Vẽ ra những công trình vô bổ để tham nhũng!

Đoạn đường khoảng 200m nhưng có 3 cổng chào ở thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Một cổng đổ sập. Ảnh chụp tháng 6/2020 congan.com
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cục Quản lý đường bộ 3 thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang hoàn thiện thủ tục cưỡng chế tháo dỡ 5 công trình cổng chào tại thành phố Kon Tum trị giá 8 tỷ đồng. Nguyên nhân được cho biết là những cổng chào này được UBND TP. Kon Tum xây dựng dù chưa được Tổng cục Đường bộ chấp thuận vì lý do mất an toàn giao thông.

Tại buổi họp báo hôm 14 tháng 1 năm 2022, ông Nguyễn Thanh Mân, chủ tịch UBND TP. Kon Tum lý giải rằng, những công trình này được khởi công vì mục đích lên đô thị loại II. Việc xin giấy phép xây dựng cổng chào rất phức tạp, trong khi tỉnh yêu cầu hoàn thành các cổng chào trước năm 2021 nên thành phố triển khai cho kịp tiến độ.

Dư luận cho rằng, đây lại là một hình thức tham nhũng vì ‘có xây mới có ăn’ của các cấp lãnh đạo có thẩm quyền.

Anh Quang, một kỹ sư xây dựng khu vực miền Trung nêu quan điểm của ông về vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng:

“Tham nhũng không những không bớt mà còn diễn ra một cách tinh vi hơn trước, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Tinh vi hơn là bởi người ta đã thấy được những lỗ hổng trong cơ chế, trong luật pháp đối với lĩnh vực xây dựng. Trong luật xây dựng người ta cũng đã điều chỉnh, bổ sung một số điều luật nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng tham nhũng trong xây dựng. Tuy nhiên, khi người ta càng đưa ra những cơ chế, chính sách, điều luật trong luật xây dựng và một số nghị định liên quan, ví dụ như Quy chế quản lý đầu tư xây dựng hay Quy hoạch xây dựng… thì thành phần tham nhũng đã có cách đối phó trong đó.”

Theo anh Quang, rất nhiều loại cổng chào quy mô khác nhau, từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Ai cũng làm cổng chào. Nó không có ý nghĩa gì ngoài tư tưởng cát cứ, tư tưởng tiểu nông cho nên lãng phí rất lớn. Đặc biệt là lãng phí ngân sách bởi vì không ai bỏ tiền túi ra xây cổng chào hết. Anh giải thích thêm về hai loại tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng:

“Cổng chào và tượng đài là những dự án được đẻ ra và gây thất thoát nhiều nhất trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Mà trong lĩnh vực này thì thất thoát trong chi phí đầu tư ít nhất là 20% đến 30%, từ đó chi phí tăng lên. Đó là thất thoát trực tiếp. Còn thất thoát gián tiếp là từ chính sách. Nơi làm ra chính sách, cụ thể là Bộ Xây dựng có những sân sau, muốn có lợi thì phải đưa ra những chính sách có lợi cho sân sau, tức có lợi cho cá nhân họ.”

Câu chuyện xây cổng chào không phải mới xuất hiện ở Việt Nam mà từ năm 2010, chính quyền tỉnh Bình Dương đã tổ chức khánh thành cổng chào trị giá 40 tỷ đồng. Đến năm 2012, chính quyền tỉnh Bình Dương tổ chức tháo dỡ một phần công trình trong cổng chào để thay bằng một quả cầu, trị giá một tỷ đồng. Còn tại thành phố Hải Phòng, sau khi tốn 24 tỷ đồng để dựng một cổng chào nghệ thuật hồi 2015, năm 2017 đã phải dỡ bỏ do hư hỏng nặng.

Mới năm ngoái, cổng chào 6 tỷ ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng rơi vào tình trạng có thể bị tháo dỡ bất kỳ lúc nào do cổng được xây dựng trên tuyến đường giao thương chính của các tỉnh đồng bằng ven biển nên thiếu tính bền vững.

Nói tới tham nhũng, Luật gia HL. ở Hà Nội nhận định rằng, tham nhũng ở Việt Nam ngày càng tinh vi và dính tới cấp lãnh đạo cao nhất. Đó là điều chưa từng được phát hiện. Ông nói:

“Nói về tham nhũng ở Việt Nam thì người phát động chiến dịch đốt lò là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dính vào tham nhũng trong vụ Việt Á, dù vô tình hay cố ý. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử chống tham nhũng ở Việt Nam và được đánh giá là sự lũng đoạn Nhà nước. Đây cũng là chứng cứ cho thấy tham nhũng ở Việt Nam là cả một hệ thống, bởi khi ông Trọng lúc đó là Chủ tịch nước đặt bút ký huân chương lao động hạng ba cho Việt Á, tức là đã có các cơ quan hàng ngang hàng dọc bên dưới thẩm định hết rồi. Đầu tiên là TP.HCM đề xuất rồi qua Ban thi đua – khen thưởng; qua Chính phủ; qua Bộ Nội vụ rồi mới qua Văn phòng chủ tịch nước để ký.

Vụ Việt Á là vụ tham nhũng chính sách điển hình. Nếu không có ‘bàn tay vô hình’ điều khiển thì không thể nào sản phẩm của Việt Á được tiêu thụ đồng loạt trên 62 tỉnh, thành của cả nước như thế cả. Không thằng bán hàng nào giỏi bằng Chính phủ trong vụ này.”

Cuối năm 2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng tại Công ty CP Công nghệ Việt Á. Tháng 3 năm 2021, Công ty Việt Á đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 do chính Chủ tịch nước lúc đó là ông Nguyễn Phú Trọng ký. Lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng Trung ương cho báo chí biết, việc trình tặng khen thưởng cho Công ty Việt Á dựa trên đề xuất của UBND TP.HCM.

Một số chuyên gia cho rằng, tham nhũng xảy ra khắp nơi và không thể ngăn chặn cho dù ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch ‘đốt lò’ vào năm 2016, khi ông Trọng tái đắc cử chức tổng bí thư tại đại hội đảng lần thứ 12.

Một năm sau, khi chủ trì phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, ông Trọng nhắc lại: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công.”

Luật gia HL. nhận định với RFA:

“Không thể chống tham nhũng được nếu không có tư pháp độc lập. Hiện nay, cả chánh án và viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều là đảng viên thì rõ ràng đảng ngồi trên pháp luật. Ca nào đảng cho xử thì xử, không thì thôi. Cơ chế này không thể chống được tham nhũng. Đó là điều rõ ràng. Khi cương lĩnh của đảng đặt trên hiến pháp thì chống tham nhũng chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của đảng chứ không vì lợi ích của dân.”

Tại buổi nói chuyện trước cử tri hai quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm hôm 28 tháng 9 năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng tuyên bố: “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của đảng.”

Trong khi đó, Điều 119 khoản 1 Hiến pháp 2013 quy định: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”

Một số người dân cho rằng, đảng cầm quyền với nhận thức như vậy thì đất nước Việt Nam mãi mãi là đất nước ‘vô pháp luật.’

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”