Posts

Nông dân Đức biểu tình trước Cổng thành Brandenburg ở Berlin, Đức, ngày 08/01/2024. Ảnh: AFP - John MacDougall

Cơn giận của giới nông dân châu Âu bùng nổ ở nhiều nước

Khắp nơi trong Liên Hiệp Châu Âu, từ Romania, Đức, Ba Lan, đến Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha,… phong trào phản kháng của giới nông dân đang  tăng mạnh. Các hành động như biểu tình, tuần hành bằng xe kéo trong trung tâm thành phố, phong tỏa đường cao tốc, đổ phân bón ra trước trụ sở các cơ quan công quyền,… diễn ra ở nhiều nơi.

Đâu là những lý do khiến nông dân châu Âu nổi giận?

Houston: Hội thảo “Biển Đông Dậy Sóng – Làm Thế Nào Để Lấy Lại Hoàng Sa”

Đánh dấu 50 năm Ngày Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, Cơ sở Việt Tân Houston – Dallas đã tổ chức hôm 20/1/2024 buổi hội thảo với chủ đề “Biển Đông Dậy Sóng: Làm Thế Nào Để Lấy Lại Hoàng Sa.”

Hai diễn giả Giáo sư Nguyễn Trần Quý, nguyên Giám đốc Nha Công tác Thượng Nghị Viện VNCH và Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Giám đốc Chương trình Radio TNT Sacramento, California đã giải đáp thỏa đáng các câu hỏi và ý kiến của cử tọa.

Kính mời quí vị theo dõi.

Chủ tịch Đảng Việt Tân, ông Lý Thái Hùng (góc trái) phát biểu trong cuộc biểu tình ngay trước Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA tại La Haye hôm 20/1/2024, đánh dấu 50 năm ngày Trung Quốc chiếm đóng Quần đảo Hoàng Sa

Phát biểu của Chủ tịch Đảng Việt Tân, ông Lý Thái Hùng, tại cuộc biểu tình trước Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA, La Haye, Hòa Lan

Ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân đã có mặt, tham gia biểu tình ngay trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye, Hòa Lan, hôm 20/1/2024, nhằm đánh dấu 50 năm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm (19/1/1974 – 19/1/2024).

Sau đây là phát biểu của Ông tại cuộc biểu tình nói trên.

Cuộc biểu tình trước trụ sở Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (tòa nhà ở phía sau) 20/1/2024, nhân đánh dấu Ngày 50 năm Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm đóng (1974-2024). Ảnh: FB Nguyễn Phan

La Haye, một ngày mùa đông thật ấm áp tình đồng bào

Dù khó khăn về đường xá xa xôi, dù điều kiện khá khắc nghiệt của thời tiết, nhưng tôi cùng một số thân hữu, nhiều người trong số đó phải đi từ tối hôm trước, vượt qua gần ngàn cây số, vẫn hiện diện trong đoàn biểu tình. Vì tôi biết, nhiều người bạn của tôi ở trong nước, trong số đó có nhiều người đang ngồi tù vì… “tội yêu nước,” quan tâm đến xã hội, rất muốn tham dự những buổi biểu tình như thế nầy để nói lên tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình mà không có cách nào tham dự được. Đó là một trong vài lý do quan trọng.

RFA phỏng vấn Tổng Bí thư đảng Việt Tân Hoàng Tứ Duy và LS Nhân quyền Đặng Đình Mạnh nhận định Việt Nam đã làm gì trong suốt 50 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và buổi vận động tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 18/1/2024

50 năm mất Hoàng Sa: Việt Nam “quá yếu ớt” trong việc đòi lại chủ quyền ở Biển Đông

Việt Nam đã làm gì trong suốt 50 năm qua kể từ khi Trung Quốc xâm lược và đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa?

Để hiểu rõ hơn vấn đề này RFA đã mời hai vị khách là ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân – tổ chức khởi xướng buổi vận động tại Rayburn House (Quốc Hội Hoa Kỳ) vào ngày 18/1 và LS Đặng Đình Mạnh, trong hội luận sau. Mời quý vị cùng theo dõi.

