Thủ tướng Việt Nam cam kết cải thiện nhân quyền để thu hút đầu tư nước ngoài

Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính tại một cuộc họp báo chung với Thủ Tướng Nhật Bản Fumio Kishida ở văn phòng thủ tướng tại Tokyo hôm 24/11/2021 trong chuyến công du 4 ngày tại đây. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết rằng Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp để đảm bảo nhân quyền nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, theo Nikkei Asia.

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đưa ra cam kết như vậy khi phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Việt Nam – Nhật Bản tại Tokyo, trong chuyến thăm Nhật Bản vào tuần trước.

“Đảm bảo an toàn cho con người là tạo cơ hội cho các nhà đầu tư,” thủ tướng Việt Nam được Nikkei, tuần báo có trụ sở ở Tokyo, trích lời nói tại hội nghị trong ngày cuối cùng công du Nhật Bản hôm 25/11, sau khi gặp mặt Thủ tướng Fumio Kishida. Ông Chính cho biết Việt Nam sẽ “chủ động hội nhập quốc tế về cả chiều sâu lẫn chiều rộng.”

Nhân quyền và các vấn đề xã hội đang ngày càng được xem là quan trọng đối với các công ty toàn cầu khi tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng, theo Nikkei. Nhiều công ty sản xuất đồ may mặc đã ngừng tìm nguồn cung cấp bông từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc, nơi bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.

“Tôi muốn tăng cường triệt để cải cách hành chính và diệt trừ tham nhũng để mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư,” ông Chính cam kết.

Đưa tin về hội nghị này, truyền thông Việt Nam không nhắc tới cam kết của ông Chính về nhân quyền.

Tuy nhiên khi ghi nhận về cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Việt Nam với các nhà đầu tư Nhật Bản hôm 25/11 tại Tokyo, VnExpress cho biết rằng ông Chính nhắc tới một trong những điểm mới của Nghị quyết Đại hội Đảng 13 của Việt Nam là phát huy giá trị con người, trong đó “lấy con người vừa là trung tâm vừa là chủ thể, động lực và mục tiêu cho sự phát triển.” Cùng với việc cam kết tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi và thông thoáng, thủ tướng Việt Nam còn “dành nhiều thời gian để nói về việc sẽ đảm bảo sự ổn định chính trị và an ninh con người cho các nhà đầu tư Nhật khi kinh doanh” tại quốc gia Đông Nam Á.

Trong chuyến thăm 4 ngày, ông Chính đã đề nghị các công ty Nhật Bản – hiện nằm trong số những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Việt Nam – đầu tư nhiều hơn vào năng lượng sạch cũng như phát triển kinh tế số. Theo truyền thông trong nước, thủ tướng Việt Nam đã gặp gỡ các đại diện của Hitachi, Sumitomo, Eneos và nhà điều hành Fast Retailing của Uniqlo, cùng các công ty khác.

Các công ty Nhật Bản – gồm công ty năng lượng eREX, nhà phát triển bất động sản Mitshubishi Estate, tập đoàn bán lẻ Aeon Mall và một số công ty thương mại – đã ký kết các biên bản ghi nhớ với phía Việt Nam. Theo VietNamNet, hai bên đã ký kết hơn 40 biên bản hợp tác trị giá hàng tỷ USD trong nhiều lĩnh vực, gồm năng lượng tái tạo, chăm sóc y tế, và nuôi trồng thuỷ sản.

Thống kê của Bộ Công thương cho thấy Nhật Bản là nước cung cấp ODA (vốn hỗ trợ phát triển chính thức) cho Việt Nam với khoảng 27 tỷ USD và là đối tác lớn thứ 2 về vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) với luỹ kế đạt 64 tỷ USD.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, viện trợ ODA mà Nhật dành cho Việt Nam chiếm gần 30% nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức mà chính phủ nước này cung cấp cho các nước trên thế giới. Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản cho biết, ODA trong 30 năm qua của Nhật Bản đã giúp Việt Nam trong xoá đói giảm nghèo cũng như công cuộc phát triển kinh tế – xã hội.

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.