Từ Venezuela đến Việt Nam

Dân chúng Venezuela tbiểu tình chống lại nhà độc tài Maduro của xứ nầy. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cứ mỗi khi một chế độ độc tài trên thế giới sụp đổ, những người yêu Tự Do và Dân chủ ở Việt Nam lại đặt câu hỏi “Bao giờ chế độ CSVN cáo chung? Bao giờ Việt Nam có đa nguyên chính trị, có Tự do, Dân chủ thực sự?”

Đã nhiều người cố đưa ra những lời dự đoán, những phân tích để có thêm nhiều hy vọng và khích lệ và cũng nhiều người buông lời chua chát, tuyệt vọng. Ba thập kỷ kể từ khi “bức tường ô nhục” Berlin – biểu tượng chia rẽ, thù hận của một thời đại mà ảo tưởng và cuồng vọng của những kẻ độc tài nhân danh “vì hòa bình thế giới, vì hạnh phúc nhân dân” được dựng lên – đã sụp đổ vào tháng 11/1989. Nhưng tiến trình đi đến Tự Do và Dân chủ trên thế giới vẫn đầy cam go. Hệ lụy và ung nhọt mang tên “hậu cộng sản” không dễ dàng chữa lành.

Không phải sự thay đổi nào cũng nhanh chóng, êm đẹp như ở Ba Lan, Tiệp Khắc hay Mông Cổ. Núp dưới danh nghĩa Dân tộc, Nhà nước và Pháp luật, những thể chế toàn trị cộng sản đang trở thành một hệ thống quyền lực vô nhân xưng đầy sức mạnh tha hóa và hủy hoại con người. Người ta thấy một Trung Quốc mạnh mẽ hơn, tham vọng hơn – một hiện thực hóa tuyệt vời những tác phẩm hư cấu của George Orwell – nơi mà sự toàn trị đang gần đạt tới tuyệt đối.

Thế giới cũng đang chứng kiến cuộc đại khủng hoảng về nhân đạo và xã hội đang diễn ra ở Venezuela – quốc gia Nam Mỹ từng rất giàu có, thịnh vượng – đã trở thành địa ngục khổng lồ sau 10 năm “nhập khẩu” nguyên mẫu chủ thuyết cộng sản bởi những kẻ độc tài ngu dốt và tàn bạo như Chavez và Maduro. Cuộc chiến giữa những người dân tay không tấc sắt chống lại quyền lực nhà nước toàn trị với súng đạn, xe tăng, nhà tù đang diễn ra. Máu những người dân đang đổ xuống để cho một cuộc sinh nở đầy đau đớn của Tự Do và Dân Chủ được hiện lộ, nhưng tương lai của Venezuala vẫn còn ở phía trước.

Những người tự mình hiến thân cho một công cuộc đầy khó khăn là đòi hỏi lợi quyền cho đa số người dân từ những kẻ cai trị sắt máu cũng cần có những hiểu biết về lịch sử nhất định. Không phải cuộc chiến nào vì Tự Do và Dân chủ cũng chiến thắng, dù ước vọng đẹp đẽ đó của con người là vĩnh viễn.

Ngày 4/6/1989, tại quảng trường Thiên An Môn, những kẻ độc tài cộng sản đã dìm cuộc đấu tranh đòi Dân chủ của sinh viên Trung Quốc trong biển máu. Thậm chí, ký ức về cuộc đấu tranh đó còn bị xóa bỏ bằng tất cả sức mạnh và ảnh hưởng to lớn mà kẻ cầm quyền có được. Nhưng điều đó, không có nghĩa những ước vọng về Tự Do và Dân chủ đã chết ở Trung Quốc. Thân xác của con người có thể bị hủy hoại, nhưng tinh thần con người khi đã vượt qua sự Sợ hãi thì không.

