Tại sao Việt Nam tránh đưa tin Cuba từ bỏ chủ nghĩa cộng sản?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Truyền thông chính thống của Việt Nam trong những ngày qua đưa tin về việc Cuba thông qua dự thảo hiến pháp mới nhưng không đề cập đến việc quốc gia cùng trong hệ thống độc đảng này đã loại bỏ mục tiêu xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Quốc hội Cuba hôm 22/7 thông qua dự thảo hiến pháp mới nhằm thay thế hiến pháp có từ thời Xô Viết. Dự thảo mới, đang được lấy ý kiến người dân Cuba, bỏ một điều khoản trong hiến pháp năm 1976 về mục tiêu xây dựng “xã hội cộng sản” và thay vào đó chỉ tập trung vào xây dựng “xã hội chủ nghĩa.”

Bản tin chính thức của Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) chỉ đề cập về việc hiến pháp mới của Cuba “duy trì đặc điểm xã hội chủ nghĩa” trong khi các trang báo mạng lớn của Việt Nam tập trung vào thông tin rằng Cuba “tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản” đối với nền kinh tế nước này.

Hai nhà báo trong nước đã khẳng định với VOA về việc “báo chí trong nước và hệ thống tuyên giáo không đề cập đến việc Cuba không nhắc tới chủ nghĩa cộng sản.”

“Đó là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm về mặt tư tưởng hệ ý thức hệ của chính thể cộng sản của Việt Nam,” nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho VOA biết. “Không cần phải cơ chế kiểm duyệt nữa vì đây là một vấn đề nhạy cảm đến mức mà các báo từ quá lâu rồi, từ rất nhiều năm nay đã tự kiểm duyệt chính mình. Không cần phải ban tuyên giáo Trung ương nhắc nhở hoặc chỉ đạo thì các báo đã phải tự biết là đăng cái gì và không đăng cái gì – có nghĩa là không đăng nội dung Cuba từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.”

Cựu nhà báo TTXVN Lưu Kha cũng cho biết rằng “các báo chính thống của Việt Nam đều không đưa chi tiết Cuba bỏ cụm từ ‘xây dựng xã hội cộng sản’ được ghi trong hiến pháp trước của họ.”

“Báo chí chính thống và lãnh đạo của Cuba cũng không nói về việc này”, theo ông Kha, người từng có 15 năm học tập và làm việc tại Cuba. Và do đó, theo nguyên tắc tuyên truyền của truyền thông Việt Nam, báo chí chính thống cũng sẽ không đưa thông tin đó.

Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo được truyền thông nhà nước dẫn lời nói rằng sự thay đổi trên “không đồng nghĩa với việc chúng tôi từ bỏ lý tưởng của mình.” Ông cho biết Cuba chỉ đơn giản đã bước vào một thời kỳ khác sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ.

Việt Nam và Cuba là 2 trong số ít các quốc gia cộng sản trên thế giới có mối quan hệ thân thiết với nhau.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong một chuyến thăm tới Cuba năm 2009 từng nói với báo chí rằng: “Việt Nam Cu Ba, như là trời đất sinh ra, một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây, chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cu Ba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cu Ba nghỉ”.

Tuy vậy, nhà báo Lưu Kha thắc mắc tại sao lại “lảng tránh việc bạn (Cuba) từ bỏ cụm từ ‘tiến lên xã hội cộng sản’ khi trên thực tế ai cũng biết làm gì có cái xã hội cộng sản mà Karl Marx đã vẽ ra.” Ông Kha giải thích lý do trong một đăng tải trên trang Facebook cá nhân rằng “một khi còn tồn tại những lợi ích của các quốc gia, một khi mỗi nước còn đầy rẫy những vấn đề dân tộc, tôn giáo, sắc tộc thì chẳng bao giờ có ‘một thế giới đại đồng’ mà Marx đã tưởng tượng.”

Cách đây 200 năm, Karl Marx – nhà triết học người Đức – cho ra đời chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa này được vận dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, Liên bang Xô Viết, Trung Quốc và Cuba.

“Ngay chính trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng cho rằng mô hình cộng sản còn xa vời quá và đây là thời kỳ quá độ, về mặt lý luận của họ, để xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến tới chủ nghĩa cộng sản,” theo chủ tịch Hội nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.

Với nhận định rằng “cái xã hội cộng sản mà Marx nói còn viển vông hơn cả chủ nghĩa không tưởng,” nhà báo Lưu Kha cho rằng “vậy thì cắt bỏ cái cụm từ ‘xã hội cộng sản’ là đúng.”

“Lảng tránh nói về sự thật, mà là sự thật của một nước khác, cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều. Chả có chuyện gì nhạy cảm ở đây cả, nếu hiểu những cải cách của Cuba không phải là sự thay đổi về lý tưởng, không nhằm thay đổi chế độ hiện nay, không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, mà chỉ là ‘sự thích nghi với những thay đổi của thời đại,” theo cựu nhà báo của TTXVN.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.