“Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc”

"Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc", nhận định của Bill Hayton, chuyên gia Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Chatham House Hayton tại Anh, trong một cuộc nói chuyện với đài Deutsche Welle. Ảnh: Việt Tân edit
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc.

Đó là nhận định của Bill Hayton, chuyên gia Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Chatham House Hayton tại Anh, trong một cuộc nói chuyện với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức).

Sau đây là bản lược dịch bài báo “Tranh chấp mới ở Biển Đông“ [Neuer Streit im Südchinesischen Meer] đăng trên trang web của đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức) hôm 11 tháng Mười, 2019:

Từ nhiều tháng nay, Trung Quốc đã gia tăng sự đối đầu ở Biển Đông. Các quốc gia ven biển có ít lựa chọn để chống lại. Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều tiếng nói đòi kiện Trung Quốc. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (CPC), phát biểu hôm thứ Tư tuần rồi tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành trung ương rằng tình hình ở Biển Đông “cần được phân tích và đất nước phải lường trước những thách thức có thể xảy ra“. Trang tin tức Việt Nam VNExpress đưa tin như vậy. Trong ngôn ngữ của Đảng, thường được đặc trưng bởi sự kiềm chế, đây là nhiều hơn một phát biểu rõ ràng.

Căng thẳng giữa các quốc gia ven biển trong cuộc xung đột lãnh thổ, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Việt Nam, đã gia tăng đáng kể trong những tuần gần đây. Nguyên nhân gây ra là sự khiêu khích kéo dài của Trung Quốc từ nhiều tháng nay. Một mặt, tàu thăm dò Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) với sự hộ tống của lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) từ nhiều tuần qua. Đồng thời, giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 982 (Haiyang Shiyou 982) được cho là đang trên đường đến vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Năm 2014, việc sử dụng một giàn khoan khác của Trung Quốc đã dẫn đến các cuộc đụng độ dữ dội giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của cả hai nước và dẫn đến những cuộc bạo loạn ở Việt Nam đập phá một số công ty nước ngoài và bốn công dân Trung Quốc bị giết chết.

Giai đoạn mới của xung đột lãnh thổ

Từ vài tháng nay, một giai đoạn mới rõ ràng đã bắt đầu, như Bill Hayton đã xác nhận trong một cuộc nói chuyện với đài Deutsche Welle (Làn sóng Đức): “Đây là một hành vi gây hấn mới của Trung Quốc, tạo ra nhiều áp lực nặng nề hơn”. Trung Quốc đang tiến hành ngày càng nhiều việc sử dụng các đội tàu đánh cá và lực lượng hải cảnh của mình để ngăn chặn các quốc gia ven biển khác đánh bắt cá và thăm dò các mỏ dầu khí, cũng như Trung Quốc thực hiện thăm dò tại vùng lãnh hải của các quốc gia khác.

Theo chuyên gia Đông Nam Á này của Viện nghiên cứu Chatham House Hayton tại Anh, điều đó có thể xảy ra ở mức độ như vậy là nhờ vào các cảng của những đảo nhân tạo có thể được sử dụng để tiếp tế cho các tàu thuyền Trung Quốc. “Các hòn đảo này rất quan trọng đối với Trung Quốc để gây tác động quân sự đến tận phía nam Biển Đông”.

Những lựa chọn của các nước ven biển

Những nước ven biển không có nhiều lựa chọn để đối phó chống lại Trung Quốc. Con đường đàm phán ngoại giao không dẫn đến thành công trong việc lay chuyển Trung Quốc hợp tác, như các cuộc đối đầu gần đây cho thấy.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bị chia rẽ từ nhiều năm nay và do đó không thể xây dựng một thế đối trọng với Bắc Kinh. Về mặt quân sự, các quốc gia Đông Nam Á không ngang hàng với Trung Quốc, nước này vốn đã được vũ trang ồ ạt từ nhiều năm nay.

Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên, khi những chuyên gia Việt Nam khác nhau vào tháng 8 (chú thích của người dịch: chính xác là 6 tháng Mười, 2019) tại một cuộc tọa đàm ở Hà Nội đã lên tiếng, Việt Nam nên khởi kiện Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế.

Hoàng Việt, một chuyên gia về Biển Đông, nói với Đài Á Châu Tự do (RFA), “Phần đông cử tọa đều thống nhất rằng Việt Nam cần thay đổi chính sách đối ngoại, trong đó có đề nghị thẳng thắn là phát triển quan hệ hơn nữa với Hoa Kỳ, thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc”. Phần lớn các chuyên gia thống nhất rằng luật pháp quốc tế đứng về phía Việt Nam.

Bill Hayton cũng coi khởi kiện là công cụ hữu hiệu nhất để chống lại Trung Quốc. “Lập luận rằng Trung Quốc không để cho Việt Nam có một lựa chọn nào khác là khá thuyết phục”.

Bill Hayton bác bỏ sự phản bác rằng Philippines đã thắng hầu như tất cả các điểm trong vụ kiện năm 2016 tại Tòa án Trọng tài The Hague, nhưng nó không có tác dụng đáng kể. Ông viện dẫn đến chính phủ Philippines dưới thời Tổng thống Duterte: “Đó là lỗi của chính phủ khi nó không tận dụng cơ hội có một không hai này”. Thay vì thúc giục thi hành phán quyết này, chính phủ mới đắc cử của Philippines lại đi đường hướng xích gần với Trung Quốc.

Lo sợ các cuộc biểu tình chống chế độ cộng sản

Nhận xét về vụ kiện, Hayton bổ sung về khía cạnh giới hạn: “Quyết định này đối với Việt Nam có thể sẽ gây ra một hậu quả lớn. Nó sẽ phá vỡ mối quan hệ Trung-Việt”. Đối với Việt Nam, nhiều cái sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm, bởi vì Trung Quốc không chỉ là một đối tác thương mại quan trọng, mà còn là một đồng minh ý thức hệ đối với Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV).

Một vấn đề khác có thể là trong nước. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc năm 2014 tại nhiều tỉnh khác nhau đã nhanh chóng chuyển sang chống lại các điều kiện lao động và hệ thống chính trị của Việt Nam. “Đó sẽ là kịch bản ác mộng đối với Đảng, nếu họ cho phép các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và sau đó mở rộng thành các cuộc biểu tình chống chế độ cộng sản”. Trong chừng mực này, Hayton tin rằng thời điểm cho một vụ kiện chống Trung Quốc chưa đến.

Hiếu Bá Linh (Biên dịch)

Nguyên bản Đức ngữ: Neuer Streit im Südchinesischen Meer, Rodion Ebbighausen – dw.com/de, 12/10/2019

Nguồn: Dân Luận

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.