Quốc gia hưng vong chỉ nhà nước là hữu trách

Các nhân sĩ trí thức Sài Gòn biểu tình đả đảo Trung Quốc xâm lược ngay trước Tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc tại Sài Gòn hôm 10 tháng Tám, 2019.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm qua Tô Lê Sơn báo tin nhà bị canh. Nhà Lê Công Giàu cũng thế. Còn anh Tương Lai thì cho biết có đến tám nhân viên an ninh canh nhà anh.

Mà trời thì mưa. Mưa to. Ngồi trong quán cà phê, nhìn mưa đang ầm ào ngoài kia, tôi buột miệng than với Nguyễn Thanh Văn: “Nguy quá!”. Và rủ luôn: “12g30 sẽ xảy ra biểu tình tại Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc, 175 Hai Bà Trưng, quận 1. Anh đi nhé!” Văn trả lời ngay và nhẹ: “Đi!” May quá! Đến hơn 10g thì ngớt mưa. Hai anh em đi xe đến một quán cà phê khác, gần tổng lãnh sự quán, để chờ.

Chúng tôi đi lững thững trên vỉa hè đối diện Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc như khách nhàn du. Trước tòa tổng lãnh sự vẫn im ắng, chỉ có một hai anh công an đang đứng canh.

Một cái gật đầu khẽ để chào. Anh BNC, người phụ trách chụp ảnh. Hai người lướt qua nhau như chưa hề quen biết. Một phút nữa là đến giờ G. Và đúng một phút sau, anh Tương Lai đột ngột xuất hiện, rồi anh Lê Công Giàu, Tô Lê Sơn, Hà Thúc Huy.

“Chờ một chút, Huỳnh Tấn Mẫm đang gửi xe”, anh Lê Công Giàu nói.

Ngược hướng với chúng tôi là một cụ già đang đạp xe tới – A, anh Mười Thôn (Võ Văn Thôn). Đi một đoạn ngắn nữa, bất thần hai thanh niên từ quán cà phê bước ra chào anh Tương Lai, “Thưa thầy!”. Tôi nói: “Làm đi. Không chờ anh Mẫm nữa.” Và chúng tôi quay lại.

Đến trước tổng lãnh sự quán, anh em nhanh chóng xếp hàng ngang. Ai cũng choàng băng vải đỏ chữ vàng ghi khẩu hiệu “China go out!” Và một băng vải màu xanh lớn dài gần hai mét với hàng chữ trắng: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”.

Những nắm tay vung lên kèm tiếng hô “đả đảo” mạnh mẽ. Nhân viên của các cơ quan gần đó và nhiều khách bộ hành nhìn chúng tôi. Một phụ nữ nước ngoài có vẻ ngạc nhiên, lấy máy ảnh chụp. Nguyễn Thanh Văn, thầy giáo tiếng Anh, liền hô lớn: “China go home!”

Đến lúc này mới thấy anh Huỳnh Tấn Mẫm phóng xe tới, hổn hển: “Không gửi được xe!” “Thì cứ vứt đại xe ở đó, vào chụp vài tấm ảnh!”, một anh kêu.

Lẽ ra đến đây là xong việc: Chúng tôi đã đến trước Tổng Lãnh Sự Quán Trung Quốc, cơ quan đại diện cho chính quyền Trung Quốc để biểu tỏ lòng yêu nước của dân Việt, để phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc. Nhưng bỗng nhiên có một bóng áo xanh: một anh công an rất trẻ, má còn lấm tấm mụn cám, xuất hiện và khuyên giải mọi người giải tán. Thực ra, anh nói cũng lễ phép và nhẹ nhàng. Anh Tương Lai nói to: “Chụp cho tôi với anh công an này một tấm ảnh nào.” Nghe thế, anh giãy nảy không chịu, lại tiếp tục khuyên. Nhưng đến câu này của anh: “Chuyện chống Trung Quốc để nhà nước lo” thì anh Tương Lai không chịu nổi, la lớn: “Láo! Nhà nước nào lo chuyện chống xâm lược?” Có lẽ Bộ Công An nên ra một chỉ thị cấm cán bộ của mình nói những câu phản động, phản truyền thống “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của dân tộc như thế.

Xưa ông cha ta nói: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” (Nước nhà hưng hay vong đến người thường cũng phải có trách nhiệm). Nay trong thời đại thiên đường này, quốc gia có hưng hay vong đều chỉ là trách nhiệm của nhà nước, thường dân nào cả gan lo việc nước, thì hãy liệu đấy!

Rồi thì cũng đến lúc giải tán. Chúng tôi không bị ngăn trở gì đáng kể. Vì chính quyền bất ngờ? Hay vì họ biết chúng tôi đấu tranh ôn hòa nên không muốn đàn áp? Không thể biết được. Đặc trưng của thể chế này là tù mù! Càng tù mù càng được việc cho nhà nước và càng khổ cho dân!

Dũng Hoàng

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.