Hoa hậu Du lịch Genesis Carmona đã bị bắn trọng thương trong một cuộc biểu tình trên đường phố và chết sau đó một ngày. Ảnh: Internet
Hoa hậu Du lịch Genesis Carmona đã bị bắn trọng thương trong một cuộc biểu tình trên đường phố và chết sau đó một ngày. Ảnh: Internet

Trong cuộc đấu tranh với chế độ độc tài cộng sản, người ta thấy một người con gái trẻ – hoa hậu du lịch 2013 Venezuela – đã ngã xuống trên đường phố, máu nhuộm đỏ mái tóc bồng bềnh và loang trên gương mặt đẹp như thiên thần của cô. Khoảnh khắc đó sẽ im đậm trong tim tất cả những người yêu Tự Do trên thế giới và đang đấu tranh cho điều thiêng liêng nhất của Con Người.

Những người ngã xuống cho ước vọng Tự Do, tất cả đều được khải thần và trở thành bất tử. Cuộc đấu tranh ở Venezuela là một minh chứng cho mệnh đề “Tự Do không bao giờ được ban phát từ những kẻ cai trị, nó phải được đòi hỏi bởi những người bị cai trị” của Martin Luther King. Có thể, cuộc biểu tình sẽ bị nhận chìm trong biển máu, nhưng chắc chắn không có sự hy sinh nào vì Tự Do là vô nghĩa. Cái giá của Tự Do không hề rẻ nhưng là thứ đáng giá nhất mà con người có thể hy sinh và thấy được ý nghĩa của sự tồn tại của mình.

Những người đang đấu tranh đòi hỏi những giá trị và lợi quyền phổ quát cho Con Người ở Việt Nam khi nhìn về hiện trạng nước nhà, hẳn không khỏi đau xót, ngỡ ngàng. Khi hàng triệu người Venezuela xuống đường hôm 24/01/2019 để lật đổ chế độ độc tài Maduro, thì khi đó, hàng triệu người dân Việt Nam đang hóa rồ vì một trận cầu với người Nhật ở vòng tứ kết Asian Cup. Câu chuyện về cuộc đấu tranh ở đất nước Nam Mỹ mờ nhạt đến thảm hại ở xứ Việt – một đất nước mà người dân cũng đang là nạn nhân chẳng kém phần thê thảm bởi chế độ cộng sản độc tài. Chỉ khác ở chỗ, là tương lai bới rác để ăn của dân Việt vẫn còn chưa phổ biến mà thôi.

Những người trẻ quan tâm tới chính trị, đấu tranh Dân chủ, xã hội dân sự… so với tuyệt đại đa số đám đông thờ ơ vô cảm, chỉ quan tâm kiếm tiền và hưởng thụ nhiều hơn những khoái cảm, vật chất phù phiếm, không khác gì những hạt cát trong biển cả mênh mông của sự Vô Minh.

Nếu nhìn xã hội Việt Nam ở thời điểm 120 năm trước, một so sánh thật cay đắng khi thấy rằng mức độ nhận thức và quan tâm về những giá trị Tự Do, Dân chủ, Nhân quyền… của giới trí thức hồi đó vượt xa thời nay về nhiều mặt. Hơn một thế kỷ trước, không có internet, không có máy bay, việc giao lưu, học tập khó khăn gấp bội phần nhưng điều đó không ngăn cản được những dòng chảy văn hóa, tri thức của Thế kỷ Ánh Sáng ở Châu Âu, Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản… đã tác động sâu rộng đến đội ngũ trí thức ở Việt Nam mà khởi phát từ phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.

Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử đã có một cuộc hội nhập với thế giới văn minh một cách chọn lọc, ngoạn mục trong một bối cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt. Nhưng tiếc thay, tất cả những ánh sáng đó đã bị dập tắt bởi cơn “thủy triều Đỏ” cuồng nộ của sự tăm tối và hận thù có tên Chủ nghĩa Cộng sản.

Thành tựu lớn nhất của CSVN cho đến nay phải khẳng định là đã tha hóa được tận gốc rễ bản sắc một dân tộc và quay ngược tiến trình tiến hóa xã hội trở về thời kỳ mê muội. Thật không có gì lạ, khi mà đông đảo những kẻ được coi là có trình độ và “có ăn học” ở xã hội Việt Nam ngày nay, với chức trách là thức tỉnh và khai sáng xã hội lại có não trạng… chờ được đảng “nuôi” như ở Hội nhà văn Việt Nam.

