Việt Nam giúp, Trung Quốc không cám ơn: Hai sự kiện, chỉ một ý nghĩa!

Việt Nam tặng thiết bị y tế trị giá nửa triệu đô cho Trung Quốc (trái) và cảnh dân thủ đô Hà Nội tranh nhau mua khẩu trang nhằm ngừa bị lây nhiễm virus corona Vũ Hán. Ảnh: Web Việt Tân edited
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Liên quan đến dịch bệnh virút Corona, hai sự kiện sau đây đã xảy ra cách nhau chỉ 5 ngày.

Dữ kiện 1: Thứ Sáu, 31 tháng Giêng, 2020 lúc 19:52

Việt Nam quyết định viện trợ vật dụng y tế cho Trung Quốc với giá trị khoảng nửa triệu USD giữa lúc tâm dịch virus corona đang bùng phát.

Theo Cổng thông tin Điện tử Chính phủ, ngày 31 tháng Giêng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định viện trợ bằng hàng hóa, cụ thể là vật dụng y tế cho Trung Quốc để chia sẻ với chính phủ và nhân dân Trung Quốc khi dịch cúm virus corona lan rộng.

Bên cạnh đó, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cho biết đã vận động viện trợ hàng hóa trị giá 100.000 USD cho Trung Quốc.

Dữ kiện 2: 5 tháng Hai, 2020

Đại diện Bộ Ngoại Giao Trung Quốc bày tỏ trong đoạn tweet rằng quốc gia đang phải vật lộn với dịch virus corona chủng mới (nCoV) “cảm ơn tất cả” các nước và tổ chức đã viện trợ.

Ngoài quỹ UNICEF thuộc Liên Hiệp Quốc, đoạn tweet liệt kê 21 nước dường như theo thứ tự ưu tiên các nước láng giềng trước, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Kazakhstan, Pakistan, tiếp đến là Đức, Vương quốc Anh, Pháp, Italy, Hungary, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Algeria, Ai Cập, Australia, New Zealand, và Trinidad và Tobago.

Ảnh chụp tweet Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cảm ơn tất cả các nước - trừ VN - đã viện trợ, tặng thiết bị, dụng cụ y tế... chống dịch corona Vũ Hán. Ảnh: VOA
Ảnh chụp tweet Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cảm ơn tất cả các nước – trừ Việt Nam – đã viện trợ, tặng thiết bị, dụng cụ y tế… chống dịch corona Vũ Hán. Ảnh: VOA

Câu hỏi và ý nghiã

Chúng ta phải hiểu như thế nào về việc nhà nước CSVN xuất ra cả nửa triệu đô la, chính thức công bố, chưa kể 100.000 đô la nữa của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, để cứu giúp Trung Quốc mà đến khi cảm ơn cả một danh sách dài tới 21 nước thì Trung Quốc lại không cảm ơn Việt Nam?

Thế là thế nào?

Phải chăng Trung Quốc … quên? Không! Không đời nào!

Chỉ có một giả thuyết hợp lý, đó là “Trung Quốc không coi Việt Nam là một quốc gia khác”, nói trắng ra là “Việt Nam đã là Trung Quốc” hay “Việt Nam đã thuộc về Trung Quốc”. Và như thế là hợp lý vì chẳng lẽ Trung Quốc, là một quốc gia, lại đi cám ơn “một cái tỉnh lỵ của mình”!

Những “rò rỉ” về cái gọi là “Mật Ước Thành Đô năm 1990” nói rằng Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam đã bí mật thoả thuận để Việt Nam trở thành một tỉnh lỵ của Trung Cộng vào năm 2020. Nguời thì tin là Mật Ước Thành Đô có thật, người thì không. Người viết thì mong rằng chúng ta không bào giờ nhìn thấy cái mật ước đó.

Tại sao? Bởi vì nếu Mật Ước có thật thì chỉ có Trung Cộng và Việt Cộng biết. Việt Cộng thì sẽ không bao giờ dám công khai cái tài liệu bán nước đó. Trung Cộng cũng sẽ chỉ công khai nó trong 2 trường hợp; một là CSVN nuốt lời, khi đó Trung Cộng sẽ trưng ra làm bằng chứng về sự lật lọng của Việt Cộng, và nhiều phần là chiến tranh sẽ xảy ra; hai là CSVN đã thành công trong việc giao nước Việt cho Trung Cộng, và khi tiền đã trao cháo đã múc thì Trung Cộng ngại gì nữa mà chẳng trưng nó ra.

Chúng ta đang ở năm 2020.

Phải chăng 2 sự kiện nêu trên là sự xác nhận Mật Ước Thành Đô đã được 2 bên lẳng lặng thi hành?

Đỗ Đăng Liêu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?