Một báo hiệu mất nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gần đây, dư luận trong nước khám phá ra một quả địa cầu có nguồn gốc từ Ukraine loại dùng cho học sinh, được rao bán online trên một trang web của nước này.

Nếu chỉ là một quả địa cầu với những chi tiết địa lý thông thường thì không có gì đáng nói, nhưng trên món hàng này một phần lãnh thổ phía Đông Bắc của Việt Nam đã biến mất. Theo VTC News, các tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng cũng như Thái Nguyên, Bắc Giang hoàn toàn không còn trên quả địa cầu này nữa, thay vào đó là ranh giới lãnh thổ của Trung Cộng. Mặt khác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông cũng không còn thấy.

Đặc biệt tỉnh Quảng Ninh là nơi có đặc khu Vân Đồn cùng với Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc (Kiên Giang) là 3 vị trí trọng yếu trong chiến lược phòng thủ đất nước. Thế mà 3 đặc khu ấy lại nằm đúng trong phạm vi của “Sáng kiến BRI” (Belt and Road Initiative) của Tập Cận Bình, còn được gọi là Một Vành Đai, Một Con Đường với số tiền đầu tư là 1 ngàn tỷ Mỹ Kim.

Nói riêng tại Á Châu, Bắc Kinh nuôi tham vọng mở con đường giao thương trá hình đi từ bờ biển Trung Cộng xuyên qua Biển Đông để khống chế Nam Thái Bình Dương. Do đó Trung Cộng không thể nào bỏ qua việc kết nối các vùng bờ biển Việt Nam với “Sáng kiến BRI”. 3 đặc khu nói trên chính là những đầu cầu rất lý tưởng về mặt tiếp vận hậu cần sau này cho các hoạt động quân sự bảo vệ 7 căn cứ hoả lực của chúng trên Biển Đông.

Trong thời gian 2 năm vừa qua, ba đặc khu Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc được Hà Nội đúc kết thành Dự thảo Luật đơn vị hành chánh kinh tế, núp dưới danh nghĩa tốt đẹp phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho kinh tế Việt Nam cất cánh. Nhưng trên thực tế trước hết nó chính là những nơi ăn chơi của du khách và thương nhân mà đối tượng là người Tàu.

Đây cũng chính là nơi mà Trung Cộng đổ tiền ra thu tóm đất đai, thiết lập công xưởng, xây dựng khu dân cư để sau đó Trung Cộng sẽ đưa người tới cắm dùi lâu dài. Trên con đường bành trướng của Tập Cận Bình, con người luôn luôn theo sau đồng nhân dân tệ bỏ ra để nắm phần huyết mạch của kế hoạch.

Cũng không phải mới đây mà ngay từ năm 2013, Quảng Ninh đã đón tiếp phái đoàn chuyên gia Trung Cộng 5 người của “Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc”. Cuộc gặp gỡ này nhằm mục đích “trao đổi và truyền đạt kinh nghiệm” về chiến lược kiến trúc, hình thành, phát triển cho đặc khu kinh tế Vân Đồn. Và bí thư tỉnh uỷ Quảng Ninh Phạm Minh Chính lúc đó là nhân vật đóng vai trò chính, đã đứng ra chỉ đạo, thúc đẩy hình thành quy chế cho đặc khu Vân Đồn, sau đó trình chính phủ đề đưa vào Luật đặc khu.

Như vậy ngay từ lúc chưa ra đời đặc khu Vân Đồn đã được trao vào tay Trung Cộng bằng tất cả thủ đoạn “hợp quy trình”! Đặc khu Vân Đồn chưa khai sinh nhưng đã mang “quốc tịch Trung Quốc”, một nhận định đầy mỉa mai nhưng chính xác hơn bao giờ hết trong hoàn cảnh lệ thuộc hiện nay của Việt Nam.

Tuy nhiên, chính quyền cộng sản Việt Nam không lừa được người dân khi mang Luật đặc khu ra quốc hội bù nhìn để thông qua trong kỳ họp tháng 6 vừa qua, vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của dư luận quần chúng. Giờ chót Bộ chính trị buộc phải ra lệnh cho quốc hội lùi lại thời gian khác. Cuộc biểu tình rầm rộ khắp nước vào ngày 10 Tháng 6 với hàng chục ngàn người tham gia đã khiến đảng và chính phủ cộng sản rúng động. Họ bị bất ngờ lúc đầu nên đối phó một cách lúng túng. Đây cũng là dịp để những người cộng sản thấy được người dân muốn gì và có khả năng làm gì trước âm mưu bán nước của chế độ.

Hiện nay Luật đặc khu tạm thời lùi “vô hạn định”, nhưng phải hiểu đây chỉ là “chiến thuật giai đoạn” nhằm xoa dịu sự bất mãn của dư luận. Trong khi đó, lãnh đạo Hà Nội vẫn tiếp tục cho mua bán đất đai, phát triển cơ sở hạ tầng và gấp rút hoàn tất việc xây dựng phi trường ở Vân Đồn chuẩn bị đón lượng khách lớn từ Trung Cộng. Đây là phi trường được mô tả có phi đạo dài nhất Việt Nam (dài 3,6 km rộng 45 m).

Cho dù Luật đặc khu bị giam vô hạn định; nhưng khi Bộ chính trị đã quyết định phải lập đặc khu như bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng phán trước đây cho thấy là lãnh đạo CSVN không thể ngưng dự án và sẽ đặt người dân trước sự đã rồi. Nói cách khác, Vân Đồn và cả Bắc Vân Phong, Phú Quốc rồi trước sau gì cũng mất vào tay Trung Cộng để chứng minh lòng thành của Hà Nội đối với “sáng kiến” Một vành đai, Một con đường đầy tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

Do đó nhìn lại vụ hình quả địa cầu của Ukraine in mất các tỉnh phía Đông Bắc Việt Nam thấy cũng là lẽ dĩ nhiên. Ukraine làm ra sản phẩm này không chỉ để bán một vài năm rồi thôi mà họ sẽ kinh doanh lâu dài. Nên việc phổ biến và bày bán quả địa cầu hiện nay cũng nằm trong âm mưu của Bắc Kinh cho thế giới thấy họ đã thành công ở Việt Nam như thế nào.

Người Việt Nam còn chút lòng hướng về công lao tổ tiên dày công xây dựng đất nước không thể không coi đây là một lời cảnh báo rõ ràng, hay nói chính xác hơn là một dấu hiệu mất nước. Dù sự thật cay đắng đang lộ diện nhưng chúng ta không thể chống lại nơi sản xuất ra quả địa cầu là Ukraine.

Mà ta phải chống ngay nơi đang bán rẻ đất nước tổ tiên. Đó chính là đảng CSVN, hang ổ của tập đoàn bán nước.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.