Tháng Giêng có gì lạ…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại hội ĐCSVN thứ 11 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 19/1/2010 với sự tham dự của 1400 đại biểu Đảng. Sau một thời gian dài gia tăng trù dập các tiếng nói đối kháng, hôm 30 tháng 10 Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã gửi công điện hỏa tốc số 2402/CĐ-TTg chỉ thị cho Bộ Công an và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Đại Hội Đảng, cụ thể là “tập trung chỉ đạo, mở đợt cao điểm vận động quần chúng đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội”. Ngoài việc “phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật” nói chung, ông Dũng còn nhấn mạnh yêu cầu “phát hiện, đấu tranh làm vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và phản động chống phá Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”. Liền ngay sau đó, mọi trang facebook đều không truy cập được tại Việt Nam và nhiều trang mạng, blog lề trái bị hackers tấn công một đợt mới.

Với sự tận dụng mọi tài lực và nhân lực của quốc gia vào việc bảo vệ cho một Đại Hội của những người theo chủ nghĩa CS đã hết thời, chỉ vì Đảng của họ độc tôn nắm quyền làm cha mẹ của nhân dân, người ta thấy có nhiều phần chắc chắn là Đại Hội của họ sẽ thành công êm xuôi, không hề bị áp lực nào từ quần chúng; có bị chăng là ảnh hưởng từ các thế lực ngoại bang nhiều tiền lắm của mà thôi. Và đến ngày bế mạc đại hội là ngày 19-1-2011, cũng như bao lần trước, chắc chắn Đại Hội sẽ chính thức phê chuẩn những dự thảo định hướng từ bộ chính trị Trung Ương Đảng, truyền thông lề phải sẽ đồng loạt tung hô, khẳng định vai trò lãnh đạo đất nước và toàn dân của Đảng CS, kể lể công trạng đánh Pháp đánh Mỹ giành độc lập, thống nhất đất nước để bắt nhân dân phải biết ơn và chấp nhận sự chính danh lãnh đạo của Đảng này.

Ngày kết thúc Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 11 năm nay cũng là ngày giỗ thứ 36 của các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến chống lại hải quân Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền đảo Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974. Kể từ ngày đó Hoàng Sa đã bị nước Tàu cộng chiếm đoạt. Để xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thu hồi Hoàng Sa sau này, chính quyền miền Nam lúc đó đã không ngừng lên tiếng phản đối và tố cáo hành động cướp đất cướp đảo của giặc bành trướng Bắc kinh. Cùng lúc ấy, Đảng CSVN cầm quyền tại miền Bắc VNDCCH đã hoàn toàn im lặng. Không những thế, sau khi chiếm miền Nam, bài xã luận trên tờ Sài Gòn Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN ở miền Nam còn chính thức coi việc Trung Cộng chiếm cứ Hoàng Sa là nghĩa cử giúp nhân dân Việt Nam (1).

Có người chống chế giùm cho ĐCSVN rằng, Hoàng Sa lúc đó không thuộc quyền quản lý của VNDCCH nên cầm quyền Hà Nội không có tư cách để lên tiếng phản đối đòi lại. Nếu không thuộc quyền quản lý của nhà nước VNDCCH thì thủ tướng Phạm Văn Đồng lấy tư cách gì để viết công hàm năm 1958 công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển theo bản đồ “lưỡi bò” do Bắc Kinh tự ý vẽ ra “liếm” lấn xuống tận vùng duyên hải của Phillipnes, Việt Nam, Indonesia và Mã Lai? Bên cạnh đó, sự tiếp tục im lặng của giới lãnh đạo CSVN trước mối nhục nước Việt ta bị cướp quần đảo Hoàng Sa trong suốt hơn 3 thập niên qua, cho mãi đến một hai năm gần đây mới cho phát ngôn viên bộ ngoại giao và chính quyền cấp tỉnh rón rén lên tiếng một cách yếu ớt về sự xâm lược của Trung Cộng, còn cho thấy sự ngụy danh lãnh đạo đất nước của nhóm người này.