Mong gì đám đông dân chúng chỉ say sưa tối ngày trong ăn nhậu, chơi bời, phù phiếm? Hay là phải đến lúc đám đông đó cũng phải bới rác mà ăn mới biết “ơn đảng, ơn chính phủ” là như thế nào?

Có điều gì đó tương đồng trong “tâm hồn dân tộc” giữa Việt Nam và Venezuela, nơi mà người dân thường sống bằng nhiều đam mê bản năng, lãng mạn, dễ dãi trong tư duy và an phận, chấp nhận những luật định được đặt ra bởi những kẻ độc tài cho đến khi cùng đường, bị tước bỏ mọi thứ mới dấn thân vào con đường đấu tranh.

Nhưng ở Venezuela, tình yêu với Tự Do là mãnh liệt, một đặc tính chủng tộc dễ thấy. Còn ở Việt Nam, khốn thay, những biểu hiện đó thật ít ỏi. Nếu như Venezuela chịu đựng chế độ cộng sản trong khoảng thời gian 10 năm để có thể thấy rõ sự tương phản giữa thiên đường và địa ngục thì ở Việt Nam thời gian đó đã kéo dài 44 năm ở miền Nam và 74 năm ở miền Bắc. Sức chịu đựng của người Việt thật đáng kinh ngạc. Hoặc là đại đa số người Việt đã tê liệt những ý thức và xúc cảm của Con Người sau một quá trình dài chấp nhận sự tẩy xóa Nhân cách và Đức tin.

Trong cuộc xuống đường của người dân Venezuela, người ta rước tượng Chúa Giêsu, Thánh Mẫu như một nơi cậy tin, nương tựa tinh thần, nhân danh những giá trị tốt đẹp từ Tình yêu và Ánh sáng của Thiên Chúa – điều hoàn toàn đối lập với chế độ độc tài cộng sản Maduro. Lời kêu gọi ủng hộ từ Donald Trump và các nước Phương Tây rõ ràng là một khích lệ to lớn đối với người dân Venezuela, nhưng sức mạnh để thay đổi một quốc gia thì cần nhiều hơn thế và người dân phải tìm kiếm những động lực mạnh mẽ từ chính trong “tâm hồn dân tộc” mình.

Còn người Việt thì sao? Họ sẽ dựa vào đâu trong cuộc chiến tương lai với những kẻ độc tài? Câu trả lời quả là khó khăn. Có còn hy vọng cho một cuộc quang phục đất nước hay không? Còn, chắc chắn hy vọng đó vẫn còn. Vẫn âm ỉ trong lòng xã hội Việt là những ngọn lửa như Trần Huỳnh Duy Thức và những đợt sóng ngầm cuộn chảy chỉ chờ dịp bùng lên như ngày 10/06/2018. Nhưng chừng đó quả thật chưa đủ để tạo ra một sự thay đổi căn bản nào.

Con đường đi đến Tự Do và Dân chủ ở Việt Nam chắc chắn còn dài và đầy chông gai. Tự Do không phải miễn phí và cái giá phải trả sau gần một thế kỷ du nhập thứ chủ thuyết của ma quỉ để tàn phá đất nước này là vô cùng tàn khốc. Nhưng trước khi đi đến cuộc đấu sinh tử với chế độ độc tài toàn trị, những người đấu tranh cho Tự Do và Dân Chủ của dân tộc cần phải băng qua sa mạc mênh mông của sự cô độc, chiến thắng từng bước chân nhỏ trong cuộc đấu tranh bất tận với sự ngu tối, độc ác của đám đông và sẵn lòng thức tỉnh họ bằng Tình yêu, Tri thức và Sự thực.

Chỉ sự thức tỉnh và khôn ngoan của số đông người Việt mới cứu rỗi cho chính họ mà thôi. Và rồi chắc chắn một ngày không xa, những người dân bị chà đạp và tước đoạt tài sản và phẩm giá sẽ đứng lên không sợ hãi, công khai thách thức bạo quyền. Cây Tự Do phải tưới bằng máu và Tôn nghiêm của một con người và một dân tộc là thứ không thể quì gối cầu xin.

28/01/2019

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.