Việt Nam trong Top 10 nước đứng cuối bảng xếp hạng dân chủ

Việt Nam đứng trong top 10 cuối bảng xếp hạng dân chủ, thứ 7 từ dưới lên, chỉ trên Cambodia, Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn, Miến Điện và Afghanistan ở khu vực Châu Á, về chỉ số dân chủ toàn cầu năm 2021 (Global Democracy Index 2021) do Economist Intelligence Unit (EIU) vừa công bố. Ảnh: Nikkei Asia
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong hai năm qua, thế giới chứng kiến sự thoái trào của các nền dân chủ và sự kiện các chế độ chuyên quyền cấu kết nhau bảo vệ sự cai trị của mình bằng bất cứ giá nào đã đẩy người dân vào thế phải âm thầm chấp nhận các lực lượng phi dân chủ ngày càng phát triển.

Theo một báo cáo mới đây của cơ quan Economist Intelligence Unit (EIU), bảng xếp hạng dân chủ của các nước trên thế giới có chiều hướng đi xuống, nhất là ở những nước nhỏ mà sự cam kết thực hiện dân chủ còn mong manh. Trước hết là trường hợp ở Myanmar, cuộc đảo chính năm 2021 của phe quân phiệt Miến đã xóa bỏ tất cả những gì mà chính phủ dân sự trước đó xây dựng. Do không chấp nhận quyền lực của các tướng lãnh quân phiệt, người dân Myanmar liên tục biểu tình và bị chính quyền quân sự đàn áp thẳng tay bằng bạo lực súng đạn.

Kết quả là trong năm qua, hơn 1.500 dân thường đã bị lực lượng an ninh chính phủ giết chết và 11.800 người bị bắt ở Myanmar, theo Hiệp Hội Hỗ Trợ Tù Nhân Chính Trị Miến Điện cho biết. Đó là lý do khiến Myanmar sụt xuống 31 bậc trong bảng xếp hạng, đứng vị trí áp chót dưới Bắc Triều Tiên và chỉ trên Afghanistan.

Trường hợp Myanmar được EIU nhận định như sau: “Trong trường hợp không có các thể chế dân chủ mạnh và các điều kiện xã hội ổn định, một chính phủ được bầu cử dân chủ với sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng nhân dân có thể dễ bị các thế lực chính trị thù địch và bất ngờ đảo ngược.”

Trường hợp đáng chú ý thứ hai, từ khi lực lượng Taliban tiếp quản chính quyền Afghanistan ngày 15 tháng Tám, 2021, tiến trình dân chủ tại quốc gia này bị đảo ngược. Trước đó từ 2014 đến 2021,  những tiến bộ tuy còn hạn chế đạt được dưới thời Tổng Thống Ashraf Ghani như quyền phổ thông đầu phiếu, quyền và tự do chính trị rộng rãi hơn cho phụ nữ và các nhóm sắc tộc tôn giáo thiểu số lần lượt bị Taliban xóa bỏ, đặt đất nước dưới bộ Luật Hồi Giáo. Do đó Afghanistan đã tụt 28 bậc xuống đứng cuối bảng.

Trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực chỉ có 8 quốc gia ghi nhận sự sụt giảm điểm số dân chủ bao gồm cả Trung Quốc, đứng thứ 148/152 quốc gia. Báo cáo của EIU cho biết “Sự tham gia ngày càng tăng của chính phủ trong việc bảo vệ quyền ra quyết định của các doanh nghiệp tư nhân, đã dẫn đến sự suy yếu của quyền sở hữu tư nhân và điểm chỉ số của Trung Quốc đã giảm.”

Bất chấp những thành công về kinh tế đáng ngạc nhiên, tình trạng dân chủ của Trung Quốc ngày càng xấu  đi kể từ sau biến cố Thiên An Môn đẫm máu năm 1989. Cuộc hiện đại hóa nền kinh tế nghèo nàn của Trung Quốc được sự giúp sức của các nước tư bản trong thế giới tự do tạo được một bộ mặt phát triển cho Bắc Kinh, mà nhiều nà dân chủ lạc quan cho là “thần kỳ,” nhưng không làm dân chủ xuất hiện theo cách suy nghĩ đơn giản của các nhà hoạch định chính sách Tây Phương. Giờ đây, một Trung Quốc mạnh hơn, hiếu chiến hơn khiến mô hình tư bản Tây Phương đang đối mặt với thách thức ngày càng tăng và đặt ra cho thế giới dân chủ nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có thể đưa đến một cuộc chiến tranh cục bộ ở hai bên bờ eo biển Đài Loan hoặc ngay trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Joan Hoey, biên tập viên của báo cáo nêu lên quan điểm cho rằng “Thách thức thực sự đối với Tây Phương không phải là tìm cách ngăn chận Trung Quốc trở thành cường quốc thống trị toàn cầu mà là quản lý quá trình đó” theo cách có thể chấp nhận được cho cả đôi bên.

Lãnh thổ Hong Kong năm nay tuy tăng 2 bậc nhưng vẫn bị coi là một “chế độ hỗn hợp” sau khi bị loại khỏi “nền dân chủ thiếu sót” trong báo cáo trước đó, do Luật An Ninh Quốc Gia được thông qua vào tháng Sáu, 2020. Bản báo cáo cũng chỉ ra trong thời gian một năm qua, Bắc Kinh đã tiếp tục cắt giảm quyền tự do dân sự ở trung tâm tài chính này, bao gồm cả việc cấm các ứng cử viên và đảng đối lập tham gia các cuộc bầu cử địa phương và đàn áp quyền tự do ngôn luận. Chính quyền Hong Kong đã buộc đóng cửa hai tờ báo nổi tiếng Apple Daily và Stand News và bắt giữ các ký giả và người điều hành của nó. Điều này báo hiệu những ngày tháng thắt chặt kiểm duyệt và dẫn đến một loạt việc đóng cửa ít nhất sáu cơ quan truyền thông kỹ thuật số độc lập của Hong Kong. Một thời là biểu tượng của cuộc đấu tranh dân chủ, Hong Kong ngày nay mang bộ mặt ảm đạm của một phần đất bị bỏ quên.

Tại Á Châu, Indonesia là quốc gia đạt được mức cải thiện mạnh mẽ, đã tăng lên 12 bậc, đứng vào vị trí thứ 52 trong tổng số 167 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo ghi nhận vào tháng 11/2021 tòa án cao cấp nhất của Indonesia đã yêu cầu chính phủ nước này “cung cấp cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn cho đạo luật về tạo việc làm” và cho rằng quy trình pháp lý đàng sau việc thông qua luật đã không đáp ứng các phương pháp xây dựng luật tiêu chuẩn như được quy định trong hiến pháp.

Tổ chức EIU đã đánh giá “phán quyết của tòa án Indonesia đã thể hiện mức độ độc lập của tư pháp khỏi sự can thiệp của chính phủ.” EIU cũng cho rằng quyết định của Tổng Thống Joko Widodo về việc thu hút nhiều nhóm chính trị vào trong nội các của ông là “có lợi cho việc xây dụng đồng thuận và thỏa hiệp giữa các lực lượng chính trị.” Indonesia chưa phải là một nước dân chủ toàn diện nhưng những tiến bộ đạt được của nó trong mong muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền thật đáng được các nước nhỏ noi theo.

Một ngôi sao sáng ở Á Châu là Đài Loan tiếp tục cải thiện thứ hạng của mình sau khi được thúc đẩy là “nền dân chủ hoàn toàn” vào năm ngoái, đã vươn lên vị trí thứ 8, từ vị trí thứ 11. Theo sự xếp hạng của EIU, Đài Loan hiện là nền dân chủ đầy đủ tốt thứ hai ở Châu Á, chỉ sau New Zealand, quốc gia xếp thứ 2 trên toàn cầu.

Những quốc gia tiếp sau Đài Loan ở Châu Á là Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Có thể nói Đài Loan là quốc gia thịnh vượng duy nhất ở Á Châu không ngừng nâng cao lý tưởng dân chủ đối đầu với độc tài trong suốt một thời gian dài, xứng đáng được bảo vệ và tồn tại như một điểm sáng toàn cầu.

Cuối cùng phải nói đến Việt Nam, nơi mà trong thời gian 2 năm qua bắt giam và xử án tù thật nặng hàng loạt nhà văn, ký giả độc lập và các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa dưới một thể chế tam quyền phân lập giả mạo, trở thành kẻ thù lâu dài của xã hội dân sự và của Internet, đã biến đất nước thành một nhà tù lớn mà mọi công dân đều có thể vi phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước…” quy định trong điều 331 mơ hồ của Bộ Luật Hình Sự.

Vì vậy Việt Nam bị xếp trong Top 10 quốc gia cuối bảng, đứng hạng 7 từ dưới lên, chỉ trên Cambodia, Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn, Miến Điện và Afghanistan là những quốc gia có bộ máy cai trị phi dân chủ nhất thế giới.

Theo nguồn:

https://asia.nikkei.com/Politics/Afghanistan-and-Myanmar-drag-down-Asia-s-democracy-ranking

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.