Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng thêm 7,1%

Một toán lính Trung Quốc giáp biên giới Ấn Độ. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trung Quốc quyết định đầu tư nhiều hơn cho quốc phòng. Ngày 05/03/2022, tại phiên khai mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 13, bộ trưởng Tài Chính thông báo tăng thêm 7,1% ngân sách cho quốc phòng năm 2022, vượt qua cả mức tăng trưởng GDP, được Thủ tướng Lý Khắc Cường thẩm định là 5,5%.

Theo AFP, tỉ lệ này cao hơn so với năm 2021 là 6,8% và là mức cao nhất kể từ năm 2019 (thêm 7,5%) được cho là nhằm đối phó với tình hình căng thẳng trên thế giới với việc Nga tấn công Ukraina, cũng như ở trong vùng liên quan đến Đài Loan, Biển Đông. Với ngân sách 1.450 tỉ nhân dân tệ (tương đương với 230 tỉ đô la), Trung Quốc hiện đứng thứ hai trên thế giới, sau Mỹ (740 tỉ đô la cho năm 2022) về chi phí quân sự.

Các nước trong vùng luôn nghi ngờ Trung Quốc vì Bắc Kinh thiếu minh bạch về ngân sách chính xác dành cho củng cố quốc phòng. Ngoài ra, trước những đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh về chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Hoa Kỳ thường xuyên hiện diện và tuần tra vì tự do lưu thông hàng hải, khiến Trung Quốc bất bình. Do đó, quân đội Trung Quốc liên tục hiện đại hóa để bắt kịp tiến bộ công nghệ của Washington.

Theo bộ Quốc Phòng Mỹ, năm 2021, có lẽ quân đội Trung Quốc đã thử thành công máy bay siêu thanh, bay vòng quanh trái đất với vận tốc hơn 6.000 km/giờ và đã bắn một tên lửa trong quá trình bay. Washington bất ngờ vì Mỹ vẫn chưa có loại vũ khí này.

James Char, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận định với AFP rằng quân đội Trung Quốc ưu tiên hiện đại hóa trang thiết bị “để trở thành một lực lượng cơ giới hóa và tin học hóa hoàn toàn.”

Thu Hằng

Nguồn: RFI

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.