Vụ tàu hải cảnh Trung – Việt ‘đối đầu’ ở Bãi Tư Chính ‘vẫn rất căng thẳng’

Tàu Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Cộng đã vào vùng biển gần rạn san hô do Việt Nam kiểm soát để thực hiện cuộc khảo sát địa chấn từ ngày 3 tháng Bảy 2019. Ảnh: Ryan Martinson
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một chuyên gia về hải quân Trung Quốc của Mỹ, người đầu tiên công bố thông tin tàu hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc “vờn nhau” nhiều ngày qua ở Bãi Tư Chính trên Biển Đông, nói rằng tình hình vẫn “rất căng thẳng” và vụ việc này “có thể xấu đi”.

Ông Ryan Martinson, giảng viên tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ, hôm 17 tháng Bảy nói với VOA tiếng Việt rằng Trung Quốc “quyết tâm ngăn chặn Việt Nam khai thác tài nguyên dưới đáy biển”, sau khi Hà Nội “cho phép công ty dầu khí Nga Rosneft thuê giàn khoan dầu của Nhật là Hakuryu 5 để khoan thăm dò vùng biển nằm ở phía Tây của Bãi Tư Chính”.

Dựa trên các dữ liệu liên quan, nhà nghiên cứu về hải quân Trung Quốc nói thêm rằng Bắc Kinh mấy ngày qua “rõ ràng đã tìm cách gây áp lực để buộc Việt Nam ngừng các hoạt động ở đó” bằng cách “triển khai các tàu của cảnh sát biển tới gần Hakuryu 5 để đe dọa” cũng như sử dụng tàu Haiyang Dizhi 8 “thực hiện việc khảo sát địa chấn ở phía bắc của giàn khoan dầu” với “sự hộ tống của các tàu cảnh sát biển, mà một số vũ trang hùng hậu”.

Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế ở thủ đô Washington hôm 16 tháng Bảy cũng công bố một nghiên cứu chi tiết về các hành động mang tính “đe dọa” này của Trung Quốc.

Ông Ryan Martinson trên một tàu hải cảnh trong một chuyến thăm Trung Quốc.
Ông Ryan Martinson trên một tàu hải cảnh trong một chuyến thăm Trung Quốc.

Theo các dữ liệu thu được cũng như các nguồn tin, ông Martinson cho biết rằng tới ngày 17 tháng Bảy, tàu Haiyang Dizhi 8 “vẫn đang khảo sát vùng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam nên tình hình vẫn rất căng thẳng”.

Chuyên gia về hải quân Trung Quốc nhận định rằng “chưa rõ Trung Quốc sẽ hành động như thế nào nếu Việt Nam từ chối ngưng hoạt động thăm dò” cũng như “Việt Nam sẽ làm gì để cản trở cuộc khảo sát địa chấn” của Trung Quốc.

Ông Martinson cũng đề cập tới vụ Trung Quốc năm 2014 đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào khu vực lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông mà Việt Nam nói là vùng đặc quyền kinh tế của mình và cho rằng hành động “quyết liệt” của phía Việt Nam khi đó “có thể dễ dàng leo thang thành một cuộc đụng độ vũ trang”. Sự việc xảy ra 5 năm trước đã dẫn tới nhiều cuộc biểu tình, một số mang tính bạo lực, của người Việt khắp nơi.

Giàn khoan HD 981 của Trung Cộng.
Giàn khoan HD 981 của Trung Cộng.

“Nếu theo đúng những gì từng xảy ra trong lịch sử, Trung Quốc nhiều khả năng có thể cũng có các hành động khác nữa, kể cả triển khai các tàu chiến và máy bay của hải quân ở gần nơi đối đầu”, ông nói.

Theo ông Martinson, vụ việc là “chiến dịch mới nhất của Trung Quốc nhằm duy trì tuyên bố chủ quyền lãnh hải trên diện rộng ở Biển Đông” bằng việc sử dụng các lực lượng bán vũ trang như hải cảnh và dân quân chứ không phải quân sự, vốn có thể dẫn tới “nhiều nguy cơ hơn cũng như gây tổn hại tới danh tiếng của Trung Quốc”.

“Trong diễn biến gần Bãi Tư Chính, Trung Quốc đã phô trương khả năng mới được tăng cường kể từ năm 2014. Nhiều loại tàu hải cảnh mới hơn và được vũ trang hùng hậu được sử dụng để đe dọa Việt Nam”, ông Martinson nói.

“Trong ít nhất một trường hợp, một tàu hải cảnh của Trung Quốc đã sử dụng căn cứ quân sự mới của Trung Quốc tại Fiery Cross Reef [Đá Chữ Thập] để tiếp nhiên liệu. Điều này cho thấy giá trị của các cơ sở mới để hỗ trợ việc cưỡng ép [nước khác] của Trung Quốc ở vùng chưa phân định rõ ràng. Đây cũng là vụ việc lớn đầu tiên kể từ khi lực lượng Hải cảnh Trung Quốc được đặt dưới sự kiểm soát của Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Trung Quốc từ năm 2018. Việc tái cơ cấu đó đã dẫn tới việc quân sự hóa lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc”.

Trong tuyên bố gửi cho một số cơ quan báo chí, trong đó có VOA tiếng Việt, hôm 16 tháng Bảy, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng không đề cập tới cụ thể tới Trung Quốc hay vụ việc xảy ra ở Bãi Tư Chính mà chỉ nói tới “diễn biến gần đây ở Biển Đông” với sự can dự của “nước ngoài”.

“Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982”, bà Hằng nói trong thông cáo, đồng thời nói thêm rằng Hà Nội đã “triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình”.

Trong khi đó, hôm 17 tháng Bảy, trong một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng yêu cầu Việt Nam “nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình hình”.

Trả lời VOA tiếng Việt về sự việc xảy ra giữa tàu Việt Nam và Trung Quốc, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, ông David W. Eastburn “không bình luận về bất cứ điều gì có thể xảy ra hoặc không, đặc biệt nếu Mỹ không liên quan”.

Hồi đầu tháng này, ông Eastburn lên tiếng về việc Trung Quốc phóng thử tên lửa ở Biển Đông, coi đó là điều “đáng ngại” và “trái với” cam kết của Bắc Kinh với Hoa Kỳ về việc không quân sự hóa vùng biển tranh chấp. Mỹ từng thực hiện nhiều hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, khiến Trung Quốc phản ứng giận dữ.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân hôm 12 tháng Bảy kết thúc chuyến thăm kéo dài bốn ngày tới Trung Quốc trong bối cảnh xuất hiện tin tức trên mạng xã hội về vụ tàu chấp pháp hai nước “vờn nhau” gần Bãi Tư Chính. Hiện chưa rõ đây là chuyến đi đã được thu xếp từ trước hay được thực hiện vì vụ “đối đầu”.

Theo truyền thông nhà nước của hai quốc gia, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Bắc Kinh và Hà Nội “nhìn vào đại cục” và đưa quan hệ hữu nghị giữa hai nước lên tầm cao mới, trong khi Việt Nam nói Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có những cuộc trao đổi “thẳng thắn” ở Bắc Kinh.

Viễn Đông

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư. Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an, chứ không phải để kéo đến gây cản trở cho những điều ấy.

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…