Vaccine Trung Quốc – nỗi lo về hiệu quả bảo vệ kém

Vắc-xin CoronaVac (tên vaccine của hãng Sinovac, Trung Quốc). Ảnh: Lillian Suwanrumpha/ AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm qua, một bài viết được đăng trên phần News của tạp chí Nature với nội dung thể hiện lo ngại về sự kém hiệu quả của hai loại vaccine Trung Quốc là Sinovac và Sinopharm.

Theo thống kê trên toàn thế giới thì trong 8 loại vaccine có số lượng người sử dụng nhiều nhất hiện nay là thì 2 loại vaccine của Trung Quốc đang chiếm hơn phân nữa, dẫn đầu là CoronaVac (tên vaccine của hãng Sinovac) với số lượng gần 2 tỉ liều và đứng thứ 3 là vaccine của Sinopharm với trên 1,5 tỉ liều. Hai vaccine COVID-19 đứng hàng thứ 2 và thứ 4 lần lượt là của hãng Pfizer/BioNTech và AstraZeneca với số lượng mỗi loại ngang ngữa Sinopharm, 1,5 tỉ liều.

Tuy chiếm về số lượng lớn vaccine Covid-19 trên thế giới nhưng các kết quả nghiên cứu khoa học ở các nước cho thấy hiệu quả miễn dịch của hai vaccine Trung Quốc này ở người được chích đủ 2 liều giảm mạnh (wanes rapidly), và đặc biệt là hiệu quả ở người lớn tuổi rất hạn chế.

Có thể đây là lý do chính mà trong cuộc họp tuần trước của nhóm cố vấn chiến lược gồm các chuyên gia về tiêm chủng (gọi tắt là SAGE, Strategic Advisory Group of Experts on Immunization) thuộc tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra lời khuyên rằng trong 7 loại vaccine mà WHO đang công nhận cho phép sử dụng khẩn cấp thì 2 vaccine Trung Quốc của Sinovac và Sinopharm cần được tiêm liều thứ 3 cho người trên 60 tuổi. Liều bổ sung thứ 3 này có thể là vaccine cùng loại hoặc nếu khác loại thì cần được xem xét dựa vào khả năng hiện có và nguồn cung cấp vaccine. Khi thực hiện khuyến cáo này thì địa phương cần ưu tiên việc phủ đủ 2 liều trước cho tất cả mọi người trước.

Ngoài ra, WHO đưa ra khuyến cáo chung cho các vaccine khác là liều bổ sung thứ 3 chỉ nên thực hiện đối với người bị “suy giảm miễn dịch ở cấp độ nghiêm trọng (severely) hoặc vừa phải (moderately) vì chính những người này đã không có đáp ứng miễn dịch tốt dù đã chích 2 liều. WHO không đưa ra khuyến cáo sử dụng mũi thứ 3 cho người bình thường.

Trong số liều vaccine Trung Quốc kể trên thì có khoảng 2,4 tỉ liều vaccine được sử dụng nội địa và khoảng 1 tỉ liều được dùng ở 110 nước trên thế giới. Nhiều nước trên thế giới đã đặt ra các nghi vấn về khả năng bảo vệ của các vaccine này trong thời gian qua và một số nghiên cứu khoa học ở các nước đó đã làm sáng tỏ phần nào!

Các điểm lo ngại trong các nghiên cứu đó thường là lượng kháng thể trung hòa virus thấp và giảm nhanh chóng dẫn đến hiệu quả bảo vệ của vaccine TQ kém hơn các nhóm chích vaccine khác, sự khác biệt này càng lớn ở nhóm người cao tuổi!

XEM THÊM: Tiêm chủng COVID tại Việt Nam: Dân lo ngại vaccine Trung Quốc

Các chuyên gia cho rằng tuy hiệu quả vaccine Sinovac, Sinopharm của Trung Quốc không phải là con số không nhưng rõ ràng nó kém hơn các vaccine khác khá nhiều, do vậy câu hỏi đang được đặt ra ở các nước đó là hiện nay với nguồn vaccine tốt ngày càng nhiều thì liệu có cần sử dụng vaccine Trung Quốc nữa hay không?!

Chính phủ Brazil đã ra thông báo dừng mua vaccine từ Trung Quốc vì lo ngại hiệu quả kém. Peru cũng đang giảm các liều tiêm vaccine Trung Quốc của họ để chuyển dần sang vaccine của Pfizer/BioNTech. Nhiều nước khác cũng lên kế hoạch chích liều thứ 3 bằng vaccine khác hoặc trộn liều 2 với vaccine phương Tây như trong nghiên cứu ở Thái Lan với Sinovac liều 1 và AstraZeneca liều 2.

Với các thông tin khoa học, những bài học thực tế của các nước đã sử dụng vaccine Trung Quốc trong thời gian qua và khuyến cáo của các chuyên gia, thì Việt Nam nên làm thế nào tốt nhất khi ngày càng trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào vaccine Trung Quốc? Đây là câu hỏi mà mình nghĩ Bộ Y Tế nên cẩn trọng suy nghĩ và quyết đoán!

Mình hy vọng sau khi phủ đủ vaccine, họ sẽ sớm lên kế hoạch để chích mũi thứ 3 cho những người đã chích vaccine Trung Quốc như WHO khuyến cáo và ưu tiên tối đa người già, người có bệnh nền chích những vaccine phương Tây như AstraZeneca, Pfizer/BioNTech hoặc Moderna “khi vaccine Trung Quốc không phải là sự lựa chọn cuối cùng cho họ!”

Bảo trọng nhe bà con,

TS. Nguyễn Hồng Vũ
Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Nguồn: FB Vu Hong Nguyen

Thông tin tham khảo:

https://www.nature.com/articles/d41586-021-02796-w (China’s COVID vaccines have been crucial — now immunity is wanin

https://cdn.who.int/media/docs/default-source/immunization/sage/2021/october/sage_oct2021_meetinghighlights.pdf (Highlights from the Meeting of the Strategic Advisory Group of Experts (SAGE) on Immunization)

https://www.wsj.com/…/brazil-moves-away-from-chinese… (Brazil Moves Away From Chinese Covid-19 Vaccine)

https://covid19.trackvaccines.org/agency/who/ (Các vaccine COVID-19 hiện nay đang được WHO cho phép sử dụng khẩn cấp)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.