Một Đảng thường vỗ ngực tự hào đã dẫn dắt dân tộc đánh đuổi quân xâm lược Pháp Mỹ qua hai cuộc chiến trường kỳ tổn hại bao xương máu và đổ vỡ vật chất, sao lại hiền dịu nín thinh trước xâm lược của láng giềng phương Bắc? Điều này càng khiến người ta phải xét lại xem hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ trước đây do Hồ Chí Minh và ĐCSVN của ông ta lãnh đạo có thực sự là vì độc lập tự chủ dân tộc hay không? Trong khi cũng cùng thời kỳ đó hầu hết các nước thuộc địa (trừ Việt Nam, Algeria và Congo Belge) đã nương theo phong trào giải thực sau Thế chiến 2, để giành lại tự chủ độc lập mà không phải trải qua chiến tranh dai dẳng tang thương. Hay đó là những cuộc chiến mà ĐCSVN mượn chiêu bài độc lập dân tộc để tiến hành nhằm tiêu diệt các lực lượng cản trở tham vọng thiết lập chuyên chính vô sản, bành trướng chủ nghĩa CS? (2)

Để giải tỏa những ngờ vực xét lại nêu trên, Đại Hội Đảng CS tháng Giêng này là cơ hội để ĐCSVN giảm thiểu hình ảnh vô tâm phi dân tộc của mình bằng cách lên tiếng nhân ngày kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tối thiểu là phải lên tiếng mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa-Trường Sa, và công khai ghi nhận sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ hải quân Việt Nam không phân biệt chế độ trước đây đã bỏ mình trong lúc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa.

Nếu muốn cho nhân dân tha thứ và tin mình hơn, ĐCSVN hãy mạnh dạn:

1- Công khai vô hiệu hóa công hàm 1958 của nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Văn bản đó công nhận việc giành chủ quyền vô lý của Trung Cộng trên phần lớn Biển Đông, mà Bắc Kinh đang xử dụng làm chứng cớ cho sự trao nhượng biển đảo của Việt Nam cho nước Tàu.

2- Phóng thích tất cả những người yêu nước như ông Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Phạm Thanh Nghiên, ông Điếu Cày và nhiều người khác đã bị kết án tù vì công khai khẳng định chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

3- Ngưng ngay kế hoạch khai thác bô-xít và đưa người Trung Quốc ra khỏi Tây Nguyên.

4- Tích cực bảo vệ sinh mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông đã và đang bị Tàu thuyền nước Hoa Cộng chèn ép, bức hại.

Nếu lãnh đạo Đảng không dám làm thì tập thể đảng viên nên tự tập hợp với nhau lên tiếng, như một số đảng viên lão thành đã từng lên tiếng. Đó là những đóng góp tích cực nếu những đảng viên này còn lý tưởng và thiết tha với tổ quốc. Chắc chắn vô số đồng bào trong và ngoài nước sẽ hoan nghênh và tiếp tay quảng bá những tiếng nói yêu nước đó. Và như thế Đại Hội Đảng CSVN kỳ 11 sẽ không còn là Đại Hội Vũ Như Cẩn, Nguyễn Y Vân, mà là một sinh hoạt có thể đi vào lịch sử trong tháng Giêng.

Nguyễn Việt Ta

(1) Bài xã luân trên báo Sài Gòn Giải Phóng ra vào tháng 5 năm 1976 viết rằng “Trung Quốc vĩ đại đối với chúng ta không chỉ là người đồng chí mà còn là người thầy tin cẩn, đã cưu mang chúng ta nhiệt tình để chúng ta có được ngày hôm nay, thì chủ quyền Hoàng Sa thuộc Trung quốc hay thuộc ta cũng vậy thôi (Việt Nam, Trung Quốc, sông liền sông, núi liền núi). Khi nào chúng ta muốn nhận lại quần đảo này, Trung quốc sẽ sẵn sàng giao lại.”

(2) Cuộc chiến biên giới 1979 không thể xem là cuộc chiến vì dân tộc khi nó khởi đi từ sự bất hòa giừa các Đảng CS với nhau, khiến Đặng Tiểu Bình muốn dậy cho CSVN một bài học vì đã bỏ CS Tàu theo CS Liên Xô. Tuy sự bất hoà giữa hai đảng Cộng Sản “anh em” dẫn đến cuộc chiến đó, nhưng bất kể vì nguyên nhân nào, khi đất nước bị xâm lấn, quân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu kháng cự để bảo vệ từng tấc đất của tổ tiên Việt Nam để lại.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…