Tù không án

Tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng bị trói chân tay vào giường sắt ở một bệnh viện tâm thần. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đừng tưởng chỉ có ngày xưa mới có tù không án, bây giờ vẫn có, chỉ là dưới dạng khác.

Chỉ hai tháng nữa là tròn bốn năm kể từ khi Lê Anh Hùng bị bắt giam (Ngày 5/7/2018). Trong gần bốn năm qua, nhiều lần Lê Anh Hùng bị đưa đi giám định tâm thần. Sau đó, gia đình được thông báo bằng miệng, là đã có lệnh tạm đình chỉ điều tra vụ bắt và tạm giam Lê Anh Hùng, nhưng lại chuyển Lê Anh Hùng sang bệnh viện tâm thần, để “chữa bệnh” bắt buộc.

Lần đầu Lê Anh Hùng bị đưa đi giám định tâm thần (tháng 10/2018), Hùng đã tuyệt thực để phản đổi. Nhưng họ đã cho người đè ra, truyền thức ăn qua đường mũi, miệng đến chảy cả máu. Năm 2020, trong một lần từ chối uống thuốc, Lê Anh Hùng bị đánh và bị trói vào giường sắt để tiêm thuốc (tin từ RFA). Một bệnh nhân trong bệnh viện này, đã lén chụp được ảnh Lê Anh Hùng bị trói vào giường bệnh như trong ảnh đầu bài.

Khi tin tức và hình ảnh lọt ra ngoài, lập tức việc lục soát được tiến hành, và công an tịch thu tất cả điện thoại vốn bị cấm dùng trong bệnh viện. Tuy nhiên, nhờ vụ này, mà Lê Anh Hùng không bị đánh đập nữa. Như vậy, việc tuồn được thông tin ra ngoài, thực sự là cứu cánh cho người bên trong.

Cho đến nay, người duy nhất được thăm gặp Lê Anh Hùng là bà Niệm, mẹ đẻ của Lê Anh Hùng. Theo bà Niệm, khi gặp Hùng, chỉ được nhìn và nói chuyện qua kính chắn, có công an ngồi giám sát – không khác gì nhà tù. Có người được cho là khỏi bệnh, và ra viện, thông tin cho gia đình Lê Anh Hùng, rằng có người bên chính quyền gặp Hùng hỏi, nếu được về, có kiện tiếp không? Hùng bảo tôi không sai, nên về tôi vẫn tiếp tục kiện. Thế là Hùng tiếp tục bị giam trong bệnh viện tâm thần, cho đến tận bây giờ.

Sự nhân đạo giết người

Lê Anh Hùng bị cho là tâm thần, vì những lời nói có vẻ hoang tưởng của cậu ta. Tâm thần có nhiều thể loại, Lê Anh Hùng không thuộc diện phá phách, hành động điên khùng. Cậu ta từng dịch những cuốn sách khó nhằn, được nhiều người khen là giỏi chuyên môn. Lê Anh Hùng không khôn khéo, không biết lựa lời. Những lời nói “thật” của Lê Anh Hùng, có làm sứt được cọng lông nào của ai, mà phải giam cầm cậu ấy?

Việc điều trị tâm thần ngoài thuốc an thần ra, người bệnh phải được sống trong môi trường tự do, được người nhà, bạn bè yêu thương, chăm sóc, chứ không phải nhốt họ vào trong một không gian tù túng, và cưỡng ép uống/ tiêm thuốc. Thuốc an thần uống nhiều, thì thần kinh thép cũng thành bệnh, về lâu dài sẽ mất trí nhớ, sinh ra chứng run rẩy, mất cân bằng (tôi đã chứng kiến người nhà bị như vậy). Người cùng viện với Lê Anh Hùng, khi ra viện, có cho gia đình Hùng biết, Hùng đã bắt đầu sinh chứng ảo giác, luôn cảm thấy trần nhà đang sắp sập xuống người cậu ta.

Tôi đọc truyện, dựa trên những câu chuyện có thật, là có người bị đưa vào trại tâm thần vĩnh viễn, chỉ để chiếm đoạt tài sản. Bệnh viện cũng thông đồng với những kẻ bất nhân, nên người bị hại khó có đường thoát.

Ở bệnh viện tâm thần, người ta năm lần bảy lượt hứa với Lê Anh Hùng, là cậu ta sắp được về. Một số người đã được về thật, nhưng Lê Anh Hùng thì không. Và tôi e rằng bọn họ sẽ chỉ thả Lê Anh Hùng về nhà, khi cậu ta đã điên dại thực sự, chứ không tỉnh táo để còn tiếp tục đi kiện như cậu ta đã khẳng định.

Tôi thấy việc này quá độc ác. Không phải họ sợ viêc bị Lê Anh Hùng kiện, mà họ sợ cái gì đó hoàn toàn khác. Nếu chỉ là việc kiện, thì tôi đây cũng kiện chủ tịch UBND TP Hà Nội. Nhưng cách duy nhất mà họ làm, là mặc kệ – không xử, cho dù tôi có gửi hàng nghìn lá đơn thúc giục cũng thế. Người dân Thủ Thiêm còn khiếu kiện hơn 20 năm đó thôi?

Cho tới nay, không chỉ có Lê Anh Hùng bị chuyển từ tại tạm giam sang bệnh viện tâm thần, để chữa bênh bắt buộc, mà còn có Nguyễn Trung Lĩnh và mới đây là Nguyễn Thúy Hạnh, gia đình chỉ được thông báo miệng, chứ không hề gửi cho họ văn bản nào về việc này. Họ luôn nói, khi nào khỏi bệnh, sẽ tái điều tra, xét xử.

Tôi e rằng Lê Anh Hùng, Nguyễn Trung Lĩnh, và Nguyễn Thúy Hạnh, sẽ chỉ được “thả” khi họ chỉ còn là “những cái xác không hồn” – nghe thì phũ phàng, nhưng tiếc là rất thực tế trong xã hội này.

Tôi viết những dòng này, bởi mới đây có người hỏi tôi về tình trạng của Lê Anh Hùng. Thật đáng buồn khi Lê Anh Hùng đã bị giam giữ gần 4 năm không xét xử, mà không có một ai đoán biết được tương lai của cậu ta sẽ ra sao? Cả Nguyễn Trung Lĩnh và Nguyễn Thúy Hạnh nữa.

Nguồn: FB Đặng Bích Phượng

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.