Về dự án đường sắt cao tốc Ai Cập do Siemens xây dựng

Siemens CEO Roland Busch gọi đơn đặt hàng này là đơn hàng lớn nhất từ trước nay công ty ký kết. Ảnh: Sven Hoppe/ Pool via AP/ Picture Alliance
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi đăng bài viết “CHOÁNG VÁNG VỚI GIÁ THÀNH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC AI CẬP DO SIEMENS XÂY DỰNG” theo nguồn https://www.dw.com/…/egypt-signs-8…/a-61967258… đã có rất nhiều bạn tham gia bình luận, phản biện, chia sẻ.

Chẳng hạn như, bạn Tam ND đề nghị “kiểm tra kỹ con số 4,35 triệu $ vì thấp và truyền thông cũng có thể nhầm.”

Bạn Tan Nguyen cũng cấp ngay thông tin https://www.egypttoday.com/…/Germany-cooperates-with…

Trong đó Đại sứ Đức tại Ai Cập cho biết tổng hợp đồng của Siemens cung cấp là 12 tỷ Euro (khác với 8,1 tỷ Euro như nguồn dẫn trên), và hơn nữa cho biết phía Ai Cập đảm nhận việc xây dựng cầu và tunnel.

Các bạn Hai Chu dẫn nguồn orascom và Thuc Pham Awake dẫn nguồn tin cua CNN cho biết dự án 660 km có tổng giá 4,5 tỷ $ và phần của Siemens là xấp xỉ 3 tỷ $, suy ra thành 6,81 triệu $/km và tổng dự án là 13,64 tỷ $.

Nhiều bạn như Dậu Nguyễn Văn, Tu D Tran, Nguyen Hoàng, Vu Anh Tuan, Nhan Vu… và nhiều bạn khác nữa mà không thể kể tên ở đây, đều dẫn các nguồn tin hay bình luận với mục đích tìm đến sự thật. Các bình luận có thể khác nhau, nhưng đều mang tính xây dựng, tích cực, với mục đích giúp cho việc xây dựng đường sắt ở Việt Nam có những thông tin tham khảo hữu ích. Xin cảm ơn các đóng góp của các bạn.

Giá thành trung bình 1 km đường sắt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong số đó có:

1. Giá đất: hoặc phải mua đất, hoặc phải thuê đất, hoặc phải đền bù giải phóng mặt bằng…

2. Địa hình: cầu, đường hầm, nền đường cứng hay yếu…

3. Số lượng nhà ga và các cơ sở dịch vụ…

4. Đường 3 hay đường đôi

5. Công nghệ

6. Xuất xứ thiết bị: hãng sản xuất, nước sản xuất

7. Thiết bị và số lượng thiết bị

8. Hiệu suất thi công

Và nhiều yếu tố khác nữa.

Tất cả gộp lại làm cho giá thành biến động. Bởi vậy mới có những khoản chi phí không nhỏ cho nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi trước khi đi đến các bước tiếp theo. Giá thực tế phải căn cứ vào hợp đồng chi tiết.

Cách phổ dụng nhất mà các công ty tư nhân làm khi xác định giá thành dự án là mời các nhà thầu danh tiếng, có công nghệ cao, có thiết bị tốt, có năng lực, có kinh nghiệm, có uy tín… tham gia chào thầu. Và sau đó lựa chọn ra các nhà thầu thích hợp để đàm phán giá. Ở phương diện này, các công ty danh tiếng của châu Âu nhất thiết cần được mời để tham gia xây dựng đường sắt Việt Nam.

Ngoài chào thầu, chủ dự án phải có kiến thức về kỹ thuật và kinh tế để đánh giá dự án, hầu hết phải thuê tư vấn và giám sát dự án. Trên thế giới ở khắp các châu lục, trong khu vực Đông Nam Á, có đủ loại dự án đường sắt – với đủ phương diện: giá thành, địa hình, công nghệ, thiết bị… để Việt Nam tham chiếu.

Vì chưa đủ nguồn thông tin bao quát toàn bộ dự án, để tránh gây ra sự hiểu nhầm, xin rút bài “CHOÁNG VÁNG VỚI GIÁ THÀNH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC AI CẬP DO SIEMENS XÂY DỰNG.” Dự án đường sắt cao tốc của Siemens ở Ai Cập sẽ được đề cập lại vào thời điểm thích hợp. Bài viết này cũng sẽ được rút sau một thời gian.

Đường sắt Bắc – Nam giữ vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển và bảo vệ đất nước, nên sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của toàn dân, trong đó có cộng đồng mạng. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi, góp ý, phản biện, bình luận.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: Bauxite Việt Nam

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.