Từ vụ Scarborough, Việt Nam cần khởi kiện ngay Trung Quốc

Quang cảnh phiên xử Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration - PCA) tháng Bảy, 2016. Hàng ghế bên phải bị bỏ trống vì Trung Quốc từ chối không tham dự phiên xử. Ảnh: Permanent Court of Arbitration
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự kiện nhà cầm quyền CSVN đã đưa ra tuyên bố đến ba lần, từ ngày 16 đến 27 tháng Bảy vừa qua, để yêu cầu Trung Quốc rút tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, trong đó có Bãi Tư Chính, là một hành động tích cực.

Hành động này cho thấy lãnh đạo CSVN đã nhìn ra bài học của Philippines, khi Bắc Kinh dùng chiến thuật đưa nhiều tàu: hải giám, kiểm ngư và đánh cá trá hình đến bao vây bãi cạn Scarborough, đánh bật Philippines ra khỏi khu vực này.

Việc nhà cầm quyền Trung Cộng cố tình phớt lờ yêu cầu của Hà Nội, tiếp tục duy trì tàu hải giám và cho tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 di chuyển quanh khu vực Bãi Tư Chính như hiện nay, cho thấy là Bắc Kinh vẫn nuôi ý đồ chiếm khu vực này. Nếu Việt Nam không nhanh chóng lên phương án kiện Trung Quốc để lôi kéo Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc (PCA) thì khó ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh.

Khủng hoảng Scarborough nổ ra khi máy bay tuần tra của hải quân Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough vào ngày 8 tháng TƯ, 2012. Lập tức, Manila đã cử soái hạm BRP Gregorio del Pilar tiếp cận và bắt các ngư dân Trung Quốc. Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách vừa cáo buộc Philippines đã đem tàu hải quân để quân sự hóa tranh chấp, vừa điều tàu hải giám đến ngăn chặn Philippines bắt ngư dân. Kể từ đó, hai bên bị lôi vào cuộc tranh chấp chủ quyền quyết liệt ở bãi cạn Scarborough.

Chiến thuật của Bắc Kinh dùng trong vụ chiếm bãi cạn Scarborough là huy động một số lượng tàu đông gấp nhiều lần so với số tàu mà Philippines đưa tới để giải cứu soái hạm BRP Gregorio del Pilar. Sau đó, tàu hải giám Trung Quốc đã phối hợp với các ngư dân của họ, bất ngờ dựng lên một hàng rào dây thừng quanh bãi cạn Scarborough để cô lập ngư dân Philippines.

Song song, Bắc Kinh gây áp lực kinh tế bằng cách làm khó vụ nhập khẩu chuối từ Philippines và nhất là cắt giảm các phi vụ của hãng hàng không Trung Quốc đến Manila, khiến cho số lượng du khách Trung Quốc đến Philippines sụt giảm đột ngột. Trong bối cảnh căng thẳng đó, Philippines đã phải nhờ Hoa Kỳ đứng làm trung gian đàm phán. Sau nhiều tuần lễ nhóm họp, Bắc Kinh và Manila đã đồng ý một thỏa thuận là sẽ cùng rút lui khỏi khu vực tranh chấp.

Thật ra, trong trận đấu liên tục từ đầu tháng Tư đến giữa tháng Sáu, 2012, Philippines kiệt sức vì bị lấn át về số lượng tàu để canh giữ, nên đã lấy lý cớ tránh bão để rút các tàu ra khỏi bãi cạn Scarborough sau khi có thỏa thuận; trong khi đó Trung Quốc vẫn giữ lại 6 tàu (gồm 3 tàu hải giám, 3 tàu ngư chính) tại bãi cạn và 26 tàu các loại khác hiện diện chung quanh khu vực bãi cạn.

Sau khi tàu của Philippines rút đi, Trung Quốc cho xây dựng một rào chắn tại lối vào nhỏ của bãi cạn. Bắc Kinh cho một số tàu chấp pháp canh gác ngay lối vào này để ngăn chặn những tàu đánh cá của ngư dân Philippines tiếp cận khu vực. Kể từ cuối tháng Sáu, 2012 trở đi, Philippines coi như mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough mà Manila đã tuyên bố chủ quyền từ năm 1946.

Chính vì hành động xâm lược trắng trợn này mà Philippines đã nộp đơn lên Tòa Trọng Tài Thường Trực Liên Hiệp Quốc (Permanent Court of Arbitration – PCA) để khởi kiện Bắc Kinh theo Công Ứớc Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) vào ngày 22 tháng Giêng, 2013. Trung Quốc không tham gia vào vụ kiện và đến ngày 12 tháng Bảy, 2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực đã công bố Philippines thắng kiện Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Tòa phán quyết rằng: Trung Quốc không có “các quyền lịch sử” dựa trên cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” như đã rêu rao, và việc xây dựng các đảo nhân tạo là trái phép.

Với kinh nghiệm của Philippines, đây là lúc Việt Nam phải sử dụng biện pháp pháp lý hơn là dùng công hàm ngoại giao hoặc hô hào chống đối theo kiểu xoa dịu sự phẫn nộ của người dân.

Nếu thật sự nhà cầm quyền CSVN nhận thức rằng đoàn kết dân tộc là vũ khí sắt bén nhất để bảo vệ sự tồn vong của đất nước và lãnh hải, thì đây là cơ hội tốt nhất để Bộ Chính Trị CSVN can đảm khởi kiện Bắc Kinh trước tòa án PCA. Lý do là những phản ứng yếu ớt hiện nay chỉ càng khiến Trung Quốc nhún vai, cười khẩy và lì lợm hơn trong quyết sách cướp biển trắng trợn của họ từ bấy lâu nay mà thôi.

Lý Thái Hùng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.