Trọng xử Chu Hảo để cứu đảng

Giáo sư Chu Hảo.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một bài viết gần đây bình luận về việc đảng CSVN thi hành kỷ luật GS Chu Hảo, nhà văn Phạm Đình Trọng khẳng định “Lịch sử Đảng Cộng sản là lịch sử loại bỏ tinh hoa, tiêu diệt trí tuệ, nô lệ hoá trí thức văn nghệ sĩ thành những trí nô, văn nô.” Lời phán xét ấy không còn gì chính xác hơn khi nhìn lại cuộc đàn áp “Trăm hoa đua nở” của thập niên 50, tức thời gian đảng nắm quyền thống trị Miền Bắc chưa bao lâu.

Chính sách đàn áp trí thức đã kéo dài qua nhiều thời kỳ, dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm duy trì vị thế cai trị độc tôn của đảng, nhào nặn và hướng tư tưởng con người theo một con đường nhất định do đảng lèo lái. Những ai có suy nghĩ ngược lại đều bị quy cho tội chống đảng.

Và hiện nay chính sách ấy đang tiếp diễn dưới hình thức chống suy thoái chính trị, tức chống “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong cán bộ đảng viên mà điển hình là khai trừ đảng đối với GS Chu Hảo sau khi ông này tuyên bố bỏ đảng.

Nhân dịp tiếp xúc cử tri vào ngày 24/11, ông Nguyễn Phú Trọng mang hai chức Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, đã phát biểu rằng phải thi hành kỷ luật đối với ông Hảo và một số người khác là “để cứu muôn người”. Nghe ông Trọng nói ai cũng biết ngay ông muốn cứu cái phao đảng mà đảng viên các cấp đang bu vào kiếm sống. Cái phao ấy đang bấp bênh chưa biết chìm lúc nào giữa cơn sóng gió của đòi hỏi dân chủ hoá đất nước. Chuyện cứu muôn người là chuyện ông nguỵ biện và tuyên bố cho oai, ra vẻ một bậc chính nhân quân tử. Sự thật chẳng ai trong số các đảng viên đang “nhạt đảng, khô đoàn” muốn được ông Trọng cứu mà chỉ mong được rút chân ra cái vũng lầy của chiếc thẻ đảng viên.

Ông Trọng còn nói thêm “suy thoái kinh tế” còn có thể chữa được chứ “suy thoái tư tưởng” thì vô phương. Người ta chưa biết ông Trọng chữa suy thoái kinh tế bằng phương cách hay ho nào nhưng nhìn vào thực tế chỉ thấy chính phủ lăm le huy động vàng và đô-la trong dân, in thêm tiền và tận thu 1 ngàn 400 triệu tỷ đồng thuế phí cho ngân sách năm 2019. Nghĩa là dân sắp è cổ ra cho chính phủ siết để có tiền nuôi bộ máy đảng và chính phủ trên 3 triệu người.

Điều ông Trọng tỏ ra lo sợ nhất là hình thức diễn biến tư tưởng đang lan tràn trong mọi tầng lớp đảng viên. Nhưng có lẽ nhận thức của ông nay đã quá trễ để ngăn chặn làn sóng xét lại trong nội bộ. Lý do ngày nay chẳng mấy ai trong đảng hay ngoài dân còn tin vào đảng cộng sản sẽ đưa đất nước đến thiên đường xã hội chủ nghĩa. Mọi người thấy đó chỉ là con đường đi không đến hay chứng hoang tưởng được nhào nặn thành chân lý, cái bánh vẽ ăn hoài không hết. Vì ngay ở thành trì của chủ nghĩa cộng sản cũng phải vất bỏ mơ ước không có thật này từ lâu để quay về với giá trị phương Tây.

Vả chăng chính ông Trọng cũng đã từng nói “đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?” Dù cho luôn luôn kiên định lập trường chuyên chính vô sản, nhưng trong thâm tâm băn khoăn của ông Trọng cũng đã diễn tả được nỗi thất vọng sâu xa của đại đa số đảng viên tuy họ chưa dám nói ra.

Cho nên thanh trừng ông Hảo, răn đe trí thức phản biện hay siết lại nội bộ đảng chẳng qua chỉ nhắm vào việc củng cố quyền lực, ai không theo ta thì phải bị loại. Còn ngoài ra chuyện tự diễn biến, tự chuyển hoá ông Trọng cũng thừa biết trong lãnh vực tư tưởng con người, sự thay đổi muôn hình vạn trạng, đảng cũng không có cách nào ngăn chận hay hóa giải được. Bằng chứng là kỷ luật một Chu Hảo lập tức có hàng mấy chục Chu Hảo phản ứng công khai tuyên bố bỏ đảng. Đó là chưa kể rất nhiều đảng viên cộng sản đang âm thầm bỏ đảng bằng mọi hình thức.

Nói cách khác, ông Trọng phải giả vờ cương quyết kỷ luật và thanh trừng một số đảng viên có tư tưởng dân chủ chỉ là biện pháp răn đe cầm chừng. Ông ta cũng biết là không thể chấn chỉnh suy thoái tư tưởng đảng viên bằng cách đem Giáo sư Chu Hảo lên bàn mổ. Vì trong thời đại ngày nay đảng không còn có thể tự tung tự tác trong bóng tối sau bức màn tre như đàn áp văn nghệ sĩ “Trăm hoa đua nở” trước kia.

Còn chuyện ông Trọng đốt lò lâu nay, bề ngoài nói chống tham nhũng, nhưng bên trong chỉ để loại phe nhóm khác và củng cố quyền lực cho phe nhóm mình. Rõ ràng ông Trọng chủ trương chống tham nhũng có lựa chọn, có biên giới nhất định. Ông muốn quét sạch ngôi nhà của Nguyễn Tấn Dũng để lại nhưng tha thứ những tội phạm như Võ Kim Cự vì chúng là tay chân thân tín của mình.

Ngay như vụ báo Thanh Niên, tờ báo được nói là “Diễn đàn của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam”, ngày 23/11 đã giáng chức 13 nhà báo đang là trưởng ban, phó ban, phó phòng vì họ không phải là đảng viên cộng sản. Dư luận không cảm thấy ngạc nhiên cho lắm khi vụ việc diễn ra trong thời gian này. Nhất là những người “không đảng viên” này đáng lẽ bị loại khỏi nơi làm việc nhưng vẫn được giữ lại, tuy không còn ở vị trí chỉ huy theo đúng quy định về chức danh của đảng. Có thể nói tờ báo đã lột xác theo chiều hướng biến mình thành một tờ báo đậm chất đảng cho các báo khác noi theo.

Ở một khía cạnh khác, báo Thanh Niên ra tay trước để làm ngọn cờ đầu theo kiểu “bảo hoàng hơn vua” như một thông điệp ăn theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương sau vụ kỷ luật ông Chu Hảo. Nhưng giáng chức rồi giữ lại trong vị trí khác, hoá ra đây chỉ là trò đánh tráo danh sách chức vụ và làm cho lấy có. Vì nếu loại trừ hết những thành phần chất xám ngoài đảng ra khỏi cơ quan thì đảng sẽ bị tê liệt ngay.

Ngày 24/11 trước những cử tri cò mồi chọn lọc, ông Trọng cũng đã tự động viên mình: “Trung ương không bao giờ nhụt chí.” Hóa ra chủ trương “cứu đảng không nhụt chí” của ông Trọng càng lúc càng cho người ta thấy rõ sự mị dân của chế độ.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.