Xuống đường tại tiền đình Quốc Hội Nam Úc ở Adelaide, Úc Châu hôm 19/1/2024 hưởng ứng chiến dịch Hành Động Vì Hoàng Sa, đánh dấu 50 năm Ngày Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Adelaide, Úc

Tập Cận Bình, Xi Jinping …hãy cút xéo đi!

Tập Cận Bình, Xi Jinping …hãy cút xéo đi!

Đó là lời sắt thép của người Việt tại thành phố Adelaide, Úc Châu, noi tinh thần “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư,” trong Ngày Tưởng Niệm 50 Năm Hoàng Sa và Tri Ơn 74 Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bao vệ biên giới và biển đảo của Tổ Quốc trước cuộc xâm lăng của Trung Cộng vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, đúng 50 năm trước tính từng ngày.

Tổng Bí thư đảng Việt Tân Hoàng Tứ Duy phát biểu tại Hội thảo tại Quốc Hội Mỹ: 50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Chiếm Đóng" ngày 18/1/2024

Bài phát biểu của Tổng Bí thư đảng Việt Tân tại Hội thảo tại Quốc Hội Mỹ: “50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Chiếm Đóng”

Trung Quốc đã vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khi đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19/1/1974. 

Và điều đáng lo là Trung Quốc đã và sẽ không dừng lại ở Hoàng Sa. Trung Quốc đã sử dụng Quần đảo Hoàng Sa làm bàn đạp để bành trướng sang Quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. 

Đây là lý do tại sao sự chiếm đóng bất hợp pháp của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đối với Quần đảo Hoàng Sa vẫn còn nguyên tầm quan trọng cho đến ngày nay. Mục đích của cuộc hội thảo tại Quốc Hội hôm nay là đưa ra các hành động hỗ trợ hòa bình và ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. 

Hội thảo tại Quốc Hội Mỹ: “50 Năm Hoàng Sa Bị Trung Quốc Xâm Chiếm”

Một điểm chung ở các phần trình bày trong buổi hội thảo là sự xác nhận việc Trung Quốc cưỡng chiếm trái pháp luật ở Biển Đông. Cuộc hội thảo ở Quốc Hội Hoa Kỳ đúng dịp 50 năm ngày mất Hoàng Sa là cách thể hiện điều đó.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư Đảng Việt Tân nói: “Tôi nghĩ bằng việc đánh dấu ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa là chúng ta nhấn mạnh tính bất hợp pháp của hành động đó.”

Hình ảnh nhìn từ trên không một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm ngày 19 tháng 1 năm 1974. Ảnh chụp ngày 27 tháng 7 năm 2012. Ảnh: AFP

Quần đảo Hoàng Sa tròn 50 năm bị Trung Quốc cưỡng chiếm và ý kiến chuyên gia

Cưỡng chiếm Hoàng Sa được coi là sự kiện khởi đầu để Trung Quốc bước vào giai đoạn dùng vũ lực để mở rộng lãnh thổ, lãnh hải. 14 năm sau khi mất Hoàng Sa, Việt Nam lại mất đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc. Trong trận thảm sát vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, Trung Quốc dùng trọng pháo và súng phòng không tiêu diệt 64 chiến sĩ Công binh và Hải quân Việt Nam trên đảo.

Bắt Nguyễn Công Khế để khống chế quyền lực phe phía Nam

Khi vừa nắm được tin tức, vừa có quan hệ, lại có tiền, thì nhà báo nghiễm nhiên trở thành một trung tâm quyền lực khi mà nhiều người sẽ chạy tới nhờ vả. Trong đó phải kể đến giới chính khách. Giới chính khách cần vận động để làm đẹp hồ sơ của mình, cần tin tức từ nhà báo để nắm bắt các thông tin thuộc dạng thâm cung bí sử chung của những đối thủ, và giới chính khách thông qua nhà báo để tiếp cận mở rộng các mối quan hệ khác. Nguyễn Công Khế là một người đóng vai trò như vậy.