Việt Nam tuần qua

Ông Tô Ân Xô, Chánh Văn Phòng Bộ Công An (trong hình) cho biết, Bộ Công An sẽ ghi bổ sung nơi sinh của công dân vào phần bị chú của hộ chiếu mới. Ảnh chụp từ Zing News
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hộ chiếu không có nơi sinh và “trí khôn” của loài cộng sản

Bộ Công An Việt Nam vừa lên tiếng về việc sẽ bổ sung thông tin “Nơi sinh” vào phần ghi bị chú ở trang 4 cho công dân Việt Nam sau khi 3 nước trong khối Schengen đã từ chối tấm hộ chiếu mới phát hành của cơ quan này. Tuy rằng, việc sửa chữa bổ sung hết sức tạm bợ này về cơ bản không giải quyết được thiếu sót của tấm hộ chiếu mới và gây thêm phiền hà, khó khăn cho cả công dân Việt Nam cũng như nhân viên hải quan, sở di trú của các nước sở tại… vì sự thiếu tương đồng trong hệ thống dữ liệu mà họ đã thống nhất trong khối.

Hộ chiếu của một quốc gia đương nhiên là một giấy tờ quan trọng bậc nhất và việc thiết kế, in ấn, kiểm soát phải tuân theo một qui trình xét duyệt nghiêm ngặt cũng như phải tuân thủ các nguyên tắc thông tin, dữ liệu chung theo tiêu chuẩn quốc tế. Thế mà, Bộ Công An đã thay thế mẫu hộ chiếu mới không có thông tin “Nơi sinh.” Rõ ràng là có một việc làm có mục đích cố ý chứ không thể là sơ suất kỹ thuật.

Mạng xã hội đã “bóc mẽ” dụng ý của Bộ Công An Việt Nam cũng như của đám chóp bu chính trị đằng sau việc cố ý bỏ đi thông tin nơi sinh trong tấm hộ chiếu mới. Một trong những mục đích đó là giúp che dấu xuất thân của cư dân có quê quán phía trên vĩ tuyến 17 như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Hải Phòng… nơi mà tỷ lệ người trốn ở lại nước ngoài sau thời gian lao động, thăm thân nhân hay du lịch rất lớn.

Mỗi năm có khoảng 100.000 người Việt đã rời bỏ Việt Nam để tìm kiếm cơ hội định cư ở các nước phát triển bằng mọi cách. Từ việc xuất khẩu lao động, du lịch, kết hôn giả, thăm thân nhân cho đến việc phó mặc số mạng của mình cho các đường dây buôn người. Những người có xuất thân từ những tỉnh thành phía Bắc nằm trong sổ đen của các cơ quan di trú, cấp visa của các nước Âu, Mỹ… hầu như đều không có nhiều cơ hội để vượt qua vòng xét hồ sơ xin thị thực. Họ thậm chí đã phải chi hàng chục ngàn Mỹ Kim cho bọn buôn người và phải đi sang các nước đó bằng đường biển, trong những container đông lạnh. Sự kiện 39 người Việt chết cóng trong container lạnh ở Anh đã cho thấy một sự thực đen tối, đau lòng về thực trạng buôn người nhức nhối ở các tỉnh thành phía Bắc Việt Nam. Điều đáng lưu ý là hệ thống buôn người qui mô này đều nằm trong vòng bao kê và kiểm soát của Bộ Công An Việt Nam.

Ở Việt Nam việc xuất khẩu lao động, buôn người, đưa người sang các nước tư bản để làm ăn phi pháp… là nhiệm vụ chính trị của hệ thống an ninh, chính quyền các cấp. Vì ngoài khoản kiều hồi hàng chục tỷ Mỹ Kim mỗi năm có vai trò sống còn đối với nền kinh tế “hồn Trung xác Việt” thì còn mang lại những khoản thu nhập hàng trăm triệu Mỹ Kim cho Bộ Công An và đại sứ quán Việt Nam ở các nước.

Việc loại bỏ thông tin cơ bản trong hộ chiếu mới đã vướng mắc bởi sự không tương đồng trong hệ thống dữ liệu quốc tế. Nên việc sửa chữa tạm bợ bổ sung thông tin “Nơi sinh” vào tấm hộ chiếu mới ở phần ghi bị chú hay kèm theo một tờ xác nhận “Nơi sinh” của Bộ Công An Việt Nam cũng sẽ không giải quyết được vấn đề. Sớm muộn, thì Bộ Công AnViệt Nam sẽ phải thay thế lại tấm hộ chiếu khác theo qui chuẩn quốc tế. Vậy thì, kinh phí hàng trăm tỷ đã chi để “thiết kế, in ấn, phát hành…” những tấm hộ chiếu bị lỗi này ai sẽ chịu trách nhiệm? Chưa kể đến thiệt hại về kinh tế cho nhiều ngành khác như du lịch và khó khăn, bất tiện gây ra cho người dân trong thời gian qua?

Một FBker nổi tiếng mỉa mai “đúng là trí khôn của loài cộng sản, nó luôn được cất …ở nhà và chỉ có những trò lưu manh, khôn lỏi được đem ra sử dụng.”

Cái loa phường: Biểu tượng của nền chuyên chính và sự trở lại của “văn hóa công xã

Quyết định phục hồi cái loa phường giữa thời đại 4.0 của ông tân Chủ Tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh khiến rất nhiều người ngỡ ngàng. Mọi người càng bất ngờ hơn khi nghe lý do của ông tân đô trưởng nói đại ý rằng “khách du lịch Tây rất thích một Hà Nội của những năm 50, 60 của thế kỷ trước và chiếc loa phường là một biểu tượng của văn hóa, nét đẹp của thời kỳ đó”…bla bla.

Mặc cho rất nhiều ý kiến của người dân trên mạng xã hội phản đối cái dự án khôi phục chiếc loa phường vì rất nhiều hệ lụy như việc tăng ô nhiễm tiếng ồn đô thị, ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều người dân và khôngcòn phù hợp trong thời đại thông tin này nữa, v.v. Nhưng vào một buổi sáng đẹp trời, người Hà Nội lại bị đánh thức bởi tiếng loa phát thanh oang oang ngoài cây cột điện ngay trước nhà, đầu ngõ hẻm, khu phố nơi mình sinh sống từ 5h30 sáng. Với những người phải làm việc ca, làm việc đêm… thì tiếng loa phường quả là một ác mộng.

Đã có những câu chuyện cười ra nước mắt khi giữa lúc tang gia bối rối ở một đám ma thì cái loa phường cứ ông ổng hát bài “Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay…” khiến gia chủ tức quá phải trèo cột điện cắt đứt dây loa. Thôi thì đủ bi hài quanh cái loa phường và nó trở thành câu chuyện đàm tiếu về cái Tâm và Tầm của lãnh đạo.

Mới đây, mạng xã hội truyền nhau một bài viết trên FB Xuân Diện Hán Nôm nói về nguồn gốc cái loa phường. Hóa ra, nó bắt đầu từ những thời kỳ công xã cộng sản, lao động tập thể, cách mạng văn hóa bên Tàu. Nó là công cụ tuyên truyền hữu hiệu, xách động, hô hào quần chúng, ca ngợi lãnh tụ trước khi cái tivi phổ biến. Một thời gian sau đó nó cũng đã bị lãng quên và loại bỏ khi Trung Quốc đã đạt đến trình độ “chuyên chế AI” – tức là một nền chuyên chế dựa trên trí thông minh nhân tạo, kỹ thuật số, dữ liệu lớn Big Data… có thể kiểm soát phần lớn trong số 1 tỷ dân bằng thuật toán, bằng hàng triệu camera 24/7 cả ngày lẫn đêm, bằng hệ thống chấm điểm tín nhiệm cá nhân… Nhưng đến năm 2017, dưới thời Tập Cận Bình cái loa phường đã được khôi phục như một biểu tượng truyền thống của nền chuyên chế vô sản.

Thực ra, chẳng phải mỗi cái loa phường mà rất nhiều nét “văn hóa cộng sản” của Việt Nam được du nhập, rập khuôn theo Tàu bởi đám “lợn đội mũ phớt” lãnh đạo CSVN. Tất cả các lý thuyết, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, kỹ thuật tuyên truyền, đàn áp, cai trị dân chúng… bên Tàu cũng được đám nô tài Ba Đình đem về Việt Nam áp dụng rập khuôn một cách nhiệt thành. Cái loa phường cũng chỉ là một trong những thứ đó. Và có thể coi, cùng với việc khôi phục lại cái loa phường mà đám trẻ con gọi với cái tên “quái vật đầu loa” ấy là sự trở lại của một thời kỳ công xã cộng sản. Nó đồng nghĩa với việc một xã hội bị cai trị, tuyên truyền bởi một thể chế chính trị ngày một độc tài, chuyên chế, sắt máu và tăm tối hơn.

Việc trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sẽ phải lui đến 2030

Giới chức thành Hồ thông báo là việc trùng tu nhà thờ Đức Bà Sài Gòn– một công trình kiến trúc biểu tượng cho thành phố được xây dựng từ thời thực dân Pháp cách đây 142 năm, sẽ phải lui đến 2030 nếu như thuận lợi.

Công trình kiến trúc tiêu biểu này được người Pháp xây dựng hơn một thế kỷ trước và vẫn là một biểu tượng không thể thay thế. Năm 2017, nhà cầm quyền CSVN đã tiến hành tu bổ lại công trình. Khi đó, Tòa Tổng giám mục Sài gòn là đơn vị quản trị công trình và cam kết hoành thành vào năm 2019. Nhưng đến cuối 2018, thì Tòa Tổng giám mục xin lui thời hạn đến 2023 vì mức độ phức tạp của công trình. Lần này, thì thời hạn đó đã lùi hẳn tới 2023 với một câu chua thêm rằng “trong tình hình diễn biến thuận lợi, nếu có phát sinh mới sẽ xin gia hạn tiếp giấy phép sửa chữa.” Như vậy, cái thời hạn 2030 không chắc là thời hạn cuối cùng. Nghe câu chuyện nó quen quen giống như deadline của các công trình metro hay đường sắt Cát Linh-Hà Đông… Điều đáng nói là tất cả các chuyên gia phục hồi sửa chữa công trình kiến trúc này đều từ Pháp và Ý và đã sang làm việc từ 2017.

Sau gần thế kỷ đánh đuổi thực dân Pháp, với đỉnh cao trí tuệ của muôn loài và sự soi sáng của chủ nghĩa Marx Lê Nin, Mao, Hồ…xem ra những người cộng sản vẫn chưa thể nào nắm bắt và làm chủ được những công nghệ của bọn thực dân đế quốc cách đây hơn một thế kỷ để lại.

Có vô số những câu chuyện tương tự như thế. Cây cầu Long Biên do Toàn quyền Dumer xây dựng và khánh thành năm 1902, Hà Nội giờ muốn “trùng tu” và giữ lại như một di tích lịch sử, kiến trúc, văn hóa… của thủ đô. Sau khi nghiên cứu chán chê, nhà cầm quyền CSVN đã …xin chính phủ Pháp tiền để tu bổ công trình và cả đội ngũ kiến trúc sư sang hỗ trợ kỹ thuật.

Mới đây, câu chuyện về một kỳ quan kỹ thuật hỏa xa của thế kỷ trước là tuyến đường sắt răng cưa độc đáo Tháp Chàm – Đà Lạt bị những người cộng sản phá hoại tan tành và 9 đầu máy đặc chủng do Thụy Sĩ và Đức chế tạo bị bán với giá sắt vụn 600.000 USD vào năm 1990, giờ lại được đám “lợn đội mũ phớt” ngồi ở hội trường Ba Đình đem ra bàn để “phục hồi” với chi phí bằng hàng tỷ USD lấy từ ngân sách, đã gây ồn ào trên mạng xã hội.

Mấy câu chuyện trên đây của “Việt Nam tuần qua” như những nét chấm phá về một thực trạng xã hội đầy chua xót cho dân tộc Việt Nam. Một đất nước bên ngoài có thể có phồn hoa, hào nhoáng hơn dưới ánh đèn của những đô thị, nhưng là một quốc gia và dân tộc đang lụi tàn.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.