Vụ nâng điểm thi – Đôi điều suy nghĩ *

Bộ trưởng Bộ Giáo Dục - Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Biết rằng, từ bỏ quyền lực và quyền lợi là vô cùng khó khăn. Nhưng lợi ích quốc gia là tối thượng. Lòng yêu nước là ở đây. Không phải trong những từ ngữ mỹ miều sáo rỗng.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hãy dũng cảm một lần

Những ngày qua cả xã hội rộn lên về điểm thi Tốt nghiệp THPT ở Hà Giang. GD&ĐT như một cơ thể đầy rẫy ung nhọt, bị chém thêm một nhát nữa vào khối ung thư thi cử, đã vỡ òa những thối tha làm bừng giận cả xã hội. Trước sức nóng của dư luận, không chỉ Bộ GD&ĐT phải sốt vó tự lo tìm cách biện minh, mà đến Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo cho Bộ Công an phải vào cuộc để làm cho ra nhẽ. Mọi người nhìn ông phó phòng nâng điểm thi Vũ Trọng Lương như một tội đồ. Sở GD & ĐT Hà Giang đã đề nghị khởi tố vụ án. Tốn bao nhiêu công sức tiền bạc và thời gian để tìm kiếm xử lý một vấn đề do tự mình gây ra và đã biết trước từ lâu.

Không chỉ ở Hà Giang

Đâu phải chỉ ở Hà Giang. Gian lận trong thi cử tồn tại trù mật khắp mọi nơi, chỉ là ở mức độ khác nhau. Gian lận thi cử sinh ra từ nội tại hệ thống thi cử. Cái không may của Hà Giang là lộ liễu đến mức nhô đầu quá cao buộc người ta không thể không chém. Bộ GD&ĐT càng kiểm tra càng bung ra bê bét, ở mọi tỉnh thành phố. Hệ thống thi Tốt nghiệp THPT của nước ta đã hoàn toàn lỗi thời. Bộ GD&ĐT có chữa chạy kiểu gì đi nữa cũng không tránh khỏi bệnh tật, ngoại trừ một cuộc giải phẫu triệt để.

Tội của ông Vũ Trọng Lương rất lớn, nhưng ông là sản phẩm của xã hội này. Còn bao kẻ như ông mà chưa lộ ra ánh sáng. Còn bao kẻ bự hơn ông và thối tha hơn nhiều những vẫn ung dung mũ cao áo rộng. Tất thẩy đều là sản phẩm tất yếu của xã hội này. Kể không bao giờ hết. Bởi vậy, sẽ không phân tích về sự kiện nâng điểm ở Hà Giang. Mà một lần vĩnh viễn đề xuất cách cắt bỏ khối ung thư thi cử.

Không thể có một mặt bằng đánh giá chung

1. Điều kiện học tập của các em học sinh rẻo cao ở Hà Giang khác xa với điều kiện học tập của các em học sinh xung quanh Hồ Hoàn Kiếm. Thế mà bắt các em phải thi chung một đề thi Tốt nghiệp THPT (chứ không phải thi học sinh giỏi đỉnh cao) để đánh giá cùng một chuẩn, thế là rất không công bằng.

2. Bộ GD&ĐT có đưa ra điểm ưu tiên theo thể thức gì đi nữa cũng không thể phản ánh đúng thực tế, và vì thế sẽ không thể lấy lại được công bằng.

3. Bộ GD&ĐT lại công bố điểm thi trên toàn quốc thành một tiêu chí thi đua, thì đó là cú đấm thôi sơn vào lòng tự trọng và danh dự của địa phương. Địa phương sẽ tìm mọi cách để không chỉ đua tranh màu cờ sắc áo của kẻ đi đầu, mà quan trọng hơn nữa là che dấu tủi hổ của kẻ tụt hậu không đáng có.

4. Bộ GD&ĐT lại dùng điểm kỳ thi Tốt nghiệp THPT làm điểm tuyển chọn đại học chung của cả nước (chứ không phải một trường), thì tránh làm sao được phụ huynh và học sinh không tìm cách chạy điểm.

5. Trong một xã hội xuống cấp khắp mọi nơi, đến chức tước cũng mua được bằng tiền, đến UVTƯ Đảng cũng gian lận trong thi cử, thì chống làm sao được chạy điểm.

Cho nên, không nên có một kỳ thi Tốt nghiệp THPT chung trên toàn quốc. Càng không nên có một kỳ thi 2 trong 1 như hiện nay.

Phổ cập phổ thông trung học

Tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện nay đã thay đổi một cách căn nguyên phương thức học và phương thức dạy học.

Chỉ bằng một nút chạm tay lên máy tỉnh bảng hay chiếc điện thoại, các kiến thức muôn hình của nhân loại đã hiện ra trước mắt. Công nghệ là cánh tay nối dài, là bộ óc mở rộng của con người. Vì thế, tri thức của học sinh bây giờ giàu có hơn, tầm nhìn mở rộng hơn nhiều lần so với thập niên 60 của thế kỷ trước. Cách sử dụng tri thức để sản xuất, làm việc cũng hoàn toàn khác trước. Thế mà oái ăm thay, chúng ta đang dùng kỳ thi tốt nghiệp THPT của nửa thế kỷ trước để áp dụng cho hiện tại. Điều đó chứng tỏ khả năng thích nghi của chúng ta với hoàn cảnh là rất kém. Chúng ta đang thể hiện mình là những kẻ bảo thủ cố chấp, lỗi thời.

Đã đến lúc phải phổ cập PTTH. Mọi học sinh theo học PTTH đều có thể tốt nghiệp THPT.

Một lần và vĩnh viễn: Công nhận tốt nghiệp THPT

Không diễn tả thì mọi người cũng hiểu kỳ thi Tốt nghiệp THPT trên toàn quốc vô cùng tốn kém, một sự tốn kém không cần thiết. Đã thế lại đẻ ra bao nhiêu hậu quả tai hại. Trong số đó là sự trớ trêu, rằng hệ thống công an trên toàn quốc cũng phải lao đao để bảo vệ bí mật của đề thi Tốt nghiệp THPT như là một bảo vật quan trọng!

Một lần và vĩnh viễn, xóa bỏ kỳ thi Tốt nghiệp THPT trên toàn quốc. Xóa bỏ kỳ thi 2 trong 1. Để cho các trường PTTH tự công nhận tốt nghiệp THPT. Để cho các trường đại học tự chọn cách tuyển sinh.

Đừng nghĩ rằng bỏ kỳ thi Tốt nghiệp THPT thì kiến thức của học sinh bị giảm sút. Có nhiều phương thức khác để đánh giá chất lượng học sinh. Học không phải để thi cử mà là để làm việc. Công việc đảm bảo đời sống là một cuộc đấu tranh tồn tại. Chính nó bắt các trường đại học không chỉ biết cách tuyển chọn đầu vào từ các trường PTTH như thế nào, mà quan trọng hơn là xác định đầu ra, để biết cách đào tạo sinh viên sao cho khi ra trường có thể ganh đua được việc làm. Ở mặt khác các trường PTTH biết yêu cầu việc làm, biết yêu cầu đầu vào của các trường đại học mà đào tạo học sinh của mình để đáp ứng được cả hai. Và cuối cùng nhưng là quan trọng số một, vì sự tồn tại, các em học sinh sẽ biết phải học như thế nào.

Rào cản cơ bản không phải bỏ thi tốt nghiệp THPT thì chất lượng học sinh giảm sút, mà Bộ GD&ĐT sẽ mất đi một quyền lực quan trọng và mất đi một nguồn lợi khổng lồ. Rào cản đến từ Bộ GD&ĐT chứ không phải từ chất lượng học sinh. Chất lượng học sinh chỉ là cái cớ để giữ quyền lực và quyền lợi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hãy dũng cảm một lần. Bỏ kỳ thi Tốt nghiệp THPT sẽ mở ra biên giới mới cho giáo dục Việt Nam. Xóa đi bao tốn kém cho ngân khố. Xóa đi những phiền phức không cần thiết cho học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo. Xóa đi các tệ nạn làm đau đầu không chỉ ở Bộ GD&ĐT mà trong toàn xã hội.

Biết rằng, từ bỏ quyền lực và quyền lợi là vô cùng khó khăn. Nhưng lợi ích quốc gia là tối thượng. Lòng yêu nước là ở đây. Không phải trong những từ ngữ mỹ miều sáo rỗng.

Thế giới thay đổi quá nhanh mà ta còn mãi cũ rích. Than ôi.

* Tựa do BBT Web Việt Tân đặt

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.