Việt Nam đang có bất ổn chính trị ở thượng tầng, các cấp bất an, ngại hoạt động?

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam hay còn gọi là “đốt lò” đã và đang dẫn đến tình trạng bất ổn, khủng hoảng trong chính trị thượng tầng, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp và Giáo sư Nguyễn Đình Cống đưa ra quan sát với VOA.

Hai nhà trí thức cũng nhận xét rằng những hậu quả khác của “đốt lò” là tâm lý hoang mang, lo sợ trong các cấp của bộ máy nhà nước, dẫn đến tâm lý “không tích cực”, “không muốn làm việc”, “không dám hoạt động”. Thực trạng đó cũng được nhiều người nói đến trên mạng xã hội, theo quan sát của VOA.

Như VOA đã đưa tin, trong diễn biến mới nhất của “đốt lò”, Đảng Cộng sản Việt Nam và quốc hội gần đây đã bỏ phiếu “cho thôi chức” chủ tịch nước đối với ông Nguyễn Xuân Phúc vì ông phải chịu trách nhiệm chính trị về nhiều cán bộ dưới quyền, trong đó có hai phó thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Đón nhận thông tin kể trên, trong khi nhiều người dân hoan hỉ, cũng có nhiều người khác bày tỏ trên mạng xã hội rằng càng có nhiều vụ kỷ luật, bắt bớ quan chức, bầu không khí đất nước càng ngột ngạt, trì trệ, đi xuống.

Khủng hoảng thượng tầng

Vào sáng mùng 2 Tết, tức ngày 23/1, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, viết trên trang Facebook cá nhân có hơn 12.000 người theo dõi: “Ổn định chính trị vĩ mô quan trọng không kém ổn định kinh tế vĩ mô. Năm mới cầu chúc cho đất nước là luôn có được cả hai sự ổn định này!”

Từ góc nhìn của mình, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, đánh giá về tình hình chính trị thượng tầng của Việt Nam sau các diễn biến hồi cuối năm 2022:

“Rõ ràng đang có sự bất ổn về chính trị ở Việt Nam. Cuộc chiến chống tham nhũng là đấu tranh nội bộ với nhau. Nó tạo ra bất ổn vì mọi người về mặt tâm lý mà nói là không tích cực. Mọi hoạt động bình thường bị xáo trộn. Hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương hiện làm việc không hiệu quả. Mọi người không muốn làm việc vì làm thì sợ bị sai. Nó là bất ổn chính trị ở tầng cao nhất.”

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một tiếng nói phản biện được biết tiếng rộng rãi lâu nay, có chung suy nghĩ rằng ở trong nơi mà ông gọi là “tầng lớp trên”, có thể đang có tình trạng hoang mang:

“Nói là trì trệ cũng được, là bất ổn cũng được. Thực chất của trạng thái này làm một số người lo sợ, không dám hoạt động gì. Không biết ngày hôm nay là ông Phúc, ngày mai đến lượt mình hay chưa. Đây là trạng thái bất bình thường. Có lẽ gọi là khủng hoảng thì đúng hơn.”

Tuy nhiên, trong khi tiến sĩ Hà Hoàng Hợp hàm ý nói đến sự chênh lệch không quá lớn giữa các phe phái trong cuộc đấu tranh nội bộ của đảng cầm quyền ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Đình Cống lại cho rằng đang có tình trạng “chịu ép một bề”, còn ở phía bên kia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang “nắm hết” và bộ máy “làm theo ý của ông ấy.”

Ảnh hưởng kinh tế, xã hội

Trong bối cảnh được tiến sĩ Hà Hoàng Hợp gọi là “không thể dự đoán được về ổn định chính trị thượng tầng”, một số lĩnh vực quan trọng của đất nước đang bị đình trệ nặng nề. Đứng hàng đầu là bộ y tế và khu vực y tế công, với việc không đấu thầu, không mua thuốc, mua thiết bị nữa.

“Hơn 14 tháng nay hệ thống này không hoạt động hay chỉ hoạt động thoi thóp”, ông Hợp nói.

Tiếp đến là lĩnh vực xây dựng đường sá, cầu cống, hạ tầng giao thông cũng dừng lại, vẫn theo nhà nghiên cứu của Viện ISEAS-Yusof Ishak. Tương tự, hệ thống hạ tầng cơ sở thông tin đang bị trì trệ, tiến sĩ Hợp nói.

Khối các doanh nghiệp tư nhân bị ảnh hưởng theo vì họ gặp vướng mắc trong hệ thống ngân hàng và thị trường vốn có tầm quan trọng “vô cùng to lớn”. Sau khi các tỷ phú Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC; Đỗ Anh Dũng, chủ tịch Tân Hoàng Minh; và Trương Mỹ Lan, chủ tịch Vạn Thịnh Phát, bị bắt, thị trường huy động vốn chỉ còn bằng 30% so với trước, ông Hợp đưa ra con số so sánh.

Ngay cả phía tư nhân cũng “tự bảo vệ” bằng cách “không làm gì nữa”, nhà nghiên cứu này bình luận với VOA và nói thêm:

“Hiện nay, nói thẳng ra là chưa bao giờ có sự vô lý xảy ra như thế. Đây là hệ lụy trực tiếp từ việc ‘đốt lò’ mà ra. ‘Đốt lò’ không làm người ta phấn khởi, tin tưởng. ‘Đốt lò’ làm cho người ta sợ.”

Trong con mắt của ông, tiến sĩ Hợp nhìn thấy ‘đốt lò” là trận chiến giành quyền lực hơn là nỗ lực thành thực để chống tham nhũng. Ông nêu ra ví dụ để củng cố cho lập luận của mình:

“Chống tham nhũng trong 10 năm đến nay xử lý được hơn 1.700 vụ, so với hệ thống có vài trăm nghìn vụ phải đưa ra xử lý mà không xử lý được. Thì kết quả người ta nhìn thấy ngay là nó chỉ có ở tuyên truyền thôi, nó không có trong thực tế.”

Không thể cải tạo hệ thống?

Nhà nghiên cứu này cho rằng để chống tham nhũng thành công, đảng cộng sản cầm quyền cần phải có 3 chân kiềng là minh bạch, pháp quyền và sự tham gia của người dân:

“Phải minh bạch. Nói rõ ra trường hợp nào tham nhũng đến mức độ nào, hỏng đến đâu, mọi người cùng biết. Thứ hai là nền tảng quan trọng nhất về mặt pháp lý, đúng hay sai, có tội hay không có tội. Thứ ba là sự tham gia của rất đông người dân. Rất nhiều người nhìn vào sự việc, người ta sẽ thấy nó rõ ràng, dẫn đến xử lý minh bạch hơn, đúng pháp luật hơn.”

Về phần giáo sư Nguyễn Đình Cống, ông có nhận định bi quan về tương lai công cuộc chống tham nhũng nói riêng và chính trị Việt Nam nói chung.

Trước hết là từ vai trò của đảng cầm quyền, mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bị xem là “xơ cứng” dưới con mắt của giáo sư Nguyễn Đình Cống, cho đến các cán bộ tham mưu cho ông Trọng, bị đánh giá là “chỉ biết nói dựa”:

“Theo dõi cuộc họp Ban chấp hành Trung ương không thấy người nào dám đề đạt cải cách. 200 người đấy nhìn vào thấy không có sinh khí. Không ai dám nói một câu gì phản biện. Sinh khí trong đảng không còn. Không còn ai có thể đề xuất đúng đắn nữa. Những quân sư, những vị tham mưu cho ông Trọng chỉ nói dựa theo ý của ông ý thôi, mà sự hiểu biết của ông Trọng hiện nay kém rồi.”

Theo giáo sư Cống, để thoát ra khỏi tình trạng kể trên, phải có những lực lượng bên ngoài mạnh dạn đấu tranh, phê bình, phản biện, nhưng với việc ông Trọng nắm chắc công an và an ninh trong tay, các tiếng nói phản biện đã và đang bị trấn áp nghiêm trọng:

“Hở ra một cái là họ mang còng số 8 đến. Hiện nay họ đàn áp kinh khủng, làm cho người trong đảng không dám mở mồm, người bên ngoài co vòi lại. Tình trạng này rồi nó suy sụp dần dần, chứ còn cải tạo thì rất khó vì không có lực lượng nào đảm nhận chuyện ấy cả.”

VOA cố gắng liên lạc với Đảng Cộng sản Việt Nam để tìm hiểu phản ứng của họ về các nhận định, bình luận kể trên, nhưng không nhận được hồi đáp.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.