu Tôn Tử, Khổng Minh còn nhiều cách khác, và họ vẫn còn đang đã thi thố ở Việt Nam.

Khi bênh vực dự luật Đặc Khu nhường quyền cho ngoại quốc 99 năm, một quan chức Cộng Sản nêu thí dụ chính phủ Sri Lanka cũng nhường cho Trung Cộng sử dụng hải cảng Hambantota trong 99 năm; để chứng tỏ việc đây là chuyện bình thường!

Nhưng việc Trung Cộng chiếm được cảng Hambantota rất bất thường! Đồng bào Việt ta nên biết câu chuyện này diễn ra thế nào để khỏi bị hai đảng Cộng Sản đánh lừa!

Câu chuyện bắt đầu với cựu Tổng Thống Mahinda Rajapaksa, được bầu lên năm 2005. Năm 2009, cuộc nội chiến với sắc dân Tamil chấm dứt sau 26 năm đẫm máu. Ông Rajapaksa và ba người em trai chia nhau kiểm soát quyền chi tiêu 80% ngân sách chính phủ. Ông muốn mở mang một hải cảng ở Hambantota, chỉ vì đó là đơn vị của ông, mặc dù hải cảng chính ở thủ đô Colombo gần đó không thiếu chỗ và đang trên đà phát triển mạnh.

Dự án được các chuyên viên kinh tế của chính phủ nghiên cứu, kết luận rằng một hải cảng ở Hambantota không mang ích lợi nào, so với phí tổn. Thêm một chứng cớ, là khi Rajapaksa đi vay tiền các ngân hàng Ấn Độ, họ từ chối. Vì họ tính toán thấy rằng hải cảng đó, trong tương lai sẽ không làm ra đủ tiền để trả nợ.

Nhưng Cộng Sản Trung Quốc sẵn sàng cho vay. Tất nhiên, đối với họ lợi ích kinh tế không quan trọng bằng vị trí chiến lược của địa điểm này. Dùng Hambantota, Trung Cộng có thể khống chế đường giao thương trong Ấn Độ Dương. Đây sẽ là một mắt xích quan trọng trong kế hoạch Một Vòng Đai, Một Con Đường của Tập Cận Bình, về mặt kinh tế cũng như quân sự.

Món nợ đầu tiên, $307 triệu trả lãi suất thay đổi từ 1% đến 2%, trong khi chính phủ Nhật Bản thường cho vay các công trình hạ tầng cơ sở với lãi suất dưới một nửa phần trăm (0,5%). Món nợ đó kèm theo điều kiện, là Sri Lanka phải để cho một công ty quốc doanh Trung Cộng, China Harbor, lo việc xây dựng, với các công nhân người Tàu. Ông Rajapaksa chấp nhận hết, vì muốn làm gấp để xong trước ngày 18 Tháng Mười Một, 2010, là sinh nhật 65 tuổi của ông ta. Ông tới làm lễ khánh thành đúng ngày đó, mặc dù không chiếc tàu lớn nào vô được bến, vì đá ngầm chặn ngoài cửa biển.

Sau khi chi $40 triệu phá đá ngầm, hải cảng Hambantota vẫn vắng khách. Năm 2012, trên con đường hàng hải Ấn Độ Dương với hàng chục ngàn thương thuyền qua lại, chỉ có 34 chiếc tàu ghé Hambantota, trong lúc cảng Colombo có 3.667 chuyến tàu tới bốc dỡ hàng. Hambantota không sinh ra tiền để trả nợ. Ông Rajapaksa lại sang Tàu cầu cứu. Lúc đó các Chú Ba mới đặt điều kiện mới. Món nợ cũ từ nay phải trả lãi suất cố định, 6,3%. Ông Rajapaksa đành chấp nhận vì không một ngân hàng quốc tế nào cho vay, họ biết rằng cái cảng này không có bao nhiêu thương thuyền sử dụng!

Nhưng ông Rajapaksa còn có những kế hoạch khác cho Hambantota, kiểu “xây dựng tượng đài” ở Việt Nam: Làm một sân banh “cricket;” những ngôi nhà chọc trời, một xa lộ, và một phi trường quốc tế. Cho nên, năm 2012, ông Rajapaksa đã xin vay thêm $757 triệu nữa. Hiện nay, cái xa lộ xuyên ngang quận Hambantota rất yên tĩnh; nông dân phơi lúa trên mặt đường, lâu lâu lại có mấy con voi từ trong rừng thủng thẳng băng qua. Còn phi trường chỉ có một hãng máy bay của Dubai thuê dùng hằng ngày, chuyến bay chót chấm dứt hợp đồng trong Tháng Sáu.

Sri Lanka còn phải nhượng bộ thêm, cho phép một công ty China Harbor xây dựng một bến tàu mới tại hải cảng chính của quốc gia, Colombo, với 20.000 mẫu tây đất, mà nước chủ nhà không có quyền can dự việc điều hành trong đó. Năm 2014, khi Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm thủ đô Colombo, Trung Cộng đã cho một chiếc tàu ngầm tới đậu trên bến cảng, diễu võ dương oai!

Năm 2015, ông Rajapaksa thất cử, sau khi các đảng đối lập tố cáo những phí phạm và nhũng lạm của gia đình ông. Mặc dù trong cuộc tranh cử đó, Rajapaksa đã được Trung Cộng nhiệt liệt ủng hộ. Đại sứ Trung Cộng ở Colombo đi đánh golf còn công khai khuyên mấy người bản xứ hầu hạ nên bỏ phiếu cho Rajapaksa, trái với quy tắc ngoại giao!

Các chứng cớ trong sổ sách ngân hàng cho thấy công ty China Harbor đã góp $7,6 triệu vào quỹ tranh cử chính thức của ông tổng thống. Mười ngày trước khi dân bỏ phiếu, thêm $3,7 triệu đưa cho những người chung quanh ông chi dùng, $678.000 để làm $678.000 áo T-shirts tranh cử, $297.000 mua quà tặng cử tri, như váy saris tặng các bà. Họ còn chi $38.000 cho một nhà sư ủng hộ ông Rajapaksa, chưa kể hai ngân phiếu tổng cộng 1,7 triệu cúng vô chùa của ông sư này.

Hành động này không có gì lạ. Trung Cộng theo kế của John Admas, đã từng bị tố cáo dùng tiền bạc lũng đoạn các nước khác. Bangladesh, chẳng hạn, đã cấm công ty China Harbor bén mảng, sau khi họ bị bắt quả tang hối lộ một quan chức Bộ Giao Thông Vận Tải, với $100.000 tiền mặt, đựng trong một hộp trà. Công ty mẹ của nó, năm 2009, đã bị Ngân Hàng Thế Giới cấm dự thầu trong tám năm vì tội hối lộ ở Philippines.

Chính phủ mới lên thay ông Rajapaksa thừa hưởng những món nợ khổng lồ ông để lại. Họ không thể chui đầu sâu hơn vào trong cái thòng lọng vay nợ mà Trung Cộng móc sẵn trên cổ. Sau hàng năm thương thuyết, Tháng Bảy năm ngoái chính phủ mới phải ký giấy “trừ nợ,” chuyển nhượng hải cảng Hambantota cho Trung Cộng, biến một tỷ đô la tiền nợ thành 85% cổ phần, Sri Lanka có 15%, để có tiếng vẫn giữ được chút chủ quyền. Công ty Trung Cộng sẽ được làm chủ 6.000 mẫu đất trong 99 năm!

Đó là con số 99 năm mà Cộng Sản Việt Nam đang muốn dành cho các công ty ngoại quốc ở ba đặc khu họ tính tạo ra với dự luật mới.

Sau khi xóa được một tỷ đô la, Sri Lanka vẫn chưa hết nợ Trung Cộng, vì tiền lãi đắp vào chồng chất trên nợ cũ. Trong mười năm cầm quyền, ông Rajapaksa đã tăng gấp ba số nợ nần của quốc gia, lên tới gần $45 tỷ. Rajapaksa phải trả cho Trung Cộng lãi suất cao hơn mức lời các ngân hàng quốc tế khác đòi hỏi. Trong năm 2018, chính phủ Sri Lanka phải trả lãi và vốn đáo hạn $12,3 tỷ trong khi chỉ thu được $14,8 tỷ tiền thuế!

Các nhà quan sát quốc tế đều thấy rằng lý do Trung Cộng lãnh lấy hải cảng Hambantota hoàn toàn là “phi kinh tế”; không thể nào thu lại số tiền trừ nợ một tỷ đô la. Lý do duy nhất là Bắc Kinh muốn chiếm lấy một vị trí chiến lược trong kế hoạch “Nhất Đái Nhất Lộ.” Khi hải cảng được chính thức trao cho Trung Cộng, Tháng Mười Hai năm ngoái, họ đã hoan hô trên mạng Twitter #BeltandRoad, nói rằng đây là một dấu hiệu thành công lớn!

Cựu Ngoại Trưởng Ấn Độ Shivshankar Menon đã nhận xét, lý do duy nhất mà Trung Cộng muốn chiếm hải cảng này là vấn đề an ninh quốc gia. Ngay từ khi cho vay $307 nợ đầu tiên, Trung Cộng đã yêu cầu Sri Lanka phải chia sẻ các tin tức tình báo, về tầu thuyền quốc tế qua lại trong Hambantota. Ông Menon tiên đoán có ngày họ sẽ đem quân tới đóng.

Ông Gotabaya Rajapaksa, người em của cựu tổng thống sẽ ra tranh cử năm 2020. Chắc chắn Trung Cộng sẽ hỗ trợ; với hy vọng sẽ tiếp tục mua bằng tiền. Họ không dùng gươm, súng, và chỉ cho vay nợ cũng cướp đoạt chủ quyền một quốc gia khác.

Chỉ có một hàng rào cản đường xâm lấn của Trung Cộng là những lá phiếu của người dân Sri Lanka. Nếu ý thức được mưu đồ bành trướng của đế quốc Đỏ, dân Sri Lanka sẽ bảo vệ được tổ quốc bằng cách chọn những người lãnh đạo đáng tin cậy hơn.

Dân Việt Nam không có quyền lựa chọn lựa người cầm quyền như vậy! Mà ở nước ta, Trung Cộng cũng không dùng gươm súng hay dùng nợ nần để lũng đoạn.

Từ năm 1959, đảng Cộng Sản Việt Nam đã tự đặt mình trong bàn tay Cộng Sản Trung Quốc, khi tôn xưng tư tưởng Mao Trạch Đông và áp dụng các chính sách tàn khốc của Trung Cộng.

Năm 1990, Việt Cộng lại đầu hàng một lần nữa ở hội nghị Thành Đô. Trung Cộng có những mánh khóe xâm lăng mà Tổng Thống John Adams thế kỷ 18, 19 không tưởng tượng ra được. 

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.