Vấn đề dùng bằng giả để tiến thân tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Học tập là một hoạt động trí tuệ của con người. Dựa theo những chương trình đào tạo, thành tích của mỗi người sẽ được đánh giá và tuyển dụng theo từng nhu cầu công việc để mỗi người thi thố tài năng. Tuy nhiên tại Việt Nam, người ta lại làm ngược, đó là sử dụng bằng giả để làm bàn đạp thăng tiến cá nhân hơn là thi thố tài năng trong công việc. Chính vì thế mà công chức thì đông nhưng công việc thì đình đọng.

Sáng ngày 11 Tháng Chín vừa qua, ông Phạm Hiển, chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Huyện Ủy Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cho biết năm cán bộ chủ chốt của xã Bình Minh bị kỷ luật vì sử dụng bằng tốt nghiệp trung học giả. Đây không phải là chuyện mới xảy ra.

Mỗi năm Việt Nam có hàng trăm vụ làm bằng giả bị phanh phui, hàng nghìn đối tượng mua bằng bị phát hiện, trong đó đối tượng sử dụng bằng giả chủ yếu là cán bộ nhà nước. Nổi cộm là vụ 20 cán bộ ngành y tế đã dùng bằng giả, gây chấn động dư luận một thời cách nay vài năm. Bên cạnh đó còn hàng ngàn vụ khác như: thẩm phán không tốt nghiệp nổi cấp ba đành dùng bằng giả, giám đốc trung tâm y tế dùng bằng giả, giảng viên đại học dùng bằng giả, chánh án tòa án dùng bằng giả…

Sử dụng bằng cấp giả để chui vào bộ máy công quyền là câu chuyện thời sự và nhà cầm quyền CSVN luôn luôn tuyên bố là sẽ “khắc phục” sau mỗi sự kiện, nhưng cuối cùng đâu vẫn còn đó. Nguyên nhân chính là việc đề bạt, bổ nhiệm công chức đã bỏ qua năng lực thực tế, không nhìn nhận hiệu quả công việc mà lấy bằng cấp làm thước đo thực lực. Vì vậy bằng cấp được coi như bùa hộ mệnh, giấy thông hành bước lên nấc thang danh vọng, nên nhiều người sẵn sàng sử dụng bằng giả. Nói chung kiếm bằng cho đủ thủ tục thay vì kiếm kiến thức.

Vấn nạn dùng bằng giả của cán bộ công chức tại Việt Nam hiện nay là rất đáng quan ngại. Tuy nhiên, việc xử lý các đối tượng vẫn còn chưa nghiêm minh. Với các cơ quan, khi phát hiện cán bộ sử dụng bằng giả vẫn chỉ dừng lại ở việc xử lý kỷ luật cảnh cáo, cao nhất là thôi việc. Nhiều trường hợp, bị tố giác sử dụng bằng giả, chứng cứ rành rành, nhưng quan chức lãnh đạo làm ngơ, hoặc tìm cách che chắn, quanh co, chối cãi. Nó cho thấy sự bất cập trong công tác quản lý hệ thống công chức hiện nay. Trong khi theo Bộ luật hình sự, tội danh mua bằng lừa dối các cơ quan, tổ chức phải chịu mức xử phạt hành chính cao, thậm chí là mức án từ 1 đến 5 năm tù.

Ngoài chuyện bằng giả, còn chuyện bằng thật nhưng học giả, kiến thức rởm. Những người không học hành tử tế, học theo kiểu “đánh trống ghi tên”, học hộ, thi thuê… Thành ra bằng cấp nhiều, bằng cấp cao nhưng kiến thức, năng lực không tương xứng nhưng lại danh chính ngôn thuận vào các cơ quan công quyền ung dung làm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Có thể nói một bộ máy với những mắt xích hoen rỉ ấy liệu có vận hành được không, vận mệnh đất nước sẽ về đâu nếu đặt quyền lực vào những con người đó.

Thực tế những người có bằng giả, hay bằng thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể ‘chui’ vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân. Vì việc tuyển dụng, đề bạt nhân viên ở đó gắn chặt với quyền lợi của ông chủ doanh nghiệp. Khi tuyển, họ đã định rõ để làm việc ở vị trí đó thì phải đáp ứng được những yêu cầu gì; không đạt yêu cầu dứt khoát không tuyển. Còn đối với hệ thống nhà nước, nguyên nhân chủ yếu là tệ nạn “con ông cháu cha”, bên cạnh đó là nạn “chạy chọt” xin việc tại cơ quan nhà nước cũng rất nhiều. Nên cần tấm bằng để hợp thức hóa vị trí, vì thế nhu cầu bằng giả là rất cao.

Tóm lại, bằng cấp giả phát sinh là do sự tha hóa chính trị trong bộ máy công quyền, dựa trên hư danh hơn là khả năng. Cả một guồng máy chạy theo hư danh và sẵn sàng tìm giải pháp tồi tệ nhất để tranh giành bỗng lộc và những sỉ diện ảo trong xã hội nên trường học thay vì đào tạo nhân tài, trở thành nơi in bằng giả để kiếm tiền. Đó là thảm kịch của cả xã hội mà thủ phạm chính là bộ máy độc tài đảng trị.

Muốn trị bệnh bằng giả, phải giải quyết vấn nạn “con ông cháu cha”, chạy chức chạy quyền, cũng như vấn nạn xem trọng bằng cấp cũng cần xóa bỏ. Nhưng vấn đề sâu xa hơn là cần phải sửa đổi hệ thống chính trị độc đảng. Đất nước phải thật sự dân chủ, tiếng nói của người dân phải được tôn trọng thì những tiêu cực trong bộ máy công quyền mới có thể bị đẩy lùi